Động lực bị trầm uất?
Giải trình tại phiên thảo luận, tại cuộc họp Quốc hội bàn về một cơ chế đặc thù cho TP.HCM, bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, TP.HCM đã và đang là trung tâm kinh tế lớn nhất. Do vậy, nếu thành phố phát triển nhanh hơn sẽ đóng góp nhiều hơn cho đất nước.
“Thành phố thu 100 đồng, chỉ giữ lại 18 đồng, điều tiết về trung ương 82 đồng. Vấn đề là động lực tăng trưởng của thành phố đang chậm lại. Năm 2010 tăng 10,7%, đến 2015 còn hơn 9%, qua đó làm chậm lại mức tăng chung của cả nước mà các địa phương khác có tăng nhanh hơn cũng không bù lại được”. Còn đại biểu Dương Trung Quốc ví von, “TP.HCM từ sầm uất đang trở thành… trầm uất vì không phát triển được như chính sức lực của thành phố”.
Thách thức lớn cho mọi thành phố là: phải là nơi sống an toàn, văn minh, điều kiện làm việc tốt mới giữ được giới thiệu tinh hoa đóng góp cao cho phát triển thành phố.
Từ những ý kiến này, thử đọc lại ý kiến của chuyên gia về phát triển kinh tế David Dapice nói về thành phố thông minh.
Giáo sư David Dapice là chuyên gia hàng đầu về kinh tế phát triển ở Đông Nam Á, ông nghiên cứu chuyên sâu về Indonesia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Ông từng là cố vấn trưởng cho bộ Tài chính Indonesia khi đất nước này đang tăng trưởng. Giáo sư Dapice đã nghiên cứu nền kinh tế Việt Nam từ cuối thập niên 1980, trọng tâm là các vấn đề kinh tế vĩ mô, chính sách đầu tư công, và phát triển vùng. Chính phủ Việt Nam thường xuyên tham khảo ý kiến chuyên môn của giáo sư Dapice về các vấn đề chính sách kinh tế. Ông là tác giả và đồng tác giả của nhiều nghiên cứu chính sách, cụ thể là công trình Lựa chọn thành công: Bài học từ Đông và Đông Nam Á và tương lai Việt Nam.
Ông đưa ra vài con số toàn cầu. Trên thế giới hiện nay, hơn 50% dân số, 80% GDP các quốc gia đều gom về các đô thị, các thành phố.
Vì sao? Vì năng suất kinh tế ở thành phố cao hơn, xã hội có nhiều hoạt động sôi động với nhiều người làm chuyên môn hơn và ở thành phố, tính hợp tác cũng cao hơn. Đồng thời, cũng có những vấn nạn sinh ra: nạn tắc đường, ô nhiễm, tội phạm hình sự. TP.HCM trước đây có tỷ trọng sản xuất là 20 – 22%, đến nay tỷ trọng này ngày càng giảm. Số người tham gia lao động sản xuất thì giảm, nhưng số lượng sản phẩm lại tăng vì quy mô sản xuất tự động hoá, sử dụng robot, sử dụng thiết bị cảm biến, trí tuệ nhân tạo tốt hơn. Robot giờ có thể may vá quần áo ở các khâu cần sự tinh tế, khéo léo. Những công việc sản xuất mà cần nhiều không gian dần dần được đưa về nông thôn.
Video đang HOT
“Dịch vụ không cần nhiều không gian. Nhân sự tham gia khâu dịch vụ ở các thành phố tăng nhanh, lúc đó thành phố mới có dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Các ngành dịch vụ có hàm lượng tri thức cao tập trung ở thành phố vì chính đô thị cần hệ thống dịch vụ tốt, cần hệ thống quản lý tốt như bác sĩ, kỹ sư, luật sư, thầy cô giáo giỏi, lập trình viên”, David Dapice chia sẻ.
Các đô thị cần những đại học cộng đồng để dân thành phố đi học suốt đời, họ cần học thêm kiến thức, kỹ năng để tận dụng được ưu thế là “dân tại chỗ” mà có kiến thức, kỹ năng tốt.
Việc dịch chuyển dân giữa các thành phố hiện nay xảy ra thường xuyên. Đất lành chim đậu. Những người có chuyên môn sẵn sàng đi đến nước khác, thành phố khác có điều kiện làm việc tốt hơn. Thách thức lớn cho mọi thành phố là: phải là nơi sống an toàn, văn minh, điều kiện làm việc tốt mới giữ được giới tinh hoa đóng góp cao cho phát triển thành phố.
TP.HCM khó phát huy ưu điểm nếu không có đủ ngân sách. Thành phố năng động thì môi trường kinh doanh phải tốt cho doanh nghiệp phát triển. Thành phố cần “nâng niu” bộ não thông minh bằng một môi trường sống và làm việc văn minh. Thành phố cần ngân hàng, quỹ đầu tư mạo hiểm và cần có quan hệ tốt với trí thức, tư nhân. Các công ty chỉ có thể phát triển tốt khi hạ tầng, không gian sống và hợp tác tốt.
TP.HCM cần tạo giải pháp chính sách hạ tầng tốt. Tất nhiên thành phố không thể là ốc đảo khi chung quanh là đại dương của đủ thứ xấu. Thành phố cũng cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân hợp tác tốt với đại học, viện trường, David Dapice nói tiếp.
Một trong những khảo sát của năm 2012 khi chọn thành phố tốt nhất, Hà Nội đứng hạng 90, còn TP.HCM đứng hạng 96 về thu hút vốn, nhân tài, doanh nghiệp. Mới đây khảo sát lại, TP.HCM xếp tới hạng 120! Báo cáo về dự báo tình hình 2020 – 2025 mới đây, các nhà kinh tế khu vực bày tỏ bi quan về cơ hội phát triển cho Hà Nội và TP.HCM. Trong khi đó, các thành phố của Ấn Độ và Thái Lan được đánh giá cao. Singapore, Hong Kong, Đài Loan trong top 5.
Có thể thấy lý do khá rõ: đầu tư của quốc gia cho TP.HCM vừa qua không đúng mức. Thành phố này tái phân bổ ngân sách cho các tỉnh khác tới 82%. Nhiều nguồn lực bị rút đi, nhiều vấn đề bàn mãi không xử lý được. Thành phố cần cải thiện ngân sách đầu tư. Chính sách quốc gia muốn có công nghệ mới? Muốn có động lực đổi mới sáng tạo? Thì TP.HCM chính là ngôi nhà của các công nghệ mới và đầu tư xứng đáng để thành phố là động lực cống hiến sức bật cho cả nước phải là chính sách của quốc gia.
Ngân hàng Thế giới vừa cho điểm đánh giá về phát triển của các quốc gia. Việt Nam, từ năm 2005 – 2015 đạt 234 điểm. Indonesia 244 điểm. Na Uy 600 điểm.
Khả năng quản trị của Việt Nam được đánh giá là thấp hơn Trung Quốc, Ấn Độ.
Nhiều người Việt Nam sử dụng internet hơn Trung Quốc vì về internet, Việt Nam còn cởi mở hơn Trung Quốc. Nạn ô nhiễm cũng ít hơn Trung Quốc và Ấn Độ. Việt Nam có dân số quan tâm kỹ thuật số, có mạng xã hội năng động. Nếu qua mạng xã hội thúc đẩy lan truyền kiến thức cập nhật và cởi mở, thông tin bổ ích, sẽ tạo cảm hứng nghiên cứu đổi mới sáng tạo tốt hơn.
Quan trọng là tài chính. Và một trong những vấn đề lớn của TP.HCM là phải có được chính sách tầm nhìn lâu dài và đầu tư đúng mức của quốc gia. Không phải cho nó mà chính là cho Việt Nam, nếu biết đầu tư đúng mức và thoả đáng cho TP.HCM.
Tăng lương mới giải quyết được vấn đề nhân sựBên hành lang Quốc hội, chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết thành phố (TP) đề xuất có nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển TP nhằm tạo xung lực mới thúc đẩy tăng trưởng. Về tỷ lệ điều tiết ngân sách trung ương để lại cho TP chỉ 18%, chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho rằng “còn khó khăn”. Tuy vậy, theo ông Phong, tỷ lệ điều tiết 18% ngân sách không thay đổi nhưng khi có cơ chế đặc thù cho TP, sẽ tranh thủ được các nguồn lực, lúc đó tỷ lệ 18% đó cũng sẽ lớn hơn về quy mô.Liên quan đến thu nhập tăng thêm, ông Nguyễn Thành Phong cho hay, sau khi nghị quyết được thông qua, TP sẽ có hướng dẫn cụ thể. Trong đó, bên cạnh thực hiện nghị quyết của Trung ương 6 về sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, TP cũng sẽ tính đến lương của cả viên chức, giáo viên… trên địa bàn.”Phải có tăng lương mới giải quyết được vấn đề cán bộ của TP. Cũng có ý kiến cho rằng như vậy thì chênh lệch quá lớn với các địa phương khác nên mới đề nghị quy định mức trần tăng lương là không quá 1,8 lần bình quân chung cả nước. TP có trách nhiệm quản lý để giá tiêu dùng không tăng quá mức”, chủ tịch Nguyễn Thành Phong nói thêm.
Theo Vũ Khánh (Thế Giới Tiếp Thị)
Bộ trưởng đang nói, người điều hành có nên ngắt lời vì hết giờ?
Tại một số phiên thảo luận của kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, khi Bộ trưởng đang nêu ý kiến giải trình, tiếp thu bỗng bị chủ tọa ngắt vì hết giờ, điều này có nên hay không?
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng giài trình trước Quốc hội (Ảnh Quốc hội).
Cụ thể tại phiên họp ngày 15.11, khi Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh giải trình trước Quốc hội về dự án Luật cạnh tranh (sửa đổi), chủ tọa đã ngắt lời Bộ trưởng vì hết giờ. Tại phiên thảo luận ngày 22.11, khi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đang giải trình cũng bị chủ tọa ngắt vì lý do tương tự, chưa kể tại các phiên họp Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, có một số Bộ trưởng tham gia giải trình.
Tại buổi họp báo sau khi bế mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, báo chí đã đặt câu hỏi với ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư ký Quốc hội: Việc các Bộ trưởng đang nói có nên ngắt lời vì hết giờ, việc ngắt như vậy khiến Bộ trưởng không trình bày hết các ý?
Ông Phúc cho biết, theo quy định nội quy kỳ họp Quốc hội làm việc có giờ, sáng từ 8 giờ đến 11 giờ 30 phút, chiều từ 14 giờ đến 17 giờ. "Trong quá trình làm cũng cần rút kinh nghiệm, các vị Bộ trưởng khi trả lời, giải trình cần cố gắng nói ngắn gọn, nếu không nhiều khi chủ tọa sẽ ngắt lời Bộ trưởng. Thông thường khi giải trình về dự án Luật hay vấn đề gì đại biểu Quốc hội cho ý kiến, Bộ trưởng cũng chỉ có khoảng 10 - 15 phút. Khi giải trình anh phải lựa chọn nội dung, vấn đề để tập trung nói tránh dàn trải, kéo dài thời gian", ông Phúc nói.
Nhìn nhận về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (người có 4 nhiệm kỳ liên tục làm đại biểu Quốc hội) cho rằng, để không bị ngắt, người nói phải nghiêm túc thực hiện đúng quy định về thời gian, đã chủ động nói thì phải biết ngừng ở chỗ nào vì có đồng hồ ở phía trước.
Đại biểu Quốc cũng cho rằng, nếu trường hợp Bộ trưởng đang giải trình mà bị chủ tọa ngắt, báo chí, người dự họp nhìn vào có thể thấy có gì đó phản cảm, họ có thể đặt vấn đề liệu có sự thiếu tôn trọng. "Nhưng đặt vấn đề tôn trọng người đang nói cũng phải đặt vấn tôn trọng gần 500 đại biểu đang nghe. Tốt nhất người giải trình nên căn giờ để phát biểu và dừng lại đúng lúc", đại biểu Quốc nói.
Theo đại biểu Nguyễn Thanh Hồng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội, vấn đề là cách trả lời của các Bộ trưởng để phù hợp với thời gian và không bị ngắt. Khi Bộ trưởng phát biểu tiếp thu, giải trình phải có sự tổng hợp trên cơ sở ý kiến các đại biểu phát biểu.
"Cần chọn vấn đề trọng tâm, không nên nói những gì đã nêu trong hồ sơ, tài liệu. Chọn vấn đề mà các đại biểu thảo luận có nhiều ý kiến khác nhau hoặc nhiều ý kiến tranh luận để phân tích, giải trình. Trong trường hợp cần thiết, nếu thấy có nhiều vấn đề cần tiếp thu giải trình, nhất là những vấn đề được các đại biểu đưa ra tranh luận, chủ tọa có thể thêm giờ cho Bộ trưởng nói để các đại biểu rõ. Thực tế có một số phiên họp người điều hành đã làm như vậy, nhiều buổi Quốc hội phải kéo dài thêm thời gian làm việc", đại biểu Hồng nói.
Theo Danviet
ĐBQH Dương Trung Quốc: Nên đặt tên đường là "ông bà Trịnh Văn Bô" "Đã đặt tên đường nên đặt là "ông bà Trịnh Văn Bô", chúng ta đừng quên vai trò của cụ bà, nhất là theo nhận thức truyền thống "của chồng công vợ", Nhà sử học, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nói khi trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội (sáng 24.11). Nhà sử học, đại biểu Quốc hội...