Đồng Nai: Chậm hỗ trợ thiệt hại vì dịch tả lợn châu Phi
Tỉnh Đồng Nai mới chỉ trao hơn 200 tỷ đồng tiền hỗ trợ thiệt hại cho hàng nghìn hộ nuôi lợn ở tỉnh Đồng Nai bị thiệt hại bởi dịch tả lợn châu Phi (ASF).
Vừa qua, tại buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng, chống khẩn cấp ASF tỉnh Đồng Nai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh cho biết, tính đến nay đã có 1.351 hộ chăn nuôi bị thiệt hại được nhận hỗ trợ với tổng số tiền gần 202 tỷ đồng, đạt 37% tổng số tiền hỗ trợ cho các hộ bị thiệt hại.
Người chăn nuôi thiệt hại nặng
Nông dân nuôi lợn ở Đồng Nai đang rất cần hỗ trợ để hy vọng vực dậy kinh tế, trang trải nợ nần. Ảnh: T.Đ
Thực tế, huyện Long Thành là một trong những địa phương chậm chi trả tiền hỗ trợ cho người chăn nuôi lợn. Toàn huyện đã tổ chức tiêu hủy hơn 72.000 con lợn của 795 hộ chăn nuôi với số tiền thiệt hại gần 144 tỷ đồng. Huyện cũng đã được tạm ứng 150 tỷ đồng để hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại, nhưng đến nay mới chỉ có 16 hộ được lập hồ sơ nhận tiền hỗ trợ trên 2,5 tỷ đồng.Đến nay, Đồng Nai có tổng cộng 4.480 hộ chăn nuôi thiệt hại do ASF với hơn 391.000 con lợn bị tiêu hủy (chiếm 15,7% tổng đàn). Toàn tỉnh đã có 11 xã công bố hết dịch. Mặc dù đã có 1.351 hộ chăn nuôi lợn bị thiệt hại đã được nhận hỗ trợ với tổng số tiền gần 202 tỷ đồng, nhưng theo ghi nhận tại buổi làm việc, tiến độ hỗ trợ hiện nay ở các địa phương khá chậm.
Phó phòng Kinh tế huyện Long Thành Phạm Ngọc Vinh lý giải, do vướng quy trình, thủ tục hồ sơ, một số xã trong quá trình lập thủ tục, hồ sơ không đúng quy định nên mất thời gian chỉnh sửa, thẩm định.
Theo Phòng NNPTNT huyện Thống Nhất, huyện có tổng đàn lợn lớn nhất tỉnh Đồng Nai, đến nay, mới có 345/645 hộ nhận tiền hỗ trợ theo quy định với số tiền gần 61,9 tỷ đồng.
Anh Hoàng Văn Phúc (ấp Tây Kim, xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất) – một hộ nuôi hơn 400 con lợn, cho biết, đàn lợn sắp đến ngày xuất bán của anh đã bị tiêu hủy toàn bộ do nhiễm dịch ASF. Tính theo giá bán lúc tiêu hủy, anh mất trắng khoảng 1 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, anh Phúc còn phải “ôm” một khoản nợ lớn. Anh thổ lộ, giờ không dám nghe điện thoại của đại lý cám vì không có tiền trả nợ, chỉ mong sớm được nhận tiền hỗ trợ để bớt phần nào khó khăn.
Bà Trần Thị Kim Tuyết (xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất) chia sẻ: “Đợt lợn rớt giá vào năm 2018, gia đình đã phải đi vay nợ khi gầy lứa lợn mới, giờ lại trắng tay vì đàn nái bị dịch, phải tiêu hủy. Gia đình tôi không còn tiền trả nợ, cũng chưa biết làm gì kiếm sống…”.
Trong khi đó, 59 hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn TP.Biên Hòa cũng chỉ mới nhận gần 11/15 tỷ đồng tiền hỗ trợ. Dự kiến trong tháng 9, 100% hộ chăn nuôi bị thiệt hại sẽ được nhận hỗ trợ.
Video đang HOT
Chậm là kỷ luật
UBND tỉnh Đồng Nai dự kiến sẽ chi hơn 1.500 tỷ đồng hỗ trợ đến cuối năm nay. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh, hiện tỉnh đã duyệt chi 800 tỷ đồng nhằm đảm bảo cho các địa phương có nguồn kinh phí chi hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại vì ASF.
Tuy nhiên, như đã nói, với tiến độ chi trả hỗ trợ chậm như hiện nay, rất khó để đúng như dự kiến. Nhiều địa phương cho biết, nguyên nhân của việc chậm chi trả hỗ trợ cho người chăn nuôi lợn chủ yếu do vướng mắc về hồ sơ, thủ tục. Trong đó cũng có nguyên nhân do chính quyền cấp xã làm không đúng, không đủ hồ sơ phải bổ sung lại hoặc chưa thực hiện rốt ráo nhiệm vụ này.
Ông Vũ Văn Toàn – Chủ tịch UBND xã Gia Kiệm cho biết, hiện 50% số hộ nuôi lợn bị thiệt hại do ASF đã được nhận tiền hỗ trợ. Hy vọng đến cuối năm nay, số hộ còn lại sẽ nhận được tiền. Tuy đẩy nhanh việc chi trả, nhưng mỗi điểm tiêu hủy, địa phương đều tổ chức đoàn giám sát nhằm đảm bảo tính minh bạch, cũng như đúng về quy trình, thủ tục chi trả hỗ trợ cho người chăn nuôi.
Theo Danviet
Giá heo hơi hôm nay 11/9: "Bão" dịch tả vẫn có trại bỏ túi tiền tỉ
Giá heo hơi hôm nay 11/9 cả nước trong xu hướng ổn định, trong đó giá heo hơi tại miền Nam sau 1 ngày bất ngờ tăng giá lại trở nên im ắng; giá lợn hơi tại miền Bắc "lặng sóng" trong gần 1 tháng qua, dao động quanh mức 46.000 - 50.000 đồng/kg.
Dịch tả lợn châu Phi vẫn đang không ngừng lây lan, làm chết hàng nghìn con lợn mỗi ngày, tuy nhiên vẫn có những chủ trang trại xuất bán lợn đều đều, doanh thu tiền tỉ nhờ có những sáng tạo độc đáo.
Giá heo hơi miền Bắc ổn định, có trại vẫn thu hàng chục tỉ đồng giữa "bão" dịch tả lợn châu Phi
Theo ghi nhận của PV DANVIET, gần 1 tháng nay giá heo hơi tại miền Bắc khá ổn định, dao động phổ biến từ 46.000 - 48.000 đồng/kg, cá biệt một số nơi đạt 50.000 đồng/kg như Thái Nguyên, Cao Bằng, Quảng Ninh...
Mặc dù đàn heo ở các tỉnh phía Bắc, nhất là vùng đồng bằng sông Hồng đã giảm khá mạnh, có thôn xã "sạch" bóng heo nhưng do được bổ sung lượng hàng từ các tỉnh miền Trung, miền Nam ra (số lượng hàng chục xe heo mỗi ngày) nên thị trường không xảy ra chuyện thiếu hụt.
Giá heo hơi tại miền Bắc tăng tốt sau khi có thông tin các thương lái bán được heo sang Trung Quốc, nhưng vài ngày gần đây, việc tiêu thụ qua đường tiểu ngạch bị siết chặt, khiến các thương lái không dám "ôm" hàng vì sợ rủi ro.
Trong khi nhiều chủ trang trại "sống dở chết dở" vì bị dịch tả lợn châu Phi làm chết cả đàn lợn, thiệt hại nặng nề thì ở thôn Đầm Lác, xã Việt Ngọc (huyện Tân Yên, Bắc Giang), ông Nguyễn Bá Hữu vẫn tự tin trụ vững, phát triển và xuất chuồng đàn lợn đều đều với doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Trang trại của ông Hữu nằm giữa bốn bề đồi núi, cây xanh, bên trong trang trại lúc nào cũng có hàng chục công nhân đang làm việc, phục vụ chăm sóc đàn lợn gần 5.000 con.
Ông Nguyễn Bá Hữu bên trang trại lợn 5.000 con. Ảnh: T.Q
Ông Hữu cho biết, trong lúc "bão" giá năm 2017 và đầu năm 2019, đàn lợn tại trang trại nhà ông vẫn ngốn 100% cám ăn thẳng, chi phí thức ăn mỗi ngày tăng chóng mặt. Trước nguy cơ đàn heo "xơi" mất sổ đỏ, gia sản, ông Hữu đã nảy ra ý tưởng sáng chế nồi cám "siêu to".
Theo đó, ông Hữu đã chế 6 chiếc nồi nấu cám lợn "siêu khủng" để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên và khí biogas nấu cám cho lợn. Cụ thể, chiếc nồi này được thiết kế theo hình chữ nhật. Đáy được làm bằng thép chất lượng cao, dầy 10mm, dài 2,7m, rộng 0,8m.
Mỗi lần nấu, 1 nồi có thể nấu được trên 3 tạ ngô nghiền, 2 tạ gạo, 50kg cá, 5 gánh bèo... Thời gian nấu khoảng 6 - 8 tiếng. Từ đó, ông Hữu cho lợn ăn luân phiên 1 ngày cám ăn thẳng, 1 ngày cám tự nấu. Lợn lớn nhanh, da hồng hào và gần như không có bệnh.
Đặc biệt là giá thành sản xuất 1kg lợn của ông đã giảm từ 35.000 đồng xuống 32.000 đồng/kg, nhờ đó ông có doanh thu hàng chục tỉ đồng mỗi năm.
Giá heo hơi tại miền Nam: Tăng giảm thất thường
Sau khi bất ngờ tăng giá từ 3.000 - 4.000 đồng/kg tại một số nơi thì sang ngày 10/9, giá heo hơi tại miền Nam lại trầm lắng, thậm chí một số nơi còn giảm giá Bình Dương, Hậu Giang giảm tới 2.000 đồng/kg. Tây Ninh giảm từ 42.000 đồng/kg xuống chỉ còn 38.000 đồng/kg.
Giá heo hơi toàn miền Nam đang dao động quanh mức 37.000 - 41.000 đ/kg.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo khẩn cấp phòng chống dịch tả heo châu Phi tỉnh Đồng Nai ngày 10/9, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai Huỳnh Thành Vinh cho biết, tổng đàn heo trên địa bàn chỉ còn gần 1,6 triệu con, giảm hơn 40% so với hồi đầu năm 2019. Tình hình dịch tả heo châu Phi hiện đang tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là ở các huyện có tổng đàn heo lớn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc hạn chế, ngăn chặn dịch lây lan.
Chỉ riêng trong 2 tuần gần đây, toàn tỉnh đã có thêm 40,2 ngàn con heo bị tiêu hủy do dịch tả heo châu Phi, nâng tổng số heo bị tiêu hủy lên hơn 357 ngàn con, với gần 4 ngàn cơ sở, hộ chăn nuôi bị thiệt hại.
Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu các địa phương kiểm soát chặt chẽ, hạn chế việc tăng đàn, tái đàn, thậm chí không cho tái chăn nuôi trong vùng dịch hoặc ở khu vực chăn nuôi không đạt chuẩn an toàn sinh học, nhất là chăn nuôi trong khu dân cư.
Giá heo hơi tại miền Trung và Tây Nguyên: Cao nhất 46.000 đồng/kg
Trong ngày 10/9, giá heo hơi tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên hầu như không có biến động tăng hay giảm giá. Thương lái giao dịch phổ biến từ 32.000 đ/kg - 42.000 đ/kg, tuỳ loại heo.
Trong đó, khu vực Bắc Trung Bộ như Thanh Hóa, Nghệ An có giá heo hơi cao nhất, đạt 46.000 đ/kg, cao nhất khu vực. Hà Tĩnh đạt khoảng 43.000-44.000 đồng/kg; Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Quảng Trị ổn định mức giá 41.000 đ/kg. Giá heo hơi tại tỉnh Đắk Lắk hiện khoảng 41.000 đồng/kg.
Vệ sinh chuồng trại thường xuyên, sạch sẽ, phun thuốc tiêu độc khử trùng... luôn được xem là biện pháp để đảm bảo sức khỏe đàn lợn của các trang trại tại Hà Tĩnh. Ảnh: baohatinh
Thấp nhất miền Trung - Tây Nguyên là tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Lâm Đồng khi giá heo hơi chỉ đạt 31.000-32.000 đồng/kg.
Được biết, mới đây UBND tỉnh Bình Định đã đồng ý chủ trương cho phép Cty TNHH MTV Sản xuất - Thương mại Hùng Thương Nhật đầu tư dự án trang trại chăn nuôi heo giống chất lượng cao trên địa bàn xã Canh Hiệp (huyện Vân Canh).
Theo đó, trang trại chăn nuôi heo giống chất lượng cao của Cty TNHH MTV Sản xuất - Thương mại Hùng Thương Nhật sẽ được xây dựng trên diện tích hơn 8,5ha, với tổng vốn đầu tư trên 46 tỷ đồng. Trang trại được đầu tư theo hướng công nghiệp hiện đại, có hệ thống chuồng lồng khép kín; cung cấp các giống heo ngoại nhập có chất lượng cao cho người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh, với số lượng hơn 5.700 con/năm.
Giá lợn hơi tại Trung Quốc: Tăng phi mã lên gần 100.000 đồng/kg
Theo số liệu và thông tin công bố trên các sàn giao dịch lợn tại Trung Quốc, giá lợn hơi tại nước này đang tăng phi mã, một số vùng đã lên xấp xỉ 100.000 đồng/kg.
Cụ thể, do tình hình dịch bệnh tả Châu Phi xảy ra tại các tỉnh, thành tại Trung Quốc quy mô và mức độ khác nhau nên giá lợn hơi cũng có sự chênh lệch khá lớn. Tuy nhiên, mức giá bình quân và phổ biến dao động xung quanh 26 - 29 tệ/kg.
Cá biệt có những tỉnh như Quảng Đông, giá lợn hơi công bố ngày 1/9 lên tới 30.06 tệ/kg, nhân lên với tỷ giá quy đổi 1 CNY = 3.256 VND nên giá lợn hơi tại Trung Quốc đã cán mốc 98.000 đồng/kg.
Theo Danviet
Độc đáo: Mắc màn, tạo "vòng lửa" cứu đàn lợn thoát dịch tả châu Phi Mắc màn, phun sát trùng đậm đặc nhằm tạo "vòng lửa" cách li... là những phương pháp độc đáo đã được các trang trại chăn nuôi lợn đã và chưa bị dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) áp dụng cho đàn vật nuôi của mình. Và mặc dù các trại nuôi xung quanh đã có lợn chết vì nhiễm virus DTLCP, nhưng những...