Đồng minh kỳ vọng gì ở chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ?
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thực hiện 2 chuyến công du châu Á, tái khẳng định chính sách “xoay trục”.
Thông báo ngày 3/4 (giờ Mỹ) của Lầu Năm Góc cho biết trong 2 tháng tới, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter sẽ có 2 chuyến thăm châu Á nhằm “khẳng định mối quan hệ quốc phòng với các đồng minh và củng cố các sáng kiến then chốt cho Chiến lược tái cân bằng trong khu vực”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter (Ảnh: ABC News)
Trong một tuyên bố bằng văn bản, các quan chức Lầu Năm Góc cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter sẽ bắt đầu chuyến thăm đầu tiên của mình vào ngày 7/4 tới Nhật Bản và Hàn Quốc. Chuyến đi này sẽ tập trung vào việc tăng cường và hiện đại hóa mối quan hệ liên minh của Mỹ ở Đông Bắc Á.
Trên chặng đường đến Nhật Bản, thông báo cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Carter ngày 6/4 sẽ dừng chân nói chuyện với sinh viên và giảng viên tại Viện McCain, Trường Đại học Arizona ở thành phố Tempe, bang Arizona. Cuộc nói chuyến sẽ khẳng định mối liên hệ chặt chẽ giữa an ninh quốc gia và an ninh kinh tế và nhấn mạnh rằng Chính quyền của Tổng thống Barack Obama sẽ tiếp tục chiến lược tái cân bằng lực lượng.
Tái khẳng định quan hệ đồng minh với Nhật Bản và Hàn Quốc
Tại Nhật Bản, trong 2 ngày 8-9/4, các quan chức cho biết, Bộ trưởng sẽ hội kiến các quan chức cấp cao của Nhật Bản để thảo luận định hướng chiến lược quốc phòng và các vấn đề khác cùng quan tâm trước chuyến thăm của Thủ tướng Shinzo Abe tới Washington vào cuối tháng Tư tới.
Tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc, trong 2 ngày 9-10/4, Bộ trưởng Carter sẽ hội kiến các quan chức cấp cao của Chính phủ Hàn Quốc, nhằm tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với an ninh của Hàn Quốc và thảo luận về các vấn đề khu vực.
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết, ở cả hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Carter sẽ có cuộc gặp với các công chức Mỹ và gia đình.
Bộ trưởng cũng sẽ thăm Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ ở Honolulu vào ngày 11 và trở về Washington ngày 12/4.
Video đang HOT
Tham gia Đối thoại Shangri-La và thăm Ấn Độ
Thông báo của Lầu Năm Góc cũng cho biết, trong tháng Năm, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter có chuyến công du tiếp theo, nhằm xây dựng và củng cố quan hệ đối tác phát triển ở Nam Á và Đông Nam Á. Bộ trưởng Carter sẽ tham gia Hội nghị An ninh Đối thoại Shangri-La thường niên ở Singapore. Ông coi đó là một cơ hội quan trọng để gắn kết với Singapore và các đối tác quan trọng khác trong khu vực Đông Nam Á.
Bộ trưởng Carter cũng sẽ thăm Ấn Độ, nơi ông thực hiện các hoạt động chuẩn bị cho chuyến đi sắp tới của Tổng thống Obama nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác quốc phòng Mỹ-Ấn Độ.
Mối quan hệ hợp tác Mỹ- Ấn bao gồm các sáng kiến Công nghệ và Thương mại phục vụ quốc phòng, các sáng kiến này do chính Bộ trưởng Carter đã khởi xướng khi ông còn làm Thứ trưởng Quốc phòng.
Bên cạnh đó, các quan chức Lầu Năm Góc cho biết thêm rằng, Bộ trưởng Carter cũng sẽ bàn thảo thêm với Ấn Độ về các vấn đề khác liên quan đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo giới quan sát, chính sách tái cân bằng lực lượng sang khu vực Châu Á Thái Bình Dương là một thành tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama. Trong bối cảnh Mỹ dường như đang “phân tâm” vì các diễn biến tình hình ở Trung Đông, Ukraine, 2 chuyến công du châu Á của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter nhằm khẳng định, Mỹ không hề “lơ là” châu Á./.
Theo Bích Đào/VOV.VN
Châu Á do dự về sự hiện diện an ninh của Mỹ
Trong bối cảnh có các lo ngại âm ỉ về sức mạnh hiện thời của Mỹ tại châu Á, cựu Thứ trưởng quốc phòng Mỹ Bill Cohen đã đặt ra một câu hỏi tại Đối thoại Shangri-La 13 ở Singapore rằng châu Á muốn thấy Washington đóng vai trò gì trong khu vực.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Nhật, Hàn gặp nhau bên lề Đối thoại Shangri-La 13 tại Singapore.
Ông Cohen, người từng phục vụ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ 1997-2001, cho rằng vẫn chưa rõ khu vực muốn nhìn thấy Mỹ đóng một vai trò lớn hơn hay thấy như hiện nay là quá đủ.
Ông Cohen đã đặt câu hỏi trên với Bộ trưởng quốc phòng Singapore Ng Eng Hen tại phiên thảo luận bế mạc của Đối thoại Shangri-La hôm 2/6.
Mỹ đóng một vai trò không thể thiếu được trong khu vực, ông Ng Eng Hen đáp. Ngoại trưởng Singapore nói thêm rằng trong nửa thế kỷ qua, Mỹ đã cung cấp chiếc ô hạt an ninh chiến lược mà nếu không có nó châu Á có thể đã không phát triển thịnh vượng như ngày nay.
"Đối với Singapore, đó là điều rõ ràng. Chúng tôi tin vào sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Và chúng tôi tin rằng không ai khác ngoài Mỹ có thể nắm giữ vai trò đó", ông Ng Eng Hen nói.
Hôm 1/6 các đại biểu tham gia diễn đàn đã chứng kiến việc Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đưa ra những khẳng định mạnh mẽ về sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, trong đó có việc Mỹ sẽ đổ nhiều nguồn lực quân sự hơn vào châu Á.
Tuy nhiên, các câu hỏi về cam kết của Mỹ đối với khu vực vẫn treo lơ lửng trên không.
Trong số những người hoài nghi có nhà ngoại giao Singapore Kishore Mahbubani, hiệu trưởng Trường chính sách công Lý Quang Diệu.
"Thật là điều đáng mừng khi thấy ông Hagel nói về sự lãnh đạo của Mỹ. Nhưng các cuộc thăm dò dư luận cho thấy công chúng Mỹ mệt mỏi với việc Mỹ đóng một vai trò quan trọng ở nước ngoài. Vì thế, làm sao thế nào họ có thể thuyết phục thế giới rằng Mỹ mong muốn giữ vai trò lãnh đạo?", ông Mahbubani nói.
Nhà phân tích an ninh Mỹ Bonnie Glaser cho hay mặc dù ông Hagel đã gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ tới khu vực bằng cách chỉ trích các hành động "đơn phương và mất ổn định" của Trung Quốc tại Biển Đông nhưng cần phải đi đến thỏa thuận.
"Tôi nghĩ Mỹ cần hành động nhiều hơn nữa để cho Trung Quốc thấy các hậu quả nếu nước này vi phạm luật pháp quốc tế", bà Glaser nói.
"Nhưng tôi chưa nhìn thấy rõ các hệ quả đó sẽ là gì xét về khía cạnh các hành động thực tế. Và tôi nghĩ đó là điều mà khu vực cần phải xem xét", nhà phân tích trên cho biết thêm.
Các nhà quan sát khác như Giáo sư Simon Tay tại Viện các vấn đề quốc tế của Singapore cho rằng khu vực không xem sự hiện diện của Mỹ là điều may mắn, do ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực. "Sự hiện diện của Mỹ mặc dù có thể làm yên tâm một số người nhưng lại làm những người khác lo lắng", ông Simon Tay nói.
Bộ trưởng quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho hay cả Mỹ và Trung Quốc đều giúp kiểm soát các tranh chấp tại châu Á thông qua sự ảnh hưởng mà họ có đối với nền kinh tế khu vực.
Trong một bài phát biểu phân tích các nguyên nhân khiến khu vực trở thành điểm nóng của các xung đột, ông Ng Eng Hen cho hay châu Á rất thiếu một cơ chế tập thể giống như châu Âu để có thể ngăn ngừa xung đột bùng nổ thành chiến tranh và ASEAN cũng không có một liên minh tương tự NATO để tránh chiến tranh.
Nhưng ông Ng Eng Hen cho rằng mối quan hệ kinh tế liên quan chặt chẽ tới nhau sẽ góp phần làm dịu tình hình.
"Cho tới nay, động lực kiềm chế là sự phát triển kinh tế vì lợi ích riêng của mỗi nước, trước tiên được Mỹ sự hỗ trợ trên quy mô lớn vì nước này cung cấp chiếc ô hạt nhân cho khu vực, và sau đó được hỗ trợ bởi sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong 2 thập niên qua", Ngoại trưởng Singapore Ng Eng Hen nói.
Tuy nhiên, mọi thứ có thể thay đổi nếu tăng trưởng sụt giảm, các tranh chấp chủ quyền leo thang hay các cấu trúc chính trị và xã hội bị thách thức bởi tầng lớp trung lưu đang gia tăng.
Chi tiêu quân sự ngày càng gia tăng của châu Á cũng là một mối lo ngại, ông Ng Eng Hen lưu ý. Trong số 10 quốc gia chi tiêu cho quân sự nhiều nhất châu Á có Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc. Các quốc gia ASEAN và Úc cũng đang trên đường tăng cường hoặc duy trì chi tiêu quốc phòng.
Ngoài ra, các bất đồng về lịch sử, ví dụ giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể dễ dàng bị đẩy lên, Ngoại trưởng Singapore nhận định.
Ông Ng Eng Hen đề xuất một giải pháp là xây dựng "lòng tin chiến lược" bằng cách đẩy mạnh hợp tác thực chất và các tương tác giữa quân đội các nước.
Lòng tin có thể được tăng cường khi quân đội các nước hợp tác cùng nhau trong trường hợp xảy ra các thảm họa nhân đạo như siêu bão Haiyan tại Philippines.
Theo Dân Trí
Mỹ còn muốn tái cân bằng sức mạnh ở Châu ÁThái Bình Dương? Chính sách tái cân bằng sức mạnh ở Châu Á là chính sách đối ngoại gây tranh cãi nhất của tổng thống Obama. Nhưng vào thời điểm thích hợp, Mỹ liệu có tái cân bằng sức mạnh ở Châu Á - Thái Bình Dương? Chính sách tái cân bằng sức mạnh của ông Obama gây tranh cãi nhiều nhất Từ khi chính sách...