Động mạch chủ của người phụ nữ bị phình to dọa vỡ
Bệnh nhân 36 tuổi ở Bắc Giang đau bụng kéo dài, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang cấp cứu.
Kết quả chụp cắt lớp CT tối 29/11 cho thấy động mạch chủ bụng bệnh nhân bị phình to có nguy cơ vỡ. Bệnh nhân nguy cơ cao tử vong, được bác sĩ chuyển gấp đến Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E (Hà Nội).
Tiến sĩ Nguyễn Công Hựu, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực, Bệnh viện E, cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rất nguy hiểm. Các bác sĩ đã tiến hành mổ cấp cứu, khống chế trên và dưới đoạn động mạch chủ bị phình to, sau đó cắt bỏ và thay bằng đoạn động mạch nhân tạo.
Bệnh nhân đang được theo dõi tại bệnh viện E. Ảnh: T.X
Tiến sĩ Hựu chia sẻ cái khó của ca phẫu thuật này là vị trí khối phình nằm rất gần với các nhánh động mạch chủ nuôi tạng trong ổ bụng như thận, ruột… Vì thế, các phẫu thuật viên phải vô cùng khéo léo, hạn chế xâm lấn, tránh tổn thương trong vùng bụng của bệnh nhân. Nguy hiểm hơn nữa là khối phình động mạch chủ rất to (đường kính xấp xỉ 10 cm), có thể vỡ bất cứ lúc nào.
Video đang HOT
Sau 3 giờ phẫu thuật căng thẳng, ca mổ kết thúc lúc rạng sáng 30/11. Hiện, sức khỏe của bệnh nhân đã có những chuyển biến tốt, không có dấu hiệu nhiễm trùng, cơn đau bụng không còn xuất hiện.
Theo tiến sĩ Hựu, bệnh lý phình động mạch chủ bụng thường gặp ở người cao tuổi, nhất ở nam trên 60 tuổi. Bệnh hiếm gặp ở phụ nữ trẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này như xơ vữa động mạch, hút thuốc, tăng cholesterol, giới tính nam, di truyền…
Theo y văn thế giới, vỡ phình động mạch chủ bụng là một cấp cứu y khoa, nguy cơ tử vong lên đến 90%. Phình động mạch càng lớn, nguy cơ vỡ càng cao. Bệnh lý này thường diễn biến thầm lặng, bệnh nhân không có bất cứ triệu chứng nào trong suốt quá trình ủ bệnh, cho đến khi các cơn đau đột ngột xuất hiện.
Đa số trường hợp phình động mạch chủ bụng được phát hiện thông qua các phương tiện chẩn đoán hình ảnh. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần đi khám kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng một lần, nếu phát hiện bất thường nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và cấp cứu kịp thời.
Lê Nga
Theo VNE
Bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam tái tạo van tim từ màng tim tự thân
Ngày 10-11, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E là đại diện duy nhất của Việt Nam tham gia buổi Hội thảo trực tuyến quốc tế về phẫu thuật tái tạo van động mạch chủ bằng phương pháp Ozaki.
Một ca tái tạo van tim từ màng tim tự thân tại Bệnh viện E - Ảnh: BVCC
Cùng với Bệnh viện E, 3 điểm cầu khác là Đại học Bệnh viện Kyushu (Fukuoka, Nhật Bản), Đại học Sakra World (Bengaluru, Ấn Độ), Trung tâm tim mạch quốc gia Harapan Kita (Jakarta, Indonesia).
Theo GS.BS Shinji Miyamoto - Đại học Bệnh viện Kyushu (Fukuoka, Nhật Bản), trước đây bệnh van động mạch chủ được điều trị bằng phẫu thuật thay van nhân tạo. Ngày nay, phẫu thuật tái tạo van động mạch chủ Ozaki sử dụng màng tim tự thân được sử dụng rộng rãi.
Phẫu thuật Ozaki bắt đầu ở Nhật Bản từ năm 2007, hiện đã được triển khai trên toàn thế giới với hơn 2000 trường hợp.
Ưu việt của phương pháp này là giá thành phù hợp với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam do không phải mua van tim nhân tạo (giá khoảng 40 triệu đồng), bệnh nhân không phải sử dụng thuốc chống đông, van tim mới phù hợp kích cỡ từng bệnh nhân.
GS.TS Lê Ngọc Thành - giám đốc Bệnh viện E - cho biết Trung tâm Tim mạch của bệnh viện là một trong những nơi triển khai thành công phẫu thuật tái tạo van động mạch chủ bằng phương pháp Ozaki.
Đến nay đã có 107 người bệnh được phẫu thuật bằng phương pháp này, sau khi trở về cuộc sống bình thường, van tim hoạt động rất tốt, không phải dùng thuốc chống đông máu.
GS Lê Ngọc Thành mong muốn chuyển giao kỹ thuật này cho các bác sĩ chuyên ngành tim mạch ở các bệnh viện khác như Chợ Rẫy (TP.HCM), Y dược TP.HCM, Nhi trung ương, Tim Hà Nội, Đa khoa Việt Tiệp (Hải Phòng), Đa khoa Thanh Hóa, Đa khoa Thái Bình, Đa khoa Hải Dương..., giúp người bệnh hưởng lợi từ những tiến bộ khoa học trong điều trị các bệnh lý tim mạch, trong đó có van động mạch chủ.
Theo tuoitre
Cảnh báo tai nạn vì 'đá nano chữa bách bệnh' Đã có hai bệnh nhân nuốt phải loại dị vật có hình tròn hoặc lục giác có cạnh sắc nhọn, được quảng cáo là "đá nano chữa bách bệnh" phải vào Bệnh viện E để gắp loại đá nguy hiểm này. Bệnh nhân 67 tuổi vào Bệnh viện E hôm nay, 23-11, do nuốt phải dị vật hình tròn như đồng xu. Dị...