Đồng lòng, chung sức thực hiện phong trào ‘Đền ơn đáp nghĩa’
Thực hiện đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn”, những năm qua, tỉnh Vĩnh Long luôn dành nguồn lực quan tâm, chăm lo cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng.
Sự chung tay chăm lo từ các cấp chính quyền, đoàn thể và xã hội đã phần nào xoa dịu nỗi đau chiến tranh, giúp gia đình chính sách, người có công có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm tặng quà cho người có công nhân dịp Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ.
Chung tay thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa
Những ngày tháng 7, cả nước hướng về Ngày Thương binh – Liệt sỹ để tưởng nhớ, tri ân các Anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Những ngày qua, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức nhiều đoàn đến thăm, tặng quà gia đình người có công.
Với mong muốn gặp gỡ, động viên một số cán bộ, công chức, viên chức tiêu biểu là con liệt sỹ, con thương binh, tỉnh Vĩnh Long vừa tổ chức chuyến về nguồn tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đoàn đã đến viếng Nghĩa trang Liệt sỹ Hàng Dương, viếng mộ chị Võ Thị Sáu, Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, mộ của các liệt sỹ là người con quê hương Vĩnh Long, thăm gia đình chính sách ở Côn Đảo.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh chia sẻ, chuyến hành trình về nguồn là bài học lịch sử quý báu để thế hệ hôm nay càng thêm trân trọng sự hy sinh của cha ông, thấy rõ hơn trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước. Những cán bộ, công chức, viên chức tiêu biểu là con liệt sỹ, con thương binh đã vượt qua sự mất mát, tiếp tục phát huy truyền thống gia đình, không ngừng học tập, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tỉnh Vĩnh Long ghi nhận nỗ lực, đóng góp và mong muốn thế hệ kế thừa tiếp tục nhiệt huyết để công tác tốt, cống hiến trí tuệ, công sức cho sự phát triển của địa phương trong giai đoạn mới.
Tại thành phố Vĩnh Long, dịp kỷ niệm ngày 27/7 năm nay, địa phương đã triển khai nhiều đoàn đến thăm, tặng quà gia đình chính sách, tổ chức họp mặt, cùng ăn bữa cơm sum vầy cùng gia đình người có công với cách mạng. Các buổi gặp mặt gia đình chính sách, người có công không chỉ là dịp để thế hệ hôm nay tri ân thế hệ đi trước, mà còn là dịp để những người đồng đội, đồng chí được ngồi lại, cùng động viên nhau sống tốt hơn, trân trọng giá trị của hòa bình.
Dịp này, tuổi trẻ Vĩnh Long đồng loạt tổ chức nhiều chương trình ý nghĩa như: Thắp nến tri ân, thăm và tặng quà gia đình chính sách, nấu bữa cơm nghĩa tình ấm áp yêu thương tại nhà các Mẹ Việt Nam Anh hùng… Thông qua hoạt động thiết thực, Đoàn Thanh niên các cấp mong muốn gửi đến thế hệ cha anh lời tri ân sâu sắc, góp một phần sức lực đem lại niềm vui và cuộc sống tốt hơn cho gia đình người có công.
Trong những ngày tháng 7 thiêng liêng này, Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Liên (phường Tân Hòa, thành phố Vĩnh Long) không khỏi bùi ngùi xúc động khi nhớ về người thân đã hy sinh. Mẹ có chồng, con trai hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Niềm động viên lớn nhất trong những ngày này chính là sự quan tâm kịp thời của các cấp, ngành, sự sẻ chia và tri ân của thế hệ hôm nay. “Các con đến thăm thì mẹ mừng, mẹ vui lắm. Mẹ đỡ nhớ chồng, nhớ con”, mẹ Lê Thị Liên nói.
Chăm lo cho người có công
Tỉnh Đoàn Vĩnh Long thăm và tặng quà cho người có công.
Video đang HOT
Lịch sử tỉnh Vĩnh Long ghi nhận sự đóng góp của trên 72.000 người có công qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Trong đó, trên 16.400 liệt sỹ đã ngã xuống và gần 5.000 thương binh, bệnh binh, 18 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, gần 3.000 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng và gần 46.000 người hoạt động kháng chiến, người có công, gia đình có công giúp đỡ cách mạng…
Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long, thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, thời gian qua, ngành đã tập trung đảm bảo đúng, đủ và kịp thời chế độ, chính sách đối với người có công theo quy định, 100% Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống được các đơn vị nhận chăm sóc, phụng dưỡng đến suốt đời, 100% gia đình người có công gặp khó khăn được hỗ trợ nhu cầu thiết yếu hàng tháng…
Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân, tổ chức xã hội và các cấp, các ngành. Tỉnh đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng và sửa chữa nhà ở cho người có công. Từ nhiều nguồn kinh phí, trong đó có sự đóng góp lớn từ nguồn xã hội hóa, hơn 5 năm qua, toàn tỉnh hỗ trợ xây mới, sửa chữa trên 3.100 căn nhà. Riêng năm 2022, tỉnh có kế hoạch xây mới, sửa chữa hơn 450 căn nhà, đến nay hoàn thành bàn giao cho các gia đình sử dụng ngay trước dịp 27/7.
Những ngôi nhà tình nghĩa do Đảng, Nhà nước và nhân dân chung tay hỗ trợ không chỉ là nơi giúp các gia đình có công “an cư lạc nghiệp”, mà còn là món quà thể hiện sự tri ân, nơi lưu giữ, nhắc nhở truyền thống cách mạng của gia đình. Đó cũng là niềm động viên, chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp người có công và người thân của họ có thêm niềm tin vào cuộc sống, nêu cao ý chí tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế gia đình.
Bên cạnh đó, tỉnh quan tâm bố trí ngân sách, huy động nguồn lực thực hiện công tác trùng tu, tôn tạo nghĩa trang, nhà bia ghi tên liệt sỹ. Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 12.500 liệt sỹ yên nghỉ tại các nghĩa trang. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành những hạng mục cuối cùng của công tác trùng tu, tôn tạo Nghĩa trang Liệt sỹ tỉnh Vĩnh Long và hoàn thành trùng tu, tôn tạo 6 nghĩa trang liệt sỹ ở các huyện để đảm bảo tính trang nghiêm, phục vụ tốt cho việc thăm viếng của thân nhân gia đình liệt sỹ và nhân dân trong tỉnh. Tỉnh chú trọng công tác điều dưỡng, phục hồi sức khỏe cho người có công.
Từ đầu năm đến nay, tỉnh tổ chức 2 đoàn người có công đi thăm Thủ đô Hà Nội, đưa đoàn người có công đi điều dưỡng tập trung ở trung tâm điều dưỡng của các tỉnh. Đặc biệt, tỉnh vừa hoàn thành việc xây dựng Trung tâm điều dưỡng người có công, tạo điều kiện tốt để sắp tới sẽ tổ chức công tác điều dưỡng, phục hồi sức khỏe cho người có công ngay tại địa phương.
Ông Võ Văn Tám, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long cho biết, thời gian tới, ngành tiếp tục thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công; không ngừng quan tâm chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, bảo đảm người có công và gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên trong địa bàn cư trú; đồng thời thực hiện tốt việc quy tập hài cốt liệt sỹ, xác định danh tính hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin, chú trọng công tác chăm sóc, tu bổ, tôn tạo mộ liệt sỹ, nghĩa trang và các công trình ghi công liệt sỹ.
Ngành tăng cường các hoạt động nhằm nêu cao truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và nhân dân về sự hy sinh, đóng góp của thế hệ người có công để tạo sự đồng lòng, chung sức cùng thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng”.
Dân không đồng tình góp 35 triệu đồng/hộ để làm đường
Xã Tân Phú Tây (huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) vận động mỗi hộ dân đóng góp 35 triệu đồng để làm đường khiến nhiều người bức xúc.
Nhiều ngày nay, khoảng 100 hộ dân ở hai ấp Tân Hòa Ngoài và Tân Hòa Trong, xã Tân Phú Tây (huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) bức xúc khi lãnh đạo xã họp dân, vận động mỗi hộ đóng góp 35 triệu đồng để làm hơn 1,1 km đường. Các hộ dân cho biết số tiền này quá lớn, ngoài khả năng đóng góp của dân.
Nhiều người dân địa phương không đồng tình đóng góp 35 triệu đồng/hộ. Ảnh: ĐÔNG HÀ
"Quá sức dân"
Theo nhiều người dân, tại cuộc họp dân ở Tổ nhân dân tự quản số 1, ấp Tân Hòa Ngoài diễn ra ngày 8-6, ông Võ Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phú Tây, thông báo sắp xây dựng đoạn còn lại của tuyến lộ ĐA 03 (đường liên ấp Tân Hòa Trong và Tân Hòa Ngoài) dài hơn 1,1 km, ngang 3 m. Kinh phí làm đường là 3,5 tỉ đồng.
Ông Bình thông tin tại cuộc họp: Địa phương không có kinh phí để hoàn thiện hơn 1,1 km đường này nên huy động dân đóng góp để làm đường "trả nợ" tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Hai ấp Tân Hòa Ngoài và Tân Hòa Trong có khoảng 100 hộ dân, ông Bình đưa ra mức huy động dự kiến mỗi hộ sẽ đóng góp 35 triệu đồng. Sau khi nghe ý kiến của lãnh đạo xã, đa phần người dân đều không đồng tình và cho rằng mức đóng trên là quá cao, người dân không có khả năng đóng. Cuộc họp chưa kết thúc nhưng nhiều người dân đã bỏ về.
Các hộ dân cho hay dân ở đây chủ yếu sống bằng trồng dừa, chăn nuôi nhỏ lẻ, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Trong số này có nhiều hộ thuộc diện hộ cận nghèo, gia đình chính sách...
Ông Nguyễn Văn Bình, người dân ở Tổ nhân dân tự quản số 1, ấp Tân Hòa Ngoài, nói: "Việc mở đường thông thoáng để phục vụ việc đi lại và phát triển của địa phương thì người dân rất đồng tình. Tuy nhiên, việc xã vận động mỗi hộ đóng góp 35 triệu đồng là quá sức dân, tôi không có khả năng nào đóng nổi".
Tương tự, ông Trần Văn Phi Hùng, người dân ở Tổ nhân dân tự quản số 1, ấp Tân Hòa Ngoài, cho hay gia đình ông có 2,5 công đất trồng dừa, mỗi tháng thu huê lợi từ vườn dừa chỉ khoảng 900.000 đồng. Nhưng hiện nay giá dừa sụt giảm chỉ còn 25.000 đồng/chục, huê lợi từ vườn dừa giảm xuống chỉ còn 300.000 đồng/tháng.
"Hiện gia đình tôi có năm miệng ăn, tiền mua gạo còn thiếu trước hụt sau thì tiền đâu có 35 triệu đồng để đóng góp làm đường. Tôi không có khả năng, không đồng ý đóng" - ông Hùng nói.
Cũng theo người dân, trước đây vào năm 2010, để làm lộ bê tông liên ấp Tân Hòa Trong và Tân Hòa Ngoài, mỗi hộ dân đóng góp dựa trên đầu công đất với mức 100.000 đồng/công đất để làm lộ bê tông ngang 2 m.
"Hiện đã có lộ đi còn tốt, điều kiện kinh tế gia đình tôi còn khó khăn, tôi chưa có khả năng đóng tiền để làm lộ mới" - ông Nguyễn Văn Xiêm nói tại cuộc họp.
Xã tổ chức họp dân để xem ý kiến của dân đồng tình mức độ nào, dân ủng hộ mức độ nào để làm đường có kết quả, chứ không ép buộc dân đóng 35 triệu đồng/hộ.
Xã không có kinh phí nên... huy động dân
Ngày 25-7, trao đổi với PV, bà Trần Thị Lâm Duyên, Chủ tịch UBND xã Tân Phú Tây, cho biết ngày 8-6 vừa qua xã có tổ chức cuộc họp dân. Theo bà Duyên, sau khi hoàn thành xây dựng xã nông thôn mới vào năm 2017 đến nay xã còn nợ một số tiêu chí về giao thông, trong đó có đoạn đường ĐA 03 (đường liên ấp Tân Hòa Trong và Tân Hòa Ngoài).
Lộ bê tông liên ấp Tân Hòa Trong và Tân Hòa Ngoài vẫn còn tốt. Ảnh: ĐÔNG HÀ
Theo bà Duyên, thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm, đường ĐA 03 Nhà nước hỗ trợ 50%, dân đóng góp 50%. Trên tuyến này, hiện xã đã làm xong 1,6 km bằng vốn ngân sách gần 5 tỉ đồng. Đoạn còn lại dài hơn 1,1 km chưa làm với kinh phí khoảng 3,5 tỉ đồng, đây là phần của dân đóng góp.
Chủ tịch UBND xã Tân Phú Tây cũng cho biết do nợ tiêu chí xã nông thôn mới đã nhiều năm và áp lực "đòi nợ" tiêu chí nông thôn mới của huyện nên xã mới tổ chức họp dân.
Cũng theo lãnh đạo xã Tân Phú Tây, xã tổ chức họp dân để xem ý kiến của dân đồng tình mức độ nào, dân ủng hộ mức độ nào để làm đường có kết quả, chứ không ép buộc dân đóng 35 triệu đồng/hộ.
"Chúng tôi biết đời sống người dân hiện đang còn khó khăn. Việc huy động mỗi hộ đóng 35 triệu đồng để làm đường là người dân không có khả năng. Xã chỉ bàn bạc và ghi nhận ý kiến của dân rồi tiếp tục vận động thêm mạnh thường quân, chứ hiện nay xã không còn nguồn nào để làm đường. Hiện nay xã chưa vận động được mạnh thường quân nên chưa xác định được mỗi hộ sẽ đóng góp bao nhiêu" - bà Duyên nói.
Phải căn cứ vào mức sống của dân
Ông Phạm Thanh Truyền, Chủ tịch UBND huyện Mỏ Cày Bắc, cho biết việc nợ tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới thì phải trả để tiến tới xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Việc vận động dân bao nhiêu thì phải căn cứ vào thực tế khu vực đó cho hợp lý với mức sống của dân cư ở đó và phải công bằng với các hộ trước đây.
"Không biết xã căn cứ như thế nào nhưng hiện nay mỗi hộ phải đóng 35 triệu đồng thì không khả thi. Có thể tính toán để biết được mức đóng bình quân của hộ dân rồi huy động thêm các nguồn bên ngoài thì mới khả thi" - ông Truyền nói.
Quan tâm, cải thiện điều kiện về vật chất, tinh thần cho người có công Ngày 25/7, Đoàn công tác do Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Nguyễn Quốc Đoàn làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công với cách mạng tại thành phố Lạng Sơn và huyện Văn Quan nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2022). Bí...