Đồng Nai: Dân “đu dây” qua sông đối mặt tử thần
Khoảng 70 hộ dân tại vùng Sông Lạnh thuộc ấp Tân Bắc Bình Minh huyện Trảng Bom Đồng Nai phải đu dây qua sông giữa nguy hiểm luôn rình rập
Khoảng 70 hộ dân tại vùng Sông Lạnh thuộc ấp Tân Bắc, Bình Minh huyện Trảng Bom, Đồng Nai phải “đu dây” qua sông giữa nguy hiểm luôn rình rập.
Nguy hiểm rình rập khi người dân đu dây qua sông.
Chiếc cầu sắt do người dân khu vực Sông Lạnh, ấp Tân Bắc, xã Bình Minh tự đóng tiền làm từ năm 2000 đã bị lũ cuốn trôi giữa tháng 9/2015. Đây là chiếc cầu dân sinh, nối vùng Sông Lạnh đi ấp Sông Mây, giúp người dân trong vùng qua lại, vận chuyển nông sản, học sinh đi học, công nhân đi làm ở các khu công nghiệp Sông Mây, Hố Nai…
“Treo” tính mạng khi qua sông
Video đang HOT
Sau khi cầu bị nước cuốn trôi, hàng ngày bà Hoàng Thị Lực vẫn phải qua sông để đi chợ, đưa đón các cháu đi học… Tuy nhiên để sang bờ bên kia, bà Lực phải ngồi trên chiếc xuồng nhỏ, bám vào sợi dây thừng được buộc cố định vào 2 gốc cây ở 2 bên bờ sông, sau đó dùng sức để kéo cả xuồng và người, hàng hóa vượt dòng nước chảy xiết để qua đoạn sông rộng hơn 20m. Mỗi lần “đu dây” qua sông là một lần nhọc nhằn, bất an đối với bà và mọi người trong khu vực.
Bà Lực cho biết: “Đợt lũ vừa rồi lớn quá, nước thượng nguồn đổ về vừa mạnh vừa nhiều, nước dâng lên cao từng giờ, người dân ai cũng lo gia cố nhà cửa và di chuyển đồ đạc trong nhà, chừng 4 giờ sáng chúng tôi chạy ra thì thấy cầu đã trôi trong sự bất lực của mọi người. Từ đó đến nay người dân đi làm, vận chuyển hàng hóa, nông sản, con cháu đi học cũng rất khó khăn. Tôi đi mua cám về, phải cho từng bao cám xuống xuồng đưa sang bên kia chuyển lên, rồi quay trở lại bên này chuyển tiếp, vất vả vô cùng. Người dân muốn bán con gà, con vịt, con heo cũng rất khó khăn”.
Ông Trương Văn Nghĩa, người dân sống trong vùng, cho biết trước đó, ngày 15/10 một chiếc xuồng đưa 4 học sinh và 2 người lớn qua bờ để đi học, đi làm, khi “đu” ra giữa dòng nước xiết thì xuồng bị lật. May mà lúc ấy người dân 2 bên bờ đã kịp lao ra cứu sống được 6 mạng người. Chọn cách qua sông với việc “đu dây” đi xuồng, ghe là sự bất an, thậm chí “đùa” với tử thần, nhưng người dân ở đây vẫn phải chấp nhận bởi tình thế và nhu cầu qua lại hàng ngày. Nếu không “đu dây”, người dân trong vùng phải chạy xe máy đi đường vòng một quãng đường xa đến vài chục km, vì thế hầu hết vẫn chọn “phương tiện” lưu thông nguy hiểm này.
Mong cây cầu mới
Mất cầu dân sinh không chỉ đối mặt với hiểm nguy luôn rình rập khi lưu thông, việc “không cầu” còn đồng nghĩa với hàng hóa, nông sản của người dân sản xuất ra bị thương lái ép giá. Bà Nguyễn Thị Kim Hương, người dân trong vùng than thở: “Gần 2 tháng nay dân chúng tôi bị cô lập vì đường đi qua sông. Nếu muốn đi đường vòng thì rất xa, phải chạy qua xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu) hoặc đi đường rừng qua xã Sông Trầu (huyện Trảng Bom) rồi đi vòng hàng chục km. Đàn ông thì có thể đi như vậy chứ phụ nữ thì sợ, nhất là vào buổi tối. Vì thế, dù nguy hiểm thế nào người dân cũng phải vượt sông đi đường này. Cũng vì đường xa như vậy, bầy heo nhà tôi bị trả giá thấp với lý do tăng chi phí vận chuyển. Người dân thiệt khổ đủ đường. Bây giờ chúng tôi chỉ mong chính quyền các cấp giúp đỡ cho dân nghèo trong vùng có cây cầu để đi qua đi lại cho đỡ khổ thôi”.
Phó chủ tịch UBND xã Bình Minh Nguyễn Văn Tuyên cho biết: “Sau khi cầu dân sinh của người dân nơi đây bị lũ cuốn trôi, Chính quyền địa phương đã khảo sát và ghi nhận những khó khăn của người dân, đồng thời có văn bản báo lên UBND huyện xem xét giải quyết. Trong khi chờ đợi phản hồi, người dân nơi đây vẫn phải di chuyển qua lại bằng việc “đu dây” bằng xuồng, ghe qua sông vì đó chính là nhu cầu sinh hoạt, cuộc sống của họ. Địa phương chỉ biết mong chờ lãnh đạo cấp trên nhanh chóng khảo sát, xây một cây cầu để bà con qua lại, không phải “đánh cược” mạng sống của mình như thế này”.
Hơn lúc nào hết, người dân ở đây rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người dân sớm có cây cầu đi lại thuận tiện hơn, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.
Theo Đồng Nai Online
Theo_Kiến Thức
Chuyện không tin nổi từ cây cầu chờ sập
Tại xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng, Long An có một cây cầu dài gần 170 m bắc qua sông Vàm Cỏ Tây.
Đây là một trong những cầu dây văng dài nhất tỉnh hiện nay với hàng ngàn lượt xe qua lại mỗi ngày. Chưa kể những lúc tết, rằm thì lượng người qua cầu còn nhiều hơn thế do có đông khách thập phương đến viếng chùa gần đó.
Ấy thế mà "ở phía dưới chân cầu không có các trụ chống va mà chỉ có vài cọc xi măng cắm tạm; nhiều vị trí trên trụ cầu vi sắt lồi ra, các móc nối dây văng với cầu rất tạm bợ; mỗi lần có nhiều xe đi qua là cây cầu rung lắc; nhiều người dân địa phương phải "nín thở" qua cầu". Ghi nhận này của PV Pháp Luật TP.HCM trên số báo ra ngày 24-10 trùng khớp với xác nhận của chủ tịch xã "sợ cầu không đảm bảo an toàn nên những lúc cao điểm xã phải cử người canh gác để điều tiết xe qua cầu; đồng thời điều tiết thêm sà lan để tránh quá tải cho cầu". Và nó cũng được minh chứng bằng nỗi bất an của một phó giám đốc Sở GTVT tỉnh mới đi khảo sát cây cầu: "Tôi cũng thấy sợ thì nói gì người dân".
Chưa hết, ngoài chuyện chất lượng kém còn có một sự thật "động trời" không tưởng tượng nổi. Cây cầu sừng sững như thế và tất nhiên việc xây dựng không hề là ngày một ngày hai nhưng sau khoảng năm năm khai thác mà hồ sơ pháp lý của nó vẫn là một ẩn số đối với các cơ quan chức năng ở địa phương.
Chủ tịch xã - nơi đang quản lý cầu có biết tin đơn vị thi công "biến mất" khi chưa hoàn thành hợp đồng xây cầu với chủ đầu tư (là một nhà chùa) nhưng không rõ công ty đó ở đâu, cầu xây có phép hay không. Một lãnh đạo huyện thì "tưởng đâu cầu đó đã được cấp phép". Mọi chuyện chỉ vỡ lở khi đại diện Sở GTVT tỉnh cho biết cây cầu hoàn toàn được xây "chui", không miếng giấy phép lận lưng! Rằng là UBND tỉnh chỉ mới đồng ý chủ trương xây cầu; đơn vị tư vấn thiết kế vẽ sơ sài, không đúng quy trình, thủ tục; sở đã đình chỉ thi công... nhưng không hiểu sao ai đó vẫn điềm nhiên hoàn thành cây cầu.
Chuyện các công trình xây dựng đột nhiên mọc lên trước thanh thiên bạch nhật vốn không lạ. Nói đột nhiên vì hễ bị phát hiện là những người có thẩm quyền từ cấp cơ sở đến cấp trên cứ lặp đi lặp lại điệp khúc "không hay", "không biết" khiến mọi người buộc phải thắc mắc họ đã ở đâu và đã thực hiện công tác quản lý địa bàn như thế nào mà lại luôn để lọt lưới những vi phạm to đùng?
Như mới đây thôi, cao ốc 8B Lê Trực nằm đối diện UBND phường Điện Biên (quận Ba Đình, Hà Nội) đã xây không phép khoảng năm tầng trên cùng và 6.000 m2 sàn. Hoặc biệt phủ rộng 1.411 m2 trị giá hơn 100 tỉ đồng tại rừng Hải Vân (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) của một đại gia vàng cũng được xây dựng không phép trong nhiều năm. Ngoài việc nhiều lần lập biên bản, các cơ quan hữu quan đã không có biện pháp ngăn chặn, xử lý hữu hiệu nào, vì thế biệt phủ vẫn cứ lừng lững tồn tại. Khi lý giải nguyên nhân của vụ này, dường như ông Huỳnh Đức Thơ (Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng) cũng đã nói cả cho những trường hợp sai phạm tương tự: "Do lỏng lẻo của chính quyền, thậm chí có những vấn đề khuất tất sau nữa. Khuất tất là gì, là họ làm nhưng mình làm lơ, còn lý do làm lơ thì mình không biết. Cho nên ông khổ chủ mới nói rằng khi tôi làm thì các anh cũng không nói chi, cũng có lập biên bản rồi nhưng về không nói chi, rồi tưởng vụ việc êm nên người ta làm tới luôn" (!).
Trở lại xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng (Long An), để dân không phải băng đò qua sông vừa bất tiện vừa nguy hiểm thì đúng ra chính quyền phải làm cầu cho dân đi. Đằng này người dân đã phải góp tiền xây cầu để giờ phải đánh cược mạng sống của mình với cây cầu dây văng không phép "đi qua nó rung như cầu khỉ" và có nguy cơ đổ sập. Khuất tất cụ thể gì đó thì có thể người dân sẽ không được tường tận, chỉ biết là cách quản lý mà như không quản lý của chính quyền đang gây ra nhiều tổn thất, trong đó tổn thất lớn nhất là mất niềm tin.
THU TÂM
Theo_PLO
Hơn 100 cột điện "tử thần" trên đường Hà Nội, người dân kêu cứu Cả tuyến đường có hơn 100 cây cột điện "tử thần".. Chúng đều xuống cấp, gẫy vẹo, chỉ chờ một cơn gió nhẹ để đổ xuống người đi đường. Đoạn đường Cầu Bưu thuộc xã Thanh Liệt - Thanh Trì (Hà Nội), tuyến đường chỉ dài 2,1 km nhưng có trên 100 cột điện "tử thần" nằm trên lề đường. Điều đáng nói...