Đồng Nai còn thụ động trong việc lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc
Đó là nhận định của TS.BS Nguyễn Đức Sơn – tổ trưởng tổ hỗ trợ công tác phòng chống COVID-19 của Bộ Y tế tại Đồng Nai – về kế hoạch xét nghiệm diện rộng của địa phương này.
TS.BS Nguyễn Đức Sơn – tổ trưởng tổ hỗ trợ công tác phòng chống COVID-19 của Bộ Y tế tại Đồng Nai – đánh giá về công tác xét nghiệm diện rộng của địa phương này – Ảnh: A LỘC
Theo ông Nguyễn Đức Sơn, hầu hết các địa phương trên địa bàn Đồng Nai đã bước vào giai đoạn lấy mẫu xét nghiệm đợt 2, cơ bản đáp ứng được tiến độ kế hoạch đề ra nhưng còn thụ động trong việc lấy mẫu.
Theo đó, một số đơn vị còn ghi chép tay danh sách, không chuẩn bị danh sách người lấy mẫu trước nên không định hình và chọn đúng đối tượng nguy cơ để lấy mẫu, từ đó dẫn tới nguy cơ sót lọt F0 ngoài cộng đồng.
Công tác vận chuyển mẫu về làm xét nghiệm PCR còn chậm hoặc chuyển mẫu nhưng chưa chuyển danh sách khiến công tác xét nghiệm không đồng bộ, chậm trả kết quả PCR và không đánh giá được phương án tiếp theo.
Ông Nguyễn Đức Sơn nhận định Đồng Nai còn thụ động trong việc lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc. Trong ảnh: nhân viên y tế Đồng Nai lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cho người dân phường Tam Hòa, TP Biên Hòa – Ảnh: HOÀN LÊ
Video đang HOT
“Kế hoạch hoàn hảo rồi, nhanh chóng rồi nhưng chất lượng xét nghiệm rất quan trọng, quyết định kế hoạch có thành công hay không. Sau này đánh giá, nếu có điểm rơi rớt thì rất đáng tiếc” – ông Sơn nói.
Ông Sơn đề nghị Sở Y tế Đồng Nai cần có chỉ đạo sát sao hơn từ trên xuống dưới, cần thiết chỉ đạo trung tâm y tế huyện, đơn vị lập tổ kiểm tra các điểm lấy mẫu. Các tổ này kiểm tra danh sách, phương án xét nghiệm, trường hợp không có danh sách người lấy mẫu trước thì đề xuất UBND tỉnh, Sở Y tế chỉ đạo các đội, điểm lấy mẫu nên dừng lại.
Ông Cao Tiến Dũng – chủ tịch UBND Đồng Nai – đề nghị các đơn vị phải khắc phục ngay việc lập danh sách trước khi tổ chức lấy mẫu để đảm bảo chọn đúng đối tượng nguy cơ và chất lượng mẫu xét nghiệm.
Đồng thời, đề nghị các huyện, thành phố chấn chỉnh việc nhập liệu, cần thiết lập tổ chỉ đạo nhập liệu ở địa phương. “Nay thứ năm rồi, câu chuyện nhập liệu nay và mai phải khắc phục cho xong. Thứ bảy, chủ nhật không còn câu chuyện vì sao, mà phê bình thẳng, đề nghị các đơn vị chú ý” – ông Dũng nhấn mạnh.
Ông Cao Tiến Dũng – chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai – phát biểu tại buổi làm việc – Ảnh: A LỘC
Chủ tịch tỉnh Đồng Nai đề nghị ngành y tế kiểm tra thường xuyên các cơ sở cách ly, phải đảm bảo tủ thuốc cho người dân cần có. Các địa phương cần xem xét, đánh giá lại năng lực, sức chứa của các khu thu dung F1, F0, tránh tình trạng bị động, đặc biệt là 4 địa phương “ nóng” Biên Hòa, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch và Trảng Bom.
Ngoài ra, các địa phương cũng cần chuẩn bị cơ sở để chăm sóc các cháu nhỏ, người già không tự chăm sóc được bản thân khi ba mẹ, người thân bị đưa đi cách ly hoặc F0 đang điều trị. Tránh tình trạng những người cần nhưng không quan tâm đến được, phát sinh các vấn đề xã hội.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hồng Lĩnh – bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai – nhận định thực hiện kế hoạch xét nghiệm diện rộng “chưa như mong muốn”, cả test nhanh kháng nguyên và xét nghiệm PCR đều chậm. Trong đó có 7 huyện, thành phố chưa đạt 1 trong 2 xét nghiệm trên.
Ông Lĩnh đề nghị lãnh đạo các huyện, thành phố trên phải “nỗ lực” hơn nữa để khắc phục các tồn tại, yếu kém đã nêu, đảm bảo kế hoạch đề ra. “Không có danh sách làm sao đáp ứng được kế hoạch, yếu kém sẽ bỏ lọt F0. Ngày mai lấy mẫu thì hôm nay phải có danh sách, người dân nào phải cụ thể, có thông báo trước cho họ mấy giờ đến, phải làm chặt chẽ” – ông Lĩnh nói.
Số giường bệnh không theo kịp số ca Covid-19 tăng ở Đồng Nai
Số ca Covid-19 ở Đồng Nai tăng vượt khả năng xét nghiệm, dẫn đến chậm xác định và bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, theo ông Bạch Thái Bình, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh.
Ông Bình đưa ra nhận định trên trong buổi làm việc với tân Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh, chiều 10/8.
Sáng cùng ngày, Đồng Nai ghi nhận thêm 830 ca, nâng tổng số lên 9.652 ca Covid-19 trong đợt thứ 4. Ông Bình nhìn nhận: "Từ giữa tháng 6 đến nay, tình hình dịch bệnh ở tỉnh diễn biến rất phức tạp, khó lường".
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai (thứ ba từ phải sang) thị sát Bệnh viện dã chiến số 3. Ảnh: Phước Tuấn
Ông Bình cho rằng "tỉnh đang phải đối mặt với vòng luẩn quẩn", khi số ca bệnh tăng vượt khả năng xét nghiệm, dẫn đến chậm xác định và bóc tách F0 trong cộng đồng.
"Ngoài ra, do không chuẩn bị kịp các khu điều trị, có nhiều ca F0 chưa được đưa đi ngay, nhân lực y tế thiếu không đủ để truy vết, điều tra, xét nghiệm dẫn đến lây lan thứ phát, dây dưa sâu trong cộng đồng", ông Bình nói.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật lên kế hoạch "quét sạch F0 trong cộng đồng", với hơn 2 triệu mẫu xét nghiệm sàng lọc. "Nếu không làm sạch được F0 trong cộng đồng thì không có cách nào ngăn được lây nhiễm và buộc phải kéo dài phong tỏa để làm chậm tốc độ lây nhiễm", ông Bình cho biết.
Công suất xét nghiệm toàn tỉnh hiện là 6.000 mẫu đơn một ngày, tương đương với 30.000 mẫu gộp 5 và 60.000 mẫu gộp 10 (10 người). Để đạt được mục tiêu thực hiện 2 triệu mẫu xét nghiệm cần có thêm 10 dàn máy xét nghiệm PCR. Để triển khai xét nghiệm 2 triệu mẫu bệnh phẩm, Đồng Nai sẽ phân vùng xét nghiệm PCR và xét nghiệm test nhanh cho từng khu vực, địa phương trong tỉnh. Bên cạnh đó, có sự hỗ trợ của Viện Pasteur TP HCM và Công ty Việt Á trong công tác xét nghiệm.
Về công tác điều trị, Đồng Nai hiện có 7.600 giường bệnh, trong đó 5.600 giường bệnh viện dã chiến. Cùng với nhiều trung tâm cách ly, thu dung các bệnh nhân không triệu chứng của các huyện, thị, thành, số giường hiện nay khoảng 20.000. Tuy nhiên, "so với tốc độ lây lan của dịch bệnh thì tốc độ thành lập các bệnh viện dã chiến chưa đáp ứng được, đặc biệt là giường để điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng", theo ông Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai.
Hiện toàn tỉnh đã ghi nhận 112 trên 1.628 doanh nghiệp trong khu công nghiệp có Covid-19, với tổng số 963 ca. Trong đó 35 trên 1.156 doanh nghiệp đang thực hiện "ba tại chỗ" - ăn, ở và sản xuất tại nhà máy hoặc "một cung đường, hai địa điểm" - chở công nhân từ nơi ở đến nhà máy xuất hiện ca dương tính. Trong đó, nhiều nhất là tại huyện Nhơn Trạch với 420 ca nhiễm (14 doanh nghiệp), TP Biên Hòa với 201 ca nhiễm (15 doanh nghiệp).
Ông Vũ cũng cho biết đến nay địa phương đã tiêm được hơn 100.000 liều vaccine Covid-19, còn gần 200.000 liều vaccine chưa tiêm, Sở quyết tâm trong vòng 4 ngày tới sẽ hoàn tất.
Giải thích về việc tiêm vaccine chậm , ông Vũ cho rằng khó khăn của tỉnh là không có nhân lực, đặc biệt là "vùng trũng" TP Biên Hòa. Lực lượng từ các địa phương khác hỗ trợ Đồng Nai chống dịch hơn 200 người nhưng chủ yếu lấy mẫu bệnh phẩm, không làm công tác tiêm chủng. Hiện nhân viên phụ trách tiêm chủng của tỉnh khoảng hơn 800 người.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh cho rằng Đồng Nai cần đạt được mục tiêu phủ kín vaccine trong thời gian tới. "Ngành y tế cần suy nghĩ để đưa ra các giải pháp, bằng mọi cách để tăng tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 trên địa bàn tỉnh", ông Lĩnh nói.
Trong công tác điều trị, ông chỉ đạo UBND tỉnh tính toán không gian để chăm sóc bệnh nhân nặng, bệnh nhân không triệu chứng. "Có thể huy động các trường học, trung tâm văn hóa... để đưa vào sử dụng ngay. Cùng với đó, cũng phải tính toán huy động đội ngũ nguồn nhân lực để đảm bảo công tác phòng chống dịch, phải đảm bảo an toàn lực lượng tuyến đầu", ông Lĩnh nói.
Đồng Nai: Ngày có ca nhiễm cao nhất từ đầu dịch, không ra đường sau 18h Trong 24h giờ qua, Đồng Nai ghi nhận 346 ca dương tính với SARS-CoV-2. Đây là ngày có số ca nhiễm cao nhất trong đợt dịch thứ 4 tại tỉnh này. Ngày 28/7, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh này tiếp tục ghi nhận 346 ca dương tính mới với SARS-CoV-2, đây là ngày có số ca nhiễm cao nhất...