Đồng Nai: 5 năm có hơn 1.300 người chết do tai nạn giao thông
Trong giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh xảy ra hơn 1.800 vụ tai nạn, làm chết hơn 1.300 người và bị thương hơn 1.100 người.
Ngày 22-12, Ban An toàn Giao thông tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị tổng kết năm năm thực hiện phong trào thi đua bảo đảm trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2016-2020 và Năm an toàn giao thông năm 2020 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm tới.
Theo cơ quan chức năng, trong giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh Đồng Nai xảy ra hơn 1.800 vụ tai nạn làm chết hơn 1.300 người và bị thương hơn 1.100 người. So với giai đoạn năm năm trước thi đã giảm gần 1.700 vụ tai nạn (giảm gần 48%), giảm 741 người chết và giảm hơn 2.100 người bị thương.
Ngã tư Vũng Tàu (TP Biên Hòa) luôn trong tình trạng mất an toàn giao thông, thường xuyên xảy ra tai nạn chết người. Ảnh: VH
Video đang HOT
Tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng đánh giá, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực, tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh giảm sâu cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương.
Đặc biệt công tác tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh được tăng cường; việc khắc phục “điểm đen” tai nạn giao thông, công tác xử lý vi phạm… đạt được nhiều kết quả.
Tuy nhiên, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cũng nhấn mạnh, tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, nhiều công trình, dự án xây dựng giao thông trong quá trình thi công không đảm bảo an toàn, thiếu các biện pháp cảnh báo gây ra nhiều vụ va chạm, tai nạn giao thông nghiêm trọng.
“Thời gian tới các cơ quan chức năng của tỉnh phải tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm minh những đơn vị, chủ đầu tư để xảy ra vi phạm” – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh.
Nhằm đảm bảo an toàn giao thông trong các dịp Tết sắp tới, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương khẩn trương triển khai các kế hoạch bảo đảm an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại. Đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, đặc biệt là tình trạng lái xe sử dụng chất ma túy, nồng độ cồn, đua xe trái phép…
Vĩnh Phúc: Vĩnh Tường xây dựng nếp sống trong văn hóa giao thông
Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã xác định tuyên truyền là giải pháp cơ bản hình thành ý thức chấp hành pháp luật, xây dựng nếp sống văn hóa trong tham gia giao thông.
Theo đó, Ban An toàn giao thông, Công an huyện phối hợp với các ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền với hình thức, nội dung đa dạng, phù hợp với từng đối tượng.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, toàn huyện đã tổ chức 135 buổi tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến trên 18.510 giáo viên, học sinh các trường Tiểu học, THCS, THPT, công nhân các doanh nghiệp và hội viên các hội, đoàn thể của huyện, xã, thị trấn; ký cam kết đối với 672 trường hợp là doanh nghiệp vận tải, chủ bến, bãi vật liệu xây dựng và cá nhân kinh doanh vận tải về việc không chở hàng vượt quá tải trọng; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh, huyện tăng cường tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ và các quy định của pháp luật liên quan. Đồng thời, phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức nhiều đợt ra quân giải tỏa, chống lấn chiếm hành lang, họp chợ trên các tuyến đường; phối hợp với các hội, đoàn thể tăng cường xây dựng, củng cố và nhân rộng các mô hình tự quản về an toàn giao thông.
Cùng với công tác tuyên truyền, nhằm kiềm chế và giảm thiểu tai nạn giao thông ở mức thấp nhất, lực lượng cảnh sát giao thông công an huyện đã tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm các lỗi thường là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. Đồng thời, kết hợp xử lý theo chuyên đề, trong đó, tập trung xử lý vi phạm về tốc độ, đi không đúng phần đường, chở hàng cồng kềnh, quá khổ, quá trọng tải, sử dụng rượu bia, ma túy và các chất kích thích khác, vượt đèn đỏ, đón trả khách không đúng quy định... Trong 5 năm gần đây, lực lượng cảnh sát giao thông huyện đã thực hiện 10.535 ca tuần tra, kiểm soát, phát hiện, lập biên bản 23.538 trường hợp, tạm giữ 4.648 phương tiện, 18.790 bộ giấy tờ xe; xử phạt 20.953 trường hợp vi phạm, nộp ngân sách Nhà nước hơn 14,4 tỷ đồng.
Vĩnh Tường cũng là một trong những địa phương tích cực thực hiện giải toả, chống lấn chiếm hành lang, họp chợ trên đường giao thông với các hoạt động tổ chức ra quân tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định về bảo đảm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông; giải tỏa, tháo dỡ các công trình vi phạm sử dụng trái phép hành lang an toàn giao thông; chặt, phát tỉa cây xanh làm che khuất tầm nhìn dọc đường... Chỉ tính riêng từ đầu năm 2020 đến nay, UBND huyện đã tổ chức 12 đợt ra quân giải tỏa vi phạm hành lang an toàn giao thông, thiết lập kỷ cương trật tự an toàn giao thông đường bộ. Qua đó, thu giữ gần 600 biển quảng cáo các loại; xử lý hàng chục mái che, mái vảy, vật dụng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông; vận động hàng trăm trường hợp tự di chuyển, tháo dỡ công trình vi phạm; ký cam kết không vi phạm hàng lang an toàn giao thông với 870 trường hợp.
Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, 5 năm qua, tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn huyện cơ bản được bảo đảm, tai nạn giao thông đang có chiều hướng giảm. Từ năm 2016 đến nay, toàn huyện xảy ra 29 vụ tai nạn, va chạm giao thông làm 19 người chết, 31 người bị thương; so với giai đoạn 2011 - 2015 giảm 9 vụ và giảm 15 người chết.
Với nhiều tuyến giao thông huyết mạch đi ngang địa bàn, Vĩnh Tường là địa bàn trọng điểm về an toàn giao thông của tỉnh. Vì thế, tăng cường các giải pháp nhằm kiềm chế tai nạn giao thông luôn là nhiệm vụ chính trị thường xuyên được các cấp, ngành của huyện triển khai thực hiện.
Qua thống kê, phân tích của các ngành chức năng, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới vi phạm giao thông, tai nạn giao thông trên địa bàn huyện Vĩnh Tường là do ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của một bộ phận người dân chưa cao. Người lái xe chưa hiểu biết hoặc hiểu biết chưa đầy đủ các quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông; kỹ năng lái xe, đạo đức nghề nghiệp còn hạn chế nên thường mắc lỗi vi phạm như: Không đội mũ bảo hiểm, chạy quá tốc độ, đi ngược chiều, băng qua đường không chú ý quan sát, vận chuyển hàng hóa quá tải trọng, quá số người quy định... Mặt khác, tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè để mua bán, kinh doanh vẫn diễn ra khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.
Đồng Nai tận dụng lợi thế phát triển dịch vụ logistics Là địa phương thuộc khu vực Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai có nhiều thuận lợi để phát triển mạnh các ngành kinh tế; trong đó có dịch vụ logistics. Đồng Nai tận dụng lợi thế phát triển dịch vụ logistics. Ảnh minh họa: TTXVN Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác...