Đồng Nai giải thể 6 xã để làm sân bay Long Thành
Ngày 29/5, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ công bố việc thành lập, giải thể, điều chỉnh địa giới 6 xã của huyện Long Thành để làm sân bay Long Thành.
Ngày 29/5, UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập, giải thể, điều chỉnh địa giới hành chính một số đơn vị cấp xã thuộc huyện Long Thành.
Theo đó, ngày 28/5, HĐND tỉnh Đồng Nai vừa thống nhất thông qua việc điều chỉnh, sáp nhập và giải thể 6 xã thuộc huyện Long Thành gồm: Bình Sơn, Cẩm Đường, Long An, Long Phước, Bàu Cạn, Suối Trầu và một ấp trên địa bàn huyện Tân Phú nằm trong dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Trong đó, vào tháng 8/2018, HĐND huyện Long Thành đã thông qua đề án giải thể hoàn toàn xã Suối Trầu để phục vụ dự án CHK Quốc tế Long Thành bởi khi xây dựng xã này nằm hoàn toàn trong dự án.
Đồng Nai giải thể 6 xã làm sân bay Long Thành. (Ảnh: Vneconomy)
Cụ thể, xã Suối Trầu có diện tích gần 1.360 ha nằm hoàn trong dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Diện tích còn lại (hơn 126 ha) sẽ được sáp nhập vào xã Bàu Cạn. Số cán bộ, công chức của xã Suối Trầu sẽ được huyện bố trí làm việc tại các xã khác và các đơn vị, phòng, ban của huyện.
Video đang HOT
Trước đó, tỉnh Đồng Nai cũng thông báo thành lập TP Long Khánh và các xã nay thuộc thị xã Long Khánh sẽ được điều chỉnh lên phường từ ngày 1/6/2019.
Bên cạnh đó, từ ngày 1/7, Đồng Nai sẽ có thêm 2 thị trấn, gồm: Hiệp Phước (huyện Nhơn Trạch), Dầu Giây (huyện Thống Nhất) và đưa 6 xã của TP Biên Hòa lên phường.
NHẬT LINH
Theo VTC
Các chuyến bay đến Long Thành và Tân Sơn Nhất sẽ được phân chia thế nào?
Đơn vị tư vấn và Cục hàng không có đề xuất khác nhau về quyền khai thác của hai cảng hàng không lớn phía Nam.
Cục Hàng không vừa trình Bộ Giao thông Vận tải hai phương án phân chia khai thác Cảng hàng không quốc tế Long Thành và Tân Sơn Nhất.
Theo đó, đầu tiên, Cục đề xuất sân bay Long Thành sẽ khai thác toàn bộ đường bay quốc tế trên 1.000 km; Tân Sơn Nhất khai thác các đường bay quốc tế dưới 1.000 km; riêng các đường bay nội địa ở hai sân bay do hãng hàng không lựa chọn. Phương án 2 là bố trí đường bay ngoài ASEAN ở Long Thành, trong nội vùng ASEAN ở Tân Sơn Nhất.
"Tiêu chí phân chia sẽ được xem xét lại sau 5 năm đầu khai thác thực tế", lãnh đạo Cục hàng không nói.
Về phía hãng hàng không, Vietjet và Jetstar Pacific cơ bản nhất trí phương án 2 của Cục Hàng không. Tuy nhiên, Vietjet đề nghị xem xét mở rộng phương án 2 theo hướng bỏ hạn chế kết nối quốc tế Tân Sơn Nhất với nội vùng ASEAN mà cho phép kết nối tới các quốc gia bất kỳ.
Vietnam Airlines đề xuất một phương án khác là các hãng được khai thác toàn bộ hoạt động quốc tế thường lệ và các đường bay nội địa tùy chọn tại Long Thành; Tân Sơn Nhất chỉ khai thác nội địa.
Phối cảnh thiết kế nhà ga sân bay Long Thành.
Trước đó, tại báo cáo đầu kỳ công tác khảo sát sân bay quốc tế Long Thành, liên danh Tư vấn Nhật Bản - Pháp - Việt Nam (JFV) đã nêu phương án khác với đề xuất của Cục hàng không.
Cụ thể, theo đơn vị tư vấn, các hãng hàng không nước ngoài có dịch vụ đầy đủ sẽ khai thác ở Long Thành, hãng chi phí thấp khai thác ở Tân Sơn Nhất. Các hãng hàng không Việt Nam khai thác các đường bay quốc tế dài ở Long Thành, đường bay quốc tế ngắn ở Tân Sơn Nhất.
Dự kiến Long Thành sẽ đảm nhiệm 85% chuyến bay quốc tế (gồm các chuyến bay của Vietnam Airlines và các hãng hàng không nước ngoài) và 12% chuyến bay nội địa của Vietnam Airlines (đường bay TP.HCM - Hà Nội và TP.HCM - Đà Nẵng). Các hãng hàng không khác như: Vietjet Air, Jetstar Pacific, Bamboo Airways, Vasco sẽ chỉ khai thác ở Tân Sơn Nhất.
Tuy nhiên, lãnh đạo Cục Hàng không cho rằng hệ thống pháp luật không có tiêu chí phân biệt giữa hãng hàng không dịch vụ đầy đủ và hãng hàng không chi phí thấp. Do đó, phương án phân chia các hãng hàng không theo tiêu chí dịch vụ của đơn vị tư vấn là không phù hợp. Hơn nữa, phương án phân chia khai thác đường bay quốc tế của hãng hàng không theo tiêu chí ngắn - dài là không cụ thể, khó lượng hoá để tính toán công suất cảng hàng không.
Từ quan điểm này, trong văn bản gửi Bộ Giao thông, Cục Hàng không đã đề xuất phương án với tiêu chí duy trì khai thác cả quốc tế, quốc nội tại cả hai sân bay; đảm bảo cơ hội khai thác cân bằng, không phân biệt đối xử; phù hợp với quy mô đầu tư của sân bay Long Thành.
Một chuyên gia hàng không nhận định, các hãng đều muốn hoạt động ở Tân Sơn Nhất vì sân bay này có lượng khách lớn, gần thành phố trong khi sân bay Long Thành ở xa hơn, giao thông kết nối chưa hoàn thiện, hành khách sẽ mất hơn một giờ để di chuyển về trung tâm. Do đó, Bộ Giao thông cần có quyết định hành chính để phân bổ tuyến bay với mục tiêu giảm tải cho Tân Sơn Nhất, hài hòa lợi ích giữa các bên.
Ngoài ra, việc phân chia sân bay Long Thành là quốc tế hay Tân Sơn Nhất là quốc nội là khó khả thi, vì hàng ngày máy bay của các hãng được luân chuyển hoạt động cả trên đường bay quốc nội và quốc tế nên không thể bay rỗng từ Tân Sơn Nhất đến Long Thành.
Vị chuyên gia cũng cho hay, việc phân bố các đường bay còn phụ thuộc tốc độ tăng trưởng thị trường hàng không, như Don Muong (Bangkok, Thái Lan) từng là sân bay nội địa sau khi có sân bay Suvarnabhumi, sau đó lại trở thành Cảng hàng không quốc tế do lượng hành khách tăng cao.
Dự án sân bay quốc tế Long Thành có tổng vốn đầu tư hơn 16 tỷ USD. Trong đó, giai đoạn một đến năm 2025 có vốn đầu tư hơn 5,4 tỷ USD, sẽ đầu tư xây dựng một đường cất/hạ cánh, một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách, nhà ga hàng hóa 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Nguồn: VnExpress
Đồng Nai khởi động di dời 5.000 hộ dân khỏi dự án sân bay Long Thành Đầu năm 2020, người dân nằm trong vùng dự án sân bay Long Thành sẽ được giao đất ở khu tái định cư để xây nhà. Chiều 12/11, UBND tỉnh Đồng Nai họp giữa các ban ngành để triển khai Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Đây là tiểu dự...