Đồng Nai: Cháy kinh hoàng tại khu công nghiệp ở Biên Hòa, nghi do nổ thùng hóa chất
Vụ hoả hoạn bùng lên dữ dội tại khu vực kho, xưởng sản xuất của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất Mica rộng hàng nghìn mét vuông.
Cháy lớn tại khu công nghiệp gây thiệt hại hàng tỷ đồng. Ảnh: Báo Nhân Dân
Khoảng 19h ngày 1/12, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất mica, chuyên sản xuất tấm lợp PVC, có trụ sở tại số 13, đường số 3, Khu công nghiệp Biên Hoà 2, Đồng Nai.
TTXVN đưa tin, một số cán bộ công ty cho biết, khu vực nhà xưởng chứa nhiều nguyên liệu sản xuất như mica, nhựa, hoá chất, sơn. Một số tiếng nổ bùng lên là nghi do nổ các thùng hoá chất.
Sau khi nhận được tin báo, lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh Đồng Nai đã điều động 8 xe chuyên dụng cùng hàng chục chiến sĩ tham gia dập lửa. Tuy nhiên, do khu nhà xưởng chứa nhiều nguyên liệu, hoá chất dễ cháy khiến lực lượng chữa cháy gặp nhiều khó khăn.
Sau nhiều giờ nỗ lực chữa cháy, đến hơn 23h cùng ngày, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai đã dập tắt hoàn toàn ngọn lửa.
May mắn vụ cháy xảy ra vào ngày nghỉ, do đó không có công nhân trong khu nhà xưởng khi xảy ra hoả hoạn nên không gây thiệt hại về người, nhưng đã khiến hàng nghìn m2 nhà xưởng bị thiêu rụi, cùng nhiều tài sản, ước tính sơ bộ hàng tỷ đồng.
Video đang HOT
Báo Nhân dân đưa tin, sáng ngày 2/12, cơ quan chức năng vẫn đang phối hợp với doanh nghiệp, khẩn trương tiến hành công tác khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân, thống kê thiệt hại và khắc phục hậu quả do vụ cháy gây ra.
Bạch Hiền (t/h)
Theo doisongphapluat.com
Gần 2.000 cán bộ y tế bị ung thư, mắc bệnh hiểm nghèo
Bên cạnh những áp lực về tình trạng quá tải, thiếu thốn về cơ sở vật chất và trang thiết bị... cán bộ y tế còn đối mặt với nhiều rủi ro của những tác hại lây nhiễm và không lây nhiễm (hóa chất, nóng, tiếng ồn, bức xạ ion hóa, sóng siêu âm...) gây biến đổi gen, nhiễm sắc thể dẫn đến bệnh tật.
Đó cũng là lí do mà trong thời gian qua, Công đoàn Y tế Việt Nam thống kê sơ bộ ở một số tỉnh và đơn vị trực thuộc bộ đã có gần 2.000 đoàn viên là cán bộ y tế bị ung thư, mắc bệnh hiểm nghèo.
Thông tin trên được TS. Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo "Bảo vệ Blouse trắng" với chủ đề "An toàn, vệ sinh lao động, phòng chống bạo hành nhân viên tại cơ sở y tế" do Công đoàn ngành y tế Việt Nam phối hợp với Tạp chí Lao động công đoàn tổ chức ngày 29-10.
TS. Phạm Thanh Bình cho biết, cán bộ y tế-nhất là các bác sĩ là những người trải qua quy trình tuyển chọn và đào tạo khắt khe nhất, thời gian học tập kéo dài và phải xác định học tập suốt đời, nhưng lương khởi điểm của bác sĩ vẫn như cử nhân học đại học 4 năm.
Bên cạnh đó, môi trường làm việc của cán bộ y tế ở nước ta cũng thuộc diện áp lực nhất vì quá tải, thiếu thốn về cơ sở vật chất và trang thiết bị...
Nhưng chưa hết, họ còn đối mặt với nhiều rủi ro của những tác hại lây nhiễm và không lây nhiễm. Nguy hiểm hơn là những tác hại không lây nhiễm như: Hóa chất, nóng, tiếng ồn, bức xạ ion hóa, sóng siêu âm, các tác động đến da, căng thẳng về tâm lý stress, nguy cơ bị bạo hành cao.
TS. Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn ngành y tế Việt Nam chia sẻ thông tin tại Hội thảo (ảnh: T.A)
"Đáng lo ngại là các bức xạ ion hóa gây biến đổi gen, nhiễm sắc thể, can thiệp vào quá trình chuyển hóa, chậm phân chia tế bào, nguyên nhân của các loại ung thư máu, da, xương và tuyến giáp. Đó cũng là lí do mà trong thời gian qua, Công đoàn Y tế Việt Nam thống kế sơ bộ ở một số tỉnh và đơn vị trực thuộc bộ đã có gần 2.000 đoàn viên là cán bộ y tế bị ung thư, mắc bệnh hiểm nghèo", TS. Phạm Thanh Bình cho biết.
Chủ tịch Công đoàn ngành y tế cho rằng, hiện nay danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lĩnh vực y tế vẫn chưa được sửa đổi, bổ sung sau 23 năm ban hành, nên nhiều cán bộ y tế chưa được hưởng chế độ bồi dưỡng từ các danh mục này.
Mặt khác, tại một số cơ sở y tế từ lãnh đạo đơn vị đến nhân viên cũng chưa thực hiện nghiêm các quy định, nội quy, quy trình làm việc sử dụng các trang thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân nên tình trạng tai nạn nghề nghiệp vẫn còn xảy ra.
Người sử dụng lao động chưa quan tâm, chú trọng đầy đủ về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (chỉ khoảng 50% cán bộ được tập huấn về an toàn vệ sinh lao động); chưa quan tâm khám sức khỏe đầu vào cho nhân viên nên không được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp; khám sức khỏe định kỳ còn lơ là...
Bên cạnh đó, tình trạng bạo hành với cán bộ y tế trong khi làm nhiệm vụ đang có xu hướng ngày càng gia tăng và nghiêm trọng về mức độ. Đó là chưa kể những vụ bạo hành về tinh thần, mà hậu quả để lại tuy vô hình, song lại có tác động không nhỏ, gây tâm lý bất an, thậm chí hoang mang, đối với cán bộ, nhân viên y tế.
Đã có hai trường hợp đoàn viên ngành y tế tử vong do bạo hành của người nhà bệnh nhân là bác sĩ Trần Văn Giàu, bệnh viện đa khoa Vũ Thư-Thái Bình 2012, mới đây nhất là một đoàn viên là nhân viên bảo vệ tại Trung tâm Y tế Quế Sơn- Quảng Nam do ngăn cản vụ cãi nhau giữa người bệnh và người nhà.
Một trong những hạn chế nữa là rất nhiều tấm gương người tốt việc tốt, những hi sinh thầm lặng của cán bộ y tế chưa được truyền thông rộng rãi, những trường hợp hành hung cán bộ y tế cũng ít được các báo quan tâm. Trong khi đó, nhiều sự cố y khoa bất khả kháng thì lại được nhiều người biết đến, bị lợi dung để gây kích động dư luận...
PGS-TS. Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường cho biết, cán bộ y tế đối diện với nhiều yếu tố nguy cơ như: Yếu tố vi sinh vật (vi khuẩn, virus, bảo từ, nấm, côn trùng...), yếu tố hóa học như bụi, dung dịch, hơi khí độc; yếu tố vật lý như tiếng ồn, rung chuyển, vi khí hậu, bức xạ, điện từ trường...
Ngoài ra, nhân viên y tế cũng có khả năng gặp tai nạn như vật sắc nhọt, tiếp xúc với bệnh nhân, người nhà... "Cán bộ y tế phải đối diện với nhiều nguy cơ chứa mầm bệnh, stress nghề nghiệp, làm ca, trực đêm, phải tiếp xúc với người nhà bệnh nhân và bệnh nhân", ông Hải nói.
Theo đó, nhóm bệnh nghề nghiệp do yếu tố vi sinh vật dễ mắc bệnh lao nghề nghiệp, viêm gan B, C, nhiễm HIV, bệnh leptospira nghề nghiệp. Nhóm bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý dễ mắc phóng xạ, điếc do tiếng ồn và đục thủy tinh thể. Nhóm bệnh liên quan do cá yếu tố hóa học, bụi dễ mắc bệnh viêm phế quản mạn tính, hen nghề nghiệp...
Một nghiên cứu được khảo sát trên diện rộng cho thấy, có tới 28,6% nhân viên y tế thuộc hệ điều trị và 25,6% hệ dự phòng mắc bệnh mãn tính; 17,2% thuộc hệ điều trị dự phòng mắc các bệnh lây nhiễm trong thời gian làm việc; 57,3% nhân viên y tế thuộc hệ điều trị và hệ dự phòng bị tổn thương do bệnh xâm nhập khi tiêm và có nhiều bệnh lý nghiêm trọng và các bệnh chuyển hóa khác.
Theo PGS-TS. Đồng Văn Hệ, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, kết quả khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện năm 2018 cho thấy: Có 0,15% nhân viên có sức khỏe loại IV; 2,88% nhân viên đạt sức khỏe lại 3; có 40,82% nhân viên đạt sức khỏe loại II trong đó các bệnh thường gặp là nhân xơ tuyến giáp và nang keo tuyến giáp.
T. An
Theo PLXH
Cho hóa chất vào thịt để bán có thể bị xử lý hình sự Sử dụng hóa chất trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm gây tổn hại cho sức khỏe của con người có thể bị xứ lý hình sự. Hiện nay, nhiều người vì lợi nhuận mà một số người lấy thịt heo làm giả thành thịt bò, thịt nai, thịt nhím,...vì giá thành của những loại thịt này cao hơn...