Động lực tăng trưởng mới
Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 21 đã chính thức khai mạc tại Bali, Indonesia trong nỗ lực tạo thêm những động lực mới cho tăng trưởng toàn cầu.
Phiên họp của cá nhà lãnh đạo trong ngày khai mạc Hội nghị cấp cao APEC 7-10
tại Bali, Indonesia
Được thành lập tháng 11-1989 với 12 thành viên, đến nay, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) đã trở thành cơ chế hợp tác kinh tế có quy mô lớn nhất trong khu vực với sự tham gia của 21 nền kinh tế. Chiếm khoảng 52% diện tích lãnh thổ, 59% dân số, 70% nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới và đóng góp khoảng 57% GDP toàn cầu và hơn 50% thương mại thế giới, có thể nói APEC đầy những tiềm năng to lớn.
Thực tế hơn hai thập kỷ qua cho thấy cùng với các cơ chế hợp tác khác như ASEAN, ASEAN với các đối tác, Liên kết kinh tế Đông Bắc Á…, APEC đã có những bước tiến dài trong việc thực hiện mục tiêu mở rộng và tăng cường liên kết kinh tế khu vực. Theo hướng thúc đẩy tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, thương mại nội khối đã tăng gần 7 lần, đạt 11.000 tỷ USD năm 2011; biểu thuế quan trung bình đã giảm gần 70%, trong đó chỉ riêng hai vòng đàm phán thành công cắt giảm 5% thuế quan đã tiết kiệm được gần 59 tỷ USD cho các giao dịch thương mại.
Thế nhưng phía trước APEC vẫn đầy những thách thức. Báo cáo mà Ngân hàng Thế giới vừa công bố cho biết tăng trưởng của khu vực Đông Á đang suy giảm do Trung Quốc chuyển trọng tâm từ xuất khẩu sang thị trường nội địa. Các nền kinh tế lớn thuộc nhóm thu nhập trung bình như Indonesia, Malaysia và Thái Lan cũng chứng kiến sự suy giảm tăng trưởng nhẹ do chịu ảnh hưởng bởi suy giảm đầu tư, giá hàng hóa thế giới đi xuống và xuất khẩu không như mong muốn.
Điều này đương nhiên sẽ tác động tiêu cực đến mục tiêu đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực. Chính vì thế mà tại Hội nghị thượng đỉnh lần này, APEC tập trung thúc đẩy một số lĩnh vực hợp tác nhằm tăng cường liên kết kinh tế và ứng phó với các thách thức trong quá trình phục hồi và phát triển bền vững, đồng thời tiếp tục nỗ lực cải cách. Trước những chuyển động sâu sắc tại khu vực, APEC cho rằng phải đẩy nhanh việc hoàn thành mục tiêu Bogor nhằm tự do hoá thương mại và đầu tư tại châu Á – Thái Bình Dương đối với các nền kinh tế phát triển vào năm 2010 và đối với các nền kinh tế đang phát triển là năm 2020; tăng trưởng bền vững gắn với công bằng; tăng cường kết nối.
Đặc biệt, cơ cấu liên kết kinh tế trong khuôn khổ APEC sẽ được quan tâm nhằm kích hoạt những tầng nấc liên kết kinh tế mới, với nội hàm sâu rộng, mức cam kết cao. Nổi bật trong số đó có Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được các thành viên APEC phấn đấu cơ bản hoàn tất tại hội nghị Bali lần này. Các bên cũng khởi động đàm phán các Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Đông Bắc Á…
Video đang HOT
Với Việt Nam, APEC hiện là khu vực đầu tư trực tiếp lớn nhất, chiếm khoảng 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu và 75% lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. APEC không chỉ là một diễn đàn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế, đối ngoại, an ninh mà còn là một kênh hiệu quả để Việt Nam đẩy mạnh hợp tác và làm sâu sắc quan hệ song phương với các thành viên, trong đó có hầu hết những đối tác chiến lược và đối tác toàn diện của Việt Nam.
HOÀNG SƠN
Theo ANTD
Tương quan lực lượng hải quân Nhật Trung
Tương quan lực lượng Hải Quân Nhật - Trung như thế nào trước khả năng có thể xảy ra chiến tranh Đông Bắc Á.
Trong bối cảnh khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang dần trở thành trung tâm kinh tế, chính trị thế giới, trọng lực trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang chuyển sang Đông Bắc Á, nơi tập trung lợi ích xung đột của các cường quốc lớn như - Trung Quốc, Nhật, Mỹ, Nga. Tại Bắc Á, khả năng xung đột chủ yếu tập trung tại Biển Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản - hai đối thủ chính.Đối tượng tranh cãi giữa hai nước là chủ quyền của các đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) và phân định các vùng đặc quyền kinh tế.
Nguồn ảnh: Reuters
Hải quân Nhật
Lực lượng Quốc phòng Hải quân Nhật sẽ là một hạm đội hiện đại và đa dạng. Trên khu vực Senkaku, Nhật sẽ có thể triển khai ít nhất 4 bốn tàu khu trục Aegis từ các căn cứ tại Yokosuka, Sasebo and Kure. Tính năng đặc biệt của những tàu này bao gồm khả năng kiểm soát lực lượng hải quân và không quân, tỉ lệ phát hiện mục tiêu cao, khả năng vận hành tất cả vũ khí trên tàu.
Nhật cũng có thể sử dụng hàng chục tàu khu trục có khả năng chiến đấu khiêm tốn hơn để giải quyết những nhiệm vụ chống tàu ngầm và phòng không địa phương.
Đối với những nhiệm vụ chiến đấu chống lại Trung Quốc, chủ yếu là theo dõi các tàu ngầm hạt nhân, Nhật có thể cấp tới 8 tàu ngầm diesel để đối phó. Một tàu tiêu diệt trực thăng lớp Hyuga mới có thể được sử dụng nhằm thực hiện những nhiệm vụ chống tàu ngầm.
Nhật cũng sở hữu nhiều tàu chiến đổ độ. Tuy nhiên, một trận chiến trên đất liền trên đảo Senkaku chỉ cần sự tham gia của các nhóm binh lính nhở mà không cần trang bị vũ khí hạng nặng, tiếp đất từ trực thăng hay thủy phi cơ.
Tuy nhiên, để có thể thực hiện một cuộc chiến đổ bộ thành công, cả hai bên cần có có ưu thế cả trên biển và trên không, thực tế trong bối cảnh hiện nay chưa bên nào có khả năng đó.
Cũng cần lưu ý rằng nếu Nhật dựng một tiền đồn trên đảo Okinawa, Nhật sẽ phải vận chuyển một lượng lớn đạn dược, vũ khí và trang thiết bị bằng đường thủy. Thậm chí, nếu đi được tới cuối hành trình của "tuyến Thái Bình Dương" thì vẫn có khả năng những chuyến hàng này bị tấn công đáng kể. Vì vậy, Nhật sẽ phải đảm bảo các đoàn vận chuyển có khả năng chống tàu ngầm mạnh.
Cần lưu ý rằng, các tàu chiến của Nhật không có khả năng tấn công những căn cứ bên bờ biển thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời điểm nước này bị cấm sở hữu vũ khí liên quan tới hệ thống tên lửa.
Hải quân Trung Quốc
Lực lượng hải Quân Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc có khả năng chiến đấu khá ấn tượng. Hạm đội Biển Đông của Trung Quốc (với các căn cứ chính tại Ninh Ba và Thượng Hải) đã được triển khai trực tiếp trong khu vực có xung đột. Lực lượng chiến đấu thực sự nằm ở bốn tàu khu trục do Nga chế tạo được trang bị vũ khí chống tàu rất mạnh. Ngoài ra, Hạm đội Biển Đông cũng sở hữu 7 tàu ngầm diesel (trong đó có 4 tàu ngầm là do Nga sản xuất) có khả năng thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ chiến đấu, bao gồm theo dõi địch trên mặt đất và trên biển, tiêu diệt quân địch bằng tên lửa chống tầu, ngư lôi.
Hạm đội Biển Đông chưa có lực lượng chống tàu ngầm hiệu quả. Tuy nhiên, cần chú ý một điều rằng tên lửa của Trung Quốc (chưa có con số chính xác tên lửa tại khu vực này những có thể chắc chắn rằng không dưới 20 tên lửa) sẽ không cho phép những con tàu siêu hạng của Nhật tiếp cận bờ biển.
Có thể dự đoán rằng, trong trường hợp xảy ra xung đột trên Senkaku, một phần Hạm đội Biển Đông sẽ tham chiến, từ đó hoàn toàn có thể làm giảm những ưu thế của Nhật bản trên biển. Những con tàu được cải tiến mới nhất của Trung Quốc được trang bị của hệ thống đa nhiệm Aegis Trung Quốc tương đương, có thể tiêu diệt các mục tiêu địch trên không, trên biển nằm ngoài tầm bắn của vũ khí Nhật.
Tương quan hải quân
Giữa hai lực lượng Trung - Nhật, hải hạm đội của hai bên đều có khoảng 20 tàu chiến đổ bộ các loại tuy nhiên dự đoán khả năng có thể nổ ra một cuộc chiến trên bộ quy mô lớn tại khu vực Senkaku là gần như không tồn tại.
Đối với các con tàu chiến thuộc hạm đội Biển bắc, Trung Quốc có lẽ sẽ quyết định lưu kho tất cả trang thiết bị trên ngoại trừ tàu ngầm hạt nhân đa mục tiêu.
Chưa có con số chính xác nào cho biết về số lượng các tàu ngầm hạt nhân mới mà Hải Quân Trung Quốc sở hữu (có lẽ là ba) và mức độ sẵn sàng chiến đấu của bốn tàu ngầm đã lỗi thời của nước này. Tuy nhiên, có thể dự đoán rằng ít nhất hai tàu ngầm sẽ tham gia vào nhiệm vụ cắt đứt nguồn viện trợ tới Okinawa.
Hiện, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung quốc đang trong quá trình thử nghiệm và chưa thể thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ngay.
Vì vậy, nếu xảy ra một cuộc xung đột Trung - Nhật quy mô lớn, trừ khi có bên thứ ba tham gia, nếu không Trung Quốc có lẽ sẽ giành được ưu thế mặc dù tổn thất sẽ là rất lớn.
Theo Người đưa tin
Kịch bản giả định chiến tranh Đông Bắc Á - Kỳ 1: Ai sẽ tham chiến? Trong bối cảnh khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang ngày càng trở thành trung tâm chính trị và kinh tế thế giới, Đông Bắc Á là nơi mà quyền lợi của 4 cường quốc thế giới: Mỹ, Nga,Trung Quốc và Nhật Bản hội tụ, xung đột lẫn nhau, tờ Russia Beyond the Headlines (Nga) nhận định. Nếu chiến tranh có...