Động lực để phát triển
Khác biệt văn hóa có thể là cái cớ dẫn tới đối đầu và xung đột, song chính đa dạng văn hóa lại là một động lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển toàn cầu.
Hiểu biết và tôn trọng văn hóa của nhau giúp con người xích lại gần hơn
Kết thúc Diễn đàn toàn cầu của Liên minh các nền văn minh LHQ (UNAOC) diễn ra trong 2 ngày 27 và 28-2 tại Thủ đô Vienna của Áo, hơn 2.000 thành viên là đại diện các Chính phủ và tổ chức quốc tế trên khắp thế giới đã tái khẳng định cam kết tăng cường thúc đẩy hơn nữa đối thoại văn hóa. Các vị là người đứng đầu nhà nước, Bộ trưởng Ngoại giao sau những cuộc gặp để thảo luận về tình hình Syria, Mali, tiến trình hòa bình Trung Đông và tương lai của phát triển bền vững đã cho rằng cùng tôn trọng nhau, đối thoại và khoan dung là chìa khóa để giải quyết bền vững những vấn đề toàn cầu cấp bách hiện nay.
Chính vì thế, trong cam kết của Diễn đàn UNAOC lần thứ 5 tại Vienna công bố ngày 28-2, các thành viên tham dự một lần nữa công nhận tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác giữa các nước, thúc đẩy việc tôn trọng hơn giữa các nền văn minh, văn hóa và tôn giáo. Diễn đàn cũng đã thỏa thuận thiết lập các mạng lưới cộng tác giữa chính phủ, khu vực tư nhân, xã hội dân sự và phương tiện thông tin đại chúng để thúc đẩy đối thoại giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau.
Video đang HOT
Kết quả trên được xem là một thành công của UNAOC – một diễn đàn được khởi xướng từ năm 2005 theo sáng kiến của Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ với sự bảo trợ của LHQ để theo đuổi mục tiêu góp phần thúc đẩy đổi thoại và hợp tác giữa các nền văn hóa, văn minh và tôn giáo, chống lại các thế lực kích động chủ nghĩa cực đoan và phân cực. Bởi chỉ cần nhìn vào vô số các cuộc xung đột đã và đang diễn ra trên khắp thế giới như các cuộc xung đột ở vùng Balkan, Kavkaz, châu Phi… và điển hình là cuộc xung đột Israel-Palesstine đã có thể thấy nguồn cơn xuất phát từ sự khác biệt sắc tộc, ngôn ngữ hay nói chung là văn hóa.
Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon cho rằng, 3/4 các cuộc xung đột lớn trên thế giới ngày nay xuất phát từ khía cạnh văn hoá. Vì thế, theo người đứng đầu tổ chức lớn nhất hành tinh này, thế giới cần giải quyết các cuộc xung đột văn hoá, nhằm làm giảm những căng thẳng – tiền đề rất quan trọng để đi tới đối thoại, giải quyết các mâu thuẫn, xung đột và cả chiến tranh.
Cũng theo Tổng thư ký Ban Ki-moon, trong bối cảnh đó, văn hoá là tập hợp các giá trị, quan điểm, các mô hình ứng xử và lối sống, bác bỏ bạo lực, thúc đẩy sự khoan dung và đối thoại giữa các cộng đồng khác nhau trong tinh thần tôn trọng sự đa dạng. Vì vậy, tăng cường đối thoại giữa các nền văn minh có vai trò quan trọng và cần thúc đẩy các nỗ lực chuyển các ý tưởng này thành hành động xây dựng thế giới hoà bình.
Được Tổng thư ký LHQ bổ nhiệm làm Đại diện cấp cao của UNAOC, ông Jorge Sampaio đã nhấn mạnh tới vai trò của sự trao đổi giữa các nền văn hoá nhằm giải quyết các vấn đề nóng bỏng hiện nay của thế giới. Theo vị đại diện cấp cao là cựu Tổng thống Bồ Đào Nha này, cần tạo ra một môi trường thuận lợi và sự hợp tác mạnh mẽ hơn cho đối thoại liên văn hoá bởi điều đó giúp cho con người, các nền văn hoá, văn minh khác nhau đi tới sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau nhằm chia sẻ và cùng chung sức giải quyết các vấn đề chung cùng quan tâm.
Theo ANTD
Phát hiện bí quyết trốn máy bay của bin Laden
Danh sách 22 bí quyết tránh và đánh lừa máy bay không người lái, trong đó có cả lời khuyên của trùm khủng bố Osama bin Laden, được tìm thấy gần đây trong chiếc phong bì mà những phần tử cực đoan bỏ lại trong tòa nhà ở Mali.
Tài liệu liệt kê nhiều lời khuyên như "trốn dưới tán cây rậm rạp" (được cho là của bin Laden) và nhiều cách đánh lạc hướng máy bay không người lái như sử dụng búp bê.
Được phóng viên của hãng tin AP tìm thấy trong tòa nhà ở Timbuktu, thành phố cổ bị những phần tử Hồi giáo cực đoan chiếm đóng từ năm ngoái, tài liệu này được cho là bị các tay súng bỏ lại sau trận tấn công của quân đội Pháp vào tháng trước. Những điều này đã được đưa lên một số diễn đàn Hồi giáo, nhưng rất ít có bản dịch sang tiếng Anh.
Tập tài liệu cho thấy lực lượng al-Qaeda ở Tây Phi đoán trước quân đội sẽ hành động như thế nào khi cuộc chiến đang chuyển từ mặt đất lên trên không.
Tài liệu cũng cho thấy sự hợp tác giữa các nhóm al-Qaeda ở nhiều nơi với nhau. Các chuyên gia an ninh gọi đây là mối lo ngại lớn.
Một máy bay không người lái được đưa tới Tây Phi và chân dung bin Laden (ảnh nhỏ)
"Tài liệu mới được phát hiện... cho thấy chúng ta không còn đối mặt với một vấn đề địa phương đơn lẻ, mà với kẻ thù đang vươn khắp các châu lục để chia sẻ bí quyết mới nhau", Bruce Riedel, cựu đặc vụ CIA và đang là giám đốc dự án tình báo tại Viện nghiên cứu Brookings, nhận xét.
Dù một số hướng dẫn đã lỗi thời hoặc cường điệu, nhưng cho thấy những tay súng cực đoan ở Mali đang đối phó với đội máy bay không người lái bằng chiến lược khá tốt, giúp họ có thể lẩn trốn trên sa mạc mà ít để lại dấu vết.
Theo thượng tá Cedric Leighton, cựu quân nhân của Không quân Mỹ, người lập ra chương trình máy bay không người lái Predator và sau đó tham gia chiến dịch săn lùng bin Laden ở Afghanistan, nói rằng sự thành công của một số lời khuyên phụ thuộc vào hoàn cảnh và kiểu máy bay không người lái được triển khai. Ví dụ, từ trên không, khi khả năng đánh giá độ sâu trở nên không chính xác, thì một cảm biến hình ảnh của máy bay không người lái sẽ coi nóc xe hơi giống như người nằm trên mặt đất.
Mẫu máy bay không người lái mới như Harfung mà quân đội Pháp sử dụng được trang bị cảm biến hồng ngoại nên có khả năng nhận diện nguồn nhiệt của động cơ xe vừa bị tắt nguồn. Tuy nhiên, ngay cả cảm biến hồng ngoại cũng gặp khó khăn trong việc phát hiện một chiếc xe nằm trong lều để qua đêm, khi nhiệt độ của động cơ xe bằng với nhiệt độ môi trường xung quanh.
Tài liệu nói trên được xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Ả-rập vào tháng 6/2011 trên một trang web của lực lượng cực đoan ở Tây Phi.
Theo 24h
Pháp lên lịch rút quân khỏi Mali Pháp chuẩn bị rút quân khỏi Mali sau khi giành thắng lợi trong cuộc chiến với phiến quân Hồi giáo tại miền bắc Mali - Ảnh: Reuters Lực lượng quân đội do Pháp dẫn đầu tại Mali đã tiêu diệt hàng trăm phiến quân trong cuộc chiến giành lại quyền kiểm soát miền bắc quốc gia Tây Phi này. Với việc căn cứ...