Động lực mới cho hồ tiêu Đồng Nai xuất khẩu mạnh sang châu Âu
Với Hiệp định thương mại tự do EVFTA, nhiều mặt hàng nông sản có thế mạnh của Đồng Nai sẽ được hưởng thuế suất 0% như cà phê, hạt tiêu, mật ong… khi vào thị trường châu Âu.
Trong đó, hồ tiêu sạch đã có những bước đi vững vàng để đón chờ cơ hội.
Tự tin nhờ chất lượng
Năm 2014, HTX Nông nghiệp Lâm San ở xã Lâm San (huyện Cẩm Mỹ) đã được thành lập do ông Nguyễn Ngọc Luân làm giám đốc để khuyến khích nông dân sản xuất hồ tiêu sạch. Mục tiêu HTX hướng tới là tạo nên vùng nguyên liệu bền vững để hạt tiêu Đồng Nai xuất ngoại.
Theo ông Luân, sản xuất tiêu sạch không có nghĩa là không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Vấn đề là khi nào cần và sử dụng bao nhiêu là vừa để hạt tiêu không còn dư lượng thuốc BVTV.
Muốn làm được như vậy, nông dân phải học và nắm vững kiến thức để thực hành nông nghiệp tốt.
Người dân thu hái tiêu sạch ở xã Lâm San. Ảnh: Nguyên Vỹ
Trong năm khởi đầu chương trình tiêu an toàn (2015), HTX hồ tiêu Lâm San đã cung cấp 100 tấn hồ tiêu sang EU. Từ đó đến nay, HTX vẫn không ngừng liên kết với các nông hộ và mở rộng diện tích vùng trồng tiêu sạch.
Hiện, HTX đã có trên 950 thành viên với diện tích trồng tiêu đạt hơn 920ha.
Anh Vòng Thành – nông dân xã Lâm San kể, được chuyển giao kỹ thuật cũng như các nguyên liệu đầu vào cần thiết, 4 năm trước, anh Thành đã cùng 20 nông hộ khác tham gia nhóm canh tác chỉ sử dụng phân bón hữu cơ để thay thế phân hóa học.
Video đang HOT
Sản xuất hữu cơ tuy năng suất không cao nhưng bù lại, đất đai màu mỡ, cây trồng không bị kiệt sức, sức khỏe nông dân và người dùng đảm bảo.
“Và quan trọng hơn là hồ tiêu có đầu ra ổn định” – anh Thành nói.
Ông Luân kể, từ khi HTX chính thức xuất tiêu sang châu Âu đến nay, nhờ cắt giảm khâu trung gian, nâng cao chất lượng sản phẩm nên giá thu mua tiêu nguyên liệu ở các hộ trồng tiêu sạch là thành viên của HTX luôn cao hơn so với giá thị trường 200 USD/tấn.
Dự kiến năm nay, HTX xuất khẩu 500 tấn tiêu sọ và 1.000 tấn tiêu đen. Trong đó, 85% sản lượng được xuất sang thị trường châu Âu, còn lại xuất sang Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Chuẩn bị cho con đường dài lâu
Đã cạnh tranh là phải bắt đầu từ chất lượng và hội nhập là cuộc chơi lâu dài, đó là quan niệm của ông Nguyễn Ngọc Luân. Xây dựng năng lực cạnh tranh bền vững là con đường hồ tiêu Lâm San bền bỉ theo đuổi trong hơn 10 năm qua.
Tất nhiên, những hàng rào kỹ thuật, các rào cản phi thuế quan sẽ ngày càng nghiêm ngặt hơn. Trong đó, châu Âu rất đặt nặng vấn đề phát triển bền vững. Những yêu cầu này, HTX Lâm San đã chuẩn bị và thực hiện từ rất sớm nên rất tự tin.
Từ trước khi có các FTA, tiêu sạch của Lâm San đã đi châu Âu. “Nay EVFTA có hiệu lực càng tạo thêm động lực để hồ tiêu Lâm San nói riêng và nông sản Đồng Nai hoàn thiện mình, để tiến xa hơn vào thị trường khó tính này” – ông Luân nói.
Theo ông Lương Thành Trung – Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp tỉnh, Đồng Nai đã hình thành được nhiều vùng chuyên canh hồ tiêu với diện tích lớn như ở vùng Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Định Quán…
Ở các vùng này đều có các cơ sở sản xuất được chứng nhận an toàn thực phẩm, GAP hoặc Organic.
Chính sách hỗ trợ liên kết bền vững được tiến hành song song với hỗ trợ cho nông dân và doanh nghiệp tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Thực tế, đã có nhiều nông dân thay đổi thói quen canh tác. Những người như anh Vòng Thành thay vì chạy theo đại trà năng suất, đã liên kết lại trong các tổ nhóm tập trung canh tác sạch.
Đồng Nai tin rằng hồ tiêu vẫn là cây trồng chủ lực mang lại giá trị cao. “Trồng tiêu theo hướng sạch, hữu cơ cùng định hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, nghề hồ tiêu vẫn sống tốt ở vùng đất này” – ông Trung chia sẻ.
Còn theo ông Trần Lâm Sinh – Phó Giám đốc Sở NNPTNT, không chỉ hồ tiêu mà nhiều mặt hàng nông sản khác của tỉnh cũng đã có bước chuẩn bị khá tốt từ nhiều năm qua.
Biết là hàng rào kỹ thuật sẽ khắt khe nhưng nông sản Đồng Nai tin tưởng bắt kịp dòng chảy hàng hóa vào EU. Cụ thể, EVFTA sẽ tác động nhiều mặt lên nông nghiệp tỉnh Đồng Nai từ thủy sản, chăn nuôi cho tới trồng trọt. Đặc biệt, sẽ có nhiều mặt hàng hưởng thế lợi nhanh hơn như hạt tiêu, mật ong…
Việc kiểm dịch thực vật, tỉnh cũng có những vùng trồng thanh long xuất đi châu Âu, đảm bảo truy xuất nguồn gốc. Sản phẩm có lợi thế là bưởi Tân Triều, chôm chôm Long Khánh… đều đã có chỉ dẫn địa lý của Đồng Nai. Tiếp đó là nhóm sản phẩm cà phê rang xay, cà phê nhân có lợi thế khi mức thuế giảm mạnh.
Cây điều "hồi sinh", nông dân chỉ vui một nửa vì giá giảm thấp
Dù dự báo vụ điều năm 2020 cho năng suất khá nhưng giá điều giảm thấp ngay đầu vụ đang khiến nông dân ở các vùng trồng Đồng Nai, Bình Phước kém vui.
Trong 3 năm trở lại đây, biến đổi khí hậu, sâu bệnh hại tấn công đã làm nhiều vườn điều ở thủ phủ Bình Phước thất thu, có vườn mất trắng. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của ngành nông nghiệp, phần lớn diện tích điều trong tỉnh đang phục hồi mạnh mẽ.
Cây điều "hồi sinh"
Nhiều vùng trồng điều ở Bình Phước đang vụ thu hoạch nhưng giá mua điều thô giảm thấp. Ảnh: Nguyễn Vy
Cùng với nỗ lực áp dụng kỹ thuật và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh từ sớm của nông dân, tại khắp các vùng trồng điều lớn như: Bù Đăng, Đồng Phú, Bù Gia Mập và Phú Riềng, năm nay điều ra bông đậu trái đồng loạt, tỷ lệ đậu trái cao.
Bà Đỗ Thị Thúy - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bù Gia Mập cho biết, mấy năm gần đây, nhiều cơn mưa hay xuất hiện trái mùa ngay thời điểm cây điều ra bông thụ phấn. Cùng với sâu bệnh hại, cây điều bị khô bông, cháy lá khiến năng suất thấp, chỉ khoảng 1 tấn/ha.
Đây là những thách thức lớn đối với ngành điều Bình Phước. Để khắc phục, Trung tâm luôn bám sát mục tiêu nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nông dân kiến thức, kỹ thuật phát triển cây điều.
Ông Đặng Ngọc Thuận (Bù Gia Mập) cho hay, gia đình có 3ha điều 17 năm tuổi. Kết thúc vụ điều năm 2019, nhờ tích cực dọn rẫy, tỉa cành, bón phân vườn điều đã phát triển xanh tốt trở lại. Nhờ thời tiết, khí hậu năm nay tương đối thuận lợi nên điều có tỷ lệ đậu trái cao. Những ngày đầu tháng 2, gia đình ông đã thu được 4 - 5 tạ, dự kiến cuối vụ sẽ thu khoảng 10 tấn, năng suất bình quân 3,5 tấn/ha.
Tuy nhiên giá điều hiện đang giảm thấp, chỉ 26.000 - 28.000 đồng/kg. Cũng như nhiều hộ nông dân khác, ông Thuận đang lo lắng việc càng về cuối vụ, giá điều còn giảm nữa. "Năm nay, điều được mùa nhưng giá không cao nên nông dân kém vui" - ông Thuận nói.
Cùng tâm trạng, anh Trần Văn Mai ở huyện Thống Nhất (Đồng Nai) kể, đầu vụ điều năm 2019, anh bán được giá 35.000 - 36.000 đồng/kg, thì hiện nay chỉ được thương lái thu mua với giá 27.000 đồng/kg.
Nông dân kém vui
Không chỉ cây điều, các loại cây khác như hồ tiêu cũng đang vụ thu hoạch nên việc tìm công thu hái thêm khó. Tiền thuê nhân công hái điều năm trước chỉ từ 200.000 - 210.000 đồng/ngày, thì năm nay chủ vườn phải trả từ 250.000 - 260.000 đồng.
"Thuê nhân công giá cao trong khi giá điều giảm mạnh, khiến thu nhập mang lại thấp hơn so với một số loại cây trồng khác" - anh Mai cho biết.
Theo các đại lý thu mua điều trên địa bàn tỉnh, trước tết giá điều dao động từ 30.000 - 31.000 đồng/kg. Thời điểm này điều chưa chín nhiều. Đến nay, giá điều thô chỉ còn 26.000 - 28.000 đồng/kg; giảm từ 3.000 - 5.000 đồng/kg.
Theo anh Mai, giá điều phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu gặp mưa, hạt điều ngấm nước, tỷ lệ nảy mầm cao, chất lượng giảm thì giá điều sẽ đồng loạt giảm. Vụ nào thu hoạch ít mà nhiều công ty thu mua, sản xuất, chế biến thì giá điều tăng lên do cạnh tranh. Giá điều còn phụ thuộc vào hoạt động xuất, nhập khẩu điều trên thị trường quốc tế.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), từ tháng 1, giá hạt điều giảm do nguồn cung dồi dào khi nhiều nước trồng cùng bước vào vụ thu hoạch rộ, trong khi nhu cầu tiêu thụ chững lại do các kỳ lễ hội lớn đã qua. Ước tính, xuất khẩu hạt điều trong tháng 1 chỉ đạt 31.000 tấn, trị giá 215 triệu USD, giảm 27,1% về lượng và giảm 28% về trị giá so với tháng 12/2019.
Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cũng ghi nhận, do thời tiết năm nay thuận lợi cho sự ra hoa và kết trái của cây điều, sản lượng điều thế giới dự kiến tăng nhiều so với năm ngoái. Hiện tại đã có một số mức giá chào hàng cho vụ mùa mới nhưng giá chỉ để thăm dò là chính, chưa có giá chính thức. Hơn nữa, giá chào hiện tại chưa phù hợp với giá điều nhân nên hầu hết các nhà chế biến còn đang ngoảnh mặt.
Theo Danviet
Thủ tướng chỉ đạo giải quyết 3 vấn đề về giải ngân vốn đầu tư công Sáng 16-7 đã diễn ra Hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với các địa phương về đẩy mạnh thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2020. Toàn cảnh hội nghị. Chủ trì đầu cầu Chính phủ có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, cùng lãnh đạo các bộ, ngành. Tại đầu cầu Hà Nội, dự...