Đồng minh Mỹ lặng lẽ bỏ của chạy lấy người ở Syria
Trong bối cảnh Nga đang tập hợp lực lượng chống IS thì các đồng minh lặng lẽ rút lui khỏi “ cuộc chơi” của Mỹ.
Liên minh quân sự của Mỹ trong chiến dịch chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria đang tổn hại nghiêm trọng, một số đồng minh chủ chốt đang dần “rút vào bóng tối” hoặc hoạt động cầm chừng.
Ở Syria, Washington đang gặp những vấn đề rắc rối đối với chính đồng minh của mình. Các đối tác cách đây hơn 1 năm hào hứng tham gia liên minh chống IS đang đưa ra các lý do để từ chối thực hiện sứ mệnh thiêng liêng chống “chủ nghĩa khủng bố quốc tế” của thủ lĩnh Hoa Kỳ.
Với các nước phương Tây, liên quan đến sự thay đổi thủ tướng, Canada tuyên bố ra khỏi cuộc chơi, còn Ausrtalia hạn chế vai trò trách nhiệm tham gia của mình trong đó.
Cách đây 3 hôm, tướng Nicholas Houghton, người đứng đầu lực lượng quân đội Anh cho biết, nước này cũng sẽ không tham gia các cuộc không kích chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria.
Những đồng minh Trung Đông của Hoa Kỳ xử sự cũng không khá hơn. Cuộc tấn công cuối cùng của không quân UAE vào lực lượng cực đoan tại Syria diễn ra từ hồi tháng 3, của Jordan là trong tháng 8 và Saudi Arabia – đối tác then chốt của Mỹ trong khu vực – đã gần hai tháng trước.
Các đồng minh của Mỹ đang dần rút lui
Và thực sự tỷ lệ các thành viên của liên minh Arab trong cuộc tấn công vào các mục tiêu IS ở Syria chỉ chiếm 5% mà thôi.
Hiện chỉ còn Pháp đang cố gắng có một cuộc chơi riêng của mình ở Syria nhưng đó là điều bắt buộc, với mục đích riêng. Gần một thế kỷ trước, Syria vẫn nằm dưới cái ô bảo hộ của Paris.
Video đang HOT
Tất nhiên, Mỹ chưa phải ở lại một mình bởi ảnh hưởng của Wasington đối với các đồng minh vẫn còn quá lớn. Nhưng phạm vi các đối tác chống khủng bố đã bị thu hẹp.
Châu Âu đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất thế kỷ qua, nhiều chính trị gia ở Trung Đông bắt đầu nhận ra rằng, không hiểu sao IS đang ngày càng mạnh lên và đất nước họ đang là mục tiêu của tổ chức khủng bố Hồi giáo này.
Các nước láng giềng với Syria và Iraq có thể là mục tiêu tấn công của IS và họ chỉ là con bài trong trò chơi địa chính trị của người khác.
Ngoài ra, nhiều nước không còn thích chiến thuật “gắp lửa bỏ tay người” của Mỹ, khi bạn bè nước ngoài là những người đầu tiên thực sự bước ra tiền tuyến, mà phần nhiều không phải do họ tự nguyện.
Chiến dịch không kích của Nga đang đạt hiệu quả cao
Và trong trường hợp chiến thắng IS, các đối tác sẽ chỉ đóng vai trò thứ yếu mà không nhận lại được điều gì tốt đẹp, bởi vì họ đều biết rằng, người Mỹ luôn nhận chiến thắng của người khác cho mình và được hưởng loại từ công lao của người khác.
Trong bối cảnh liên minh ủng hộ Mỹ tại Syria suy yếu, Washington vội vã tìm cách vớt vát lại cái “danh dự không hề có” khi tuyên bố phục hồi hoạt động không kích nhà nước hồi giáo IS. Tuy nhiên, Washington vẫn không quên viện trợ cho phe “đối lập ôn hòa” ở Syria.
Làm sao có thể gọi lực lượng này là “đối lập ôn hòa” nếu họ sử dụng vũ khí hủy diệt để chống chính quyền hợp pháp? Mỹ tiếp tục trò chơi kỳ lạ của mình, mặc dù biết là phần lớn số vũ khí đó sẽ đến ta tổ chức khủng bố IS.
Các phương tiện truyền thông phương Tây ngày càng nhận thức rõ rằng, IS chính là chủ nghĩa phát xít hiện nay. Và để chống IS, điều quan trọng là phải đoàn kết với Nga, bởi vì chiến dịch của Nga ở Syria đang rất hiệu quả.
Ý tưởng như vậy đang phát triển ở Mỹ và châu Âu. Nhưng những quan chức đương nhiệm lại không chịu hiểu, trong khi những người hiểu được điều này là nhân dân phương Tây và các cựu chính khách, nhưng họ lại không phải là người có quyền quyết định chính sách đối ngoại.
Nhật Nam
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ tung "đòn" quân sự khiến Nga toát mồ hôi?
Hai chiếc chiến đấu cơ F-22 của Mỹ hôm 31/8 đã bay đến Ba Lan trong một chuyến thăm làm việc, quân đội Ba Lan cho biết. Đây được xem là một phần trong nỗ lực của Washington nhằm trấn an các đồng minh trong khu vực trước cái mà họ gọi là mối đe dọa từ Nga. Liệu việc Mỹ để hai chiếc chiến đấu cơ thiện chiến nhất của mình vờn lượn gần Nga có khiến chính quyền Moscow cảm thấy sợ hãi?
Ảnh minh hoạ
Sự kiện hai chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 duy nhất đang hoạt động của thế giới xuất hiện ở Ba Lan đã đánh dấu lần đầu tiên Mỹ đưa thứ vũ khí bảo bối của nước này đến Châu Âu. Theo kế hoạch, chính quyền Washington sẽ triển khai 4 chiếc F-22 đến Châu Âu để tham gia nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện với các lực lượng không quân đồng minh đến giữa tháng 9. 4 chiếc F-22 đã đến căn cứ không quân Spangdahlem ở Đức từ hồi cuối tuần.
"Mỹ đang tiến hành hoạt động kiểm tra năng lực của loại máy bay này tại một sân bay của đồng minh", phát ngôn viên quân đội Ba Lan ông Artur Golawski cho biết. Hai chiến đấu cơ tối tân F-22 của Mỹ đã hạ cánh tại một căn cứ quân sự ở Lask, miền trung Ba Lan.
Hồi đầu tháng này, Tư lệnh Không quân Mỹ Mark Welsh James phát biểu, hoạt động triển khai F-22 ở Châu Âu sẽ cho phép các lực lượng Mỹ huấn luyện cùng các đối tác NATO trên khắp Châu Âu, thử thách khả năng của máy bay tàng hình của họ trong việc phối hợp, liên lạc và chiến đấu với những chiếc chiến đấu cơ Eurofighter và các loại máy bay chiến đấu tối tân khác.
Theo ông James, hoạt động triển khai F-22 sẽ giúp các phi công lái chiến đấu cơ loại này có thêm nhiều kinh nghiệm bay trên địa hình Châu Âu. Trước đó, Không quân Mỹ từng triển khai máy bay chiến đấu tàng hình tinh vi F-22 đến Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng không phải Châu Âu.
F-22 Raptor là niềm tự hào của người Mỹ bởi nó là chiếc máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 duy nhất của thế giới được đưa vào hoạt động cho đến thời điểm này và nó cũng là thứ vũ khí đáng gờm đối với bất kỳ quốc gia nào muốn đối đầu với Mỹ. F-22 luôn đứng đầu trong danh sách những chiếc máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới.
F-22 được xem là loại máy bay chiến đấu tinh vi nhất thế giới với khả năng có một không hai là thực hiện sứ mệnh tham chiến không đối không, không đối đất cùng một thời điểm mà gần như không bị hề hấn gì. F-22 Raptor đạt chuẩn chưa từng có về khả năng sống sót ngay cả khi phải đối mặt với hàng loạt mối đe dọa lớn, tinh vi từ trên không lẫn dưới đất. Ngoài nhiệm vụ chiến đấu, F-22 còn có khả năng thực hiện xuất sắc một loạt nhiệm vụ gồm thu thập tin tình báo, do thám, trinh sát và tấn công điện tử. Để đảm bảo tàng hình trước radar đối phương, F-22 giấu kín tên lửa và bom vào khoang trong. Nó gia nhập Không lực Mỹ vào tháng 12/2005. F-22 được cho là có thể thống trị bầu trời ở bất kỳ nơi nào nó được cử đi.
Choáng với chi phi đắt đỏ cho mỗi giờ bay của chiến đấu cơ F-22
Một tờ báo Nga cho rằng, việc chống lại một mối đe dọa không tồn tại mang tên Nga rõ ràng là cực kỳ tốn kém nhưng đối với Mỹ, tiền dường như không phải là một vấn đề. Hãy xem trường hợp triển khai F-22 đến Châu Âu của Mỹ.
Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 do tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ chế tạo có giá 150 triệu USD/chiếc. Tuy nhiên, giá thực tế leo lên mức cao hơn nhiều, khoảng 350 triệu USD nếu tính cả chi phí bảo dưỡng và sửa chữa, kênh tin tức N-TV của Đức dẫn lời các chuyên gia ước tính.
Chi phí cho một giờ bay của mỗi chiếc F-22 Raptor cũng rất "khủng", lên tới khoảng 44.000 USD, kênh tin tức của Đức cho hay.
Washington gần đây đã cử 4 chiếc chiến đấu cơ siêu hiện đại F-22 đến Đức để tham gia vào cuộc tập trận không quân lớn nhất ở Châu Âu kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Hoạt động triển khai này sẽ kéo dài cho đến tận giữa tháng 9.
Hoạt động triển khai F-22 đến Châu Âu là một phần của Sáng kiến Trấn an Châu Âu trị giá 1 tỉ USD của Mỹ nhằm đối phó với Nga sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang chứng kiến mối quan hệ giữa Nga và Mỹ "lao dốc không phanh", đẩy mối quan hệ này xuống thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Mỹ và các đồng minh phương Tây ra sức đổ lỗi, chỉ trích Moscow về cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng Ukraine. Mỹ tìm mọi cách dồn ép, gây áp lực với Nga. Mỹ cũng gây sức ép để các nước đồng minh Châu Âu quay sang chống Nga. Phương Tây do Mỹ dẫn đầu đã liên tiếp tung ra hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga đồng thời không ngừng chỉ trích và lên án Nga trên các phương tiện truyền thông thế giới. Phương Tây cũng tìm cách thổi phồng mối đe dọa từ Nga, khiến các nước láng giềng xung quanh Nga cảm thấy bất an.
Moscow tin rằng, Mỹ cùng với các đồng minh phương Tây đang tìm cớ để tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực. Điện Kremlin liên tục phản đối dữ dội việc Mỹ và các đồng minh tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực vốn được xem là sân sau của Nga, nhất là những nước ở sát biên giới Nga. Song song với đó, chính quyền Moscow cũng tung ra một loạt biện pháp đáp trả.
(tổng hợp)Vân Linh
Theo_VnMedia
T-50 của Nga so kè với "chim ăn thịt" F-22 của Mỹ Mặc dù nền kinh tế bị ảnh hưởng do cấm vận và giá dầu xuống thấp, một loạt dự án nghiên cứu, chế tạo vũ khí thế hệ mới để thay thế trang bị được sản xuất từ thời kỳ Liên Xô vẫn đang được Nga triển khai, trong đó có dự án chế tạo máy bay chiến đấu T-50 (PAK-FA). Đây là...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện lăng mộ của vị pharaoh Ai Cập bí ẩn có niên đại 3.600 năm

Nhà Trắng khiếu nại lên Tòa án Tối cao Mỹ đề nghị tiếp tục trục xuất người nhập cư

Từng bị tỷ phú Elon Musk coi thường, BYD đã vượt Tesla về doanh số, công nghệ và giá cả

Tỷ phú Elon Musk gặp vấn đề pháp lý vì lời hứa 'tặng' 1 triệu USD cho cử tri

IMF giải ngân 400 triệu USD hỗ trợ ngân sách cho Ukraine

Động đất tại Myanmar: Ít nhất 1.000 người thiệt mạng, trên 2.300 người bị thương

Israel đàm phán với nhiều nước về di dời người Palestine

Australia: Dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ

Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng thỏa thuận về thuế đối ứng

Sóng gió trong quan hệ Mỹ - Canada

Bệnh viện đổ sập trước mắt, Myanmar quay cuồng sau động đất

Phát hiện sự sống dưới đống đổ nát tòa nhà 30 tầng bị sập ở Bangkok
Có thể bạn quan tâm

Xôn xao đoạn tin nhắn ViruSs gửi đến nữ diễn viên nổi tiếng vì muốn có 1 cuộc "cuộc hẹn hò riêng tư"
Netizen
20:27:41 29/03/2025
Jungkook (BTS) ủng hộ 1 tỷ won cho công tác cứu trợ cháy rừng
Sao châu á
19:54:01 29/03/2025
G-Dragon phá vỡ khuôn mẫu của thần tượng K-pop
Nhạc quốc tế
19:51:40 29/03/2025
Nạn nhân mới nhất của "lời nguyền Oscar"?
Hậu trường phim
19:49:10 29/03/2025
Mật danh: Kế toán - Bộ phim hành động mãn nhãn
Phim âu mỹ
19:46:44 29/03/2025
Nam diễn viên cưới vợ là fan cứng 20 năm, sắp đón con đầu lòng ở tuổi 52
Sao việt
18:43:49 29/03/2025
Những con giáp yêu hết mình nhưng không hề lụy tình, nâng lên được nhưng lúc đặt xuống lại hết sức phũ phàng
Trắc nghiệm
18:11:56 29/03/2025
5 lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe từ rau diếp
Sức khỏe
18:03:32 29/03/2025
Tự làm mặt nạ từ 2 nguyên liệu dễ tìm trong bếp
Làm đẹp
18:03:09 29/03/2025
Đã có câu trả lời cho câu rap "Peter Pan thì có nghĩa là không bao giờ lớn được" trong bài diss của Pháo!
Nhạc việt
17:44:16 29/03/2025