Đồng minh, “đối thủ” phản ứng khi ông Donald Trump “quay lưng” với thỏa thuận hạt nhân Iran
Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại bùng nổ khủng hoảng mới ở Trung Đông sau cú “chốt hạ” của ông Donald Trump với thỏa thuận hạt nhân Iran hôm 8.5.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: Reuters.
Một số đồng minh thân cận nhất của Mỹ như Anh, Pháp và Đức đã ra tuyên bố bày tỏ “lấy làm tiếc và quan ngại” về quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Tuyên bố của những nước này nhấn mạnh sự tuân thủ của Iran, đồng thời cam kết tiếp tục thỏa thuận, theo CNN.
Sputnik đưa tin, Tổng thống Emmanuel Macron nói rằng, ba nước lấy làm tiếc quyết định của ông Donald Trump. Ông Macron cho rằng, việc một nhà nước Iran không có vũ khí hạt nhân đang bị đặt trong mối đe dọa.
“Chúng tôi sẽ làm việc chung trên một khuôn khổ rộng lớn hơn, trải dài từ các hoạt động hạt nhân, giai đoạn hậu 2025, hoạt động tên lửa đạn đạo và ổn định ở Trung Đông, đáng chú ý là Syria, Yemen và Iraq”, Sputnik dẫn chia sẻ của ông Emmanuel Macron trên Twitter sau khi ông Donald Trump ra quyết định.
Video đang HOT
Bình luận về quyết định của Mỹ, Cao ủy phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh Châu Âu (EU) Federica Maria Mogherini nói rằng, EU bảo lưu quyền hành động vì lợi ích an ninh chung của khối.
“Tôi đặc biệt lo lắng bởi các thông báo đưa ra tối nay về các biện pháp trừng phạt mới… Liên minh Châu Âu quyết tâm duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran. Chúng tôi hy vọng phần còn lại của cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục đảm bảo thỏa thuận tiếp tục được thực hiện”, bà Mogherini nói.
Về phần mình, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk cho rằng, quan điểm của ông Donald Trump về Iran và thương mại quốc tế sẽ được đáp lại bằng “phương pháp tiếp cận thống nhất của Châu Âu”.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan chia sẻ với CNN lo ngại “cuộc khủng hoảng mới” sẽ bùng nổ ở Trung Đông sau quyết định của Mỹ. “Chúng tôi không cần những cuộc khủng hoảng mới trong khu vực”, ông Erdogan nói.
Về phía Nga, Bộ ngoại giao nước này gọi quyết định vừa được Washington công bố là “đại diện cho một sự vi phạm đáng kể đối với JCPOA”.
Trước đó, ông Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) và tái áp đặt mức trừng phạt kinh tế cao nhất với Tehran.
THANH HÀ
Theo Laodong
Irsael hoan hỉ cảm ơn ông Trump vì rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hoan nghênh quyết định của Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.
Thủ tướng israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: AP
Thủ tướng Netanyahu nói cảm ơn và ủng hộ hoàn toàn quyết định của Tổng thống Donald Trump từ bỏ Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) - tên gọi chính thức của thỏa thuận hạt nhân Iran.
Trong năm 2015, Iran và 6 cường quốc gồm Nga, Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp và Đức đạt được thỏa thuận lịch sử, trong đó quy định bãi bỏ các lệnh trừng phạt liên quan đến hạt nhân, đổi lại Tehran kiềm chế chương trình hạt nhân của mình, chỉ duy trì cho mục đích hòa bình.
Ngày 8.5, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận và tái áp đặt các lệnh trừng phạt Iran ở mức cao nhất.
Chỉ 1 giờ sau khi Tổng thống Mỹ ra quyết định, Israel đã tấn công Syria vào một tiền đồn quân sự gần thủ đô Damascus, làm ít nhất 9 người thiệt mạng.
Israel từng đe dọa sẽ không dung thứ cho việc Iran thiết lập quân sự ngay trước cửa ngõ Israel ở Syria.
NGỌC VÂN
Theo Laodong
Chuyên gia: Mỹ muốn lật đổ chế độ Iran theo kịch bản Iraq Việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hôm 8.5 là bước đầu tiên trong kế hoạch của Washington nhằm thay đổi chế độ ở Tehran theo kịch bản Iraq. Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Ảnh: Reuters "Nếu nghe kỹ những gì ông Donald Trump nói, thì thực sự là Mỹ không chỉ đơn phương...