Dòng máy bay Boeing 787 Dreamliner tiếp tục bị trì hoãn bàn giao
Theo tờ Wall Street Journal ngày 4/9, việc bàn giao các máy bay dòng 787 Dreamliner của Boeing, vốn bị đình chỉ từ tháng 5, sẽ khó có thể nối lại cho đến cuối tháng 10 trong bối cảnh bất đồng với các nhà quản lý vấn đề an toàn.
Máy bay Boeing 787-10 Dreamliner được giới thiệu tại Triển lãm hàng không Paris, Pháp, ngày 18/6/2017. Ảnh: AFP/TTXVN
Thực tế trong hầu như cả năm ngoái, việc bàn giao 787 Dreamliner bị trì hoãn, trong đó có khoảng thời gian từ tháng 11/2020 đến tháng 3 năm nay, sau khi Boeing phát hiện một số lỗi trong quá trình sản xuất. Tháng 7, tập đoàn này thông báo phát hiện thêm các vấn đề “gần phần mũi của một số chiếc Boeing 787 Dreamliner” và đang nỗ lực khắc phục. Wall Street Journal cho biết trong tháng 8, Boeing đã có một cuộc họp với các quan chức Cơ quan Hàng không liên bang Mỹ (FAA), nhưng hai bên không thể nhất trí được về biện pháp bảo đảm chất lượng cho các máy bay Dreamliner.
Trong một thông báo, FAA cho biết: “FAA tiếp tục hợp tác với Boeing trong khi tập đoàn này chứng minh độ tin cậy của phương pháp đề xuất về kiểm tra chất lượng một số máy bay 787 chưa xuất xưởng. FAA sẽ không thông qua việc kiểm tra cho đến khi các chuyên gia về an toàn của chúng tôi hài lòng”.
Boeing 787 là loại máy bay hàng đầu trong phân khúc thân rộng của thị trường, trong đó Boeing chiếm ưu thế so với đối thủ Airbus. Được làm bằng vật liệu composite có trọng lượng nhẹ hơn nhôm, dòng máy bay này đặc biệt tiết kiệm nhiên liệu. Kể từ khi được chính thức đưa vào sử dụng vào năm 2012, Boeing đã bàn giao gần 1.000 chiếc 787 Dreamliners cho 69 hãng hàng không trên toàn thế giới.
Sự cố mới nhất của dòng máy bay 737 Dreamliner đã làm gia tăng những khó khăn mà Boeing phải đối mặt sau những vấn đề với dòng máy bay 737 MAX, ngay cả khi ngành du lịch bắt đầu phục hồi sau cuộc suy thoái sâu do đại dịch COVID-19 gây ra và các hãng hàng không thương mại đã thông báo những đơn đặt hàng máy bay mới với giá trị không nhỏ.
Vụ máy bay rơi tại Indonesia: Tìm thấy hộp đen thứ hai
Ngay 31/3, Bộ Giao thông vận tải Indonesia thông bao đã tim thây thiêt bi ghi âm buồng lái (CVR) cua chiêc may bay mang số hiệu SJ-182 thuôc hãng không Sriwijaya Air đa rơi xuông biên Java hôi đâu năm nay khiên toan bô 62 hanh khach va phi hanh đoan thiêt mang.
Đây chinh la hộp đen thứ 2 của chiêc máy bay gặp nạn, có thể giúp các nhà điều tra hiểu rõ hơn về nguyên nhân vụ tai nạn liệu có liên quan đến yếu tố con người hay không.
Lực lượng cứu hộ Indonesia tìm thấy mảnh vỡ của chiếc máy bay gặp nạn tại khu vực gần đảo Lancang, ngày 10/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trao đôi vơi hang tin Reuters, ngươi phat ngôn Hai quân Indonesia La Ode Muhamad Holib cho biêt hôp đen thư 2 cua chiêc may bay xâu sô Boeing 737-500 trên đa đươc tim thây sáng 31/3. Trong khi đo, môt ngươi phat ngôn bô trên tư chôi cho biêt liêu thiêt bi nay co con nguyên ven hay không.
Dư kiên, môt cuôc hop bao đê thao luân vê viêc tim thây thiêt bi CVR trên se đươc tô chưc vao 11h sang 31/3 theo giơ đia phương (11h sang cung ngay theo giơ Viêt Nam).
Trươc đo, cac thợ lặn đã tìm thấy phần vỏ ngoài va đen hiêu của hôp đen thư 2 chi trong vong vai ngay sau khi vu tai nan xay ra. Tuy nhiên, ho phai mât gân 3 thang đê tim kiêm bô nhơ cua hôp đen ơ nhưng vùng nước tương đối nông nhưng có bùn.
Máy bay Boeing Co 737-500 đã hoạt động 26 năm và bị rơi xuống vùng biển ngoài khơi thủ đô Jakarta ngày 9/1 sau khi vừa cất cánh vài phút để thực hiện hành trình từ Jakarta tới thủ phủ Pontianak của tỉnh Tây Kalimantan. Toàn bộ 62 người trên máy bay, gồm 50 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn, đã thiệt mạng. Ngay 10/2 vưa qua, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia công bố kết quả điều tra ban đầu về vụ tai nạn, theo đo nguyên nhân co thê do máy bay bị mất cân bằng lực đẩy của động cơ. Dưa trên viêc giải mã hộp đen ghi lại hành trình chuyến bay (FDR) của máy bay Boeing Co 737-500, cac nha điêu tra cho biêt sau khi cất cánh, lực đẩy trong động cơ bên trái của máy bay giảm xuống, trong khi ở động cơ bên phải vẫn không bị ảnh hưởng. Ở độ cao khoảng 3.300 m, hệ thống lái tự động của máy bay ngừng hoạt động, máy bay bị nghiêng sang trái và bắt đầu rơi.
Đây đươc xem la vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng nhất tại Indonesia kể từ sau vụ máy bay Boeing 737 MAX của hãng hàng không Lion Air rơi xuống vùng biển Java năm 2018. Vu tai nan tham khôc nay đa khiến 189 hành khách và thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
Boeing xác nhận tạm dừng hoạt động toàn bộ 128 máy bay dòng 777 Ngày 22/2, Tập đoàn Boeing xác nhận toàn bộ 128 máy bay Boeing 777 có trang bị động cơ Pratt &Whitney 4000 (PW4000), tương tự động cơ gây ra sự cố máy bay của hãng United Airlines, đã dừng hoạt động. Máy bay Boeing 777 của hãng hàng không United Airlines. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Trong thông báo bằng văn bản, người phát...