Đồng loạt tăng cước 3G: Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra
Hôm qua (22/10), Văn phòng Chính phủ vừa có công văn theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu kiểm tra việc ba nhà mạng lớn VinaPhone, MobiFone và Viettel đồng loạt tăng 40% giá cước 3G gói không giới hạn
Nhà mạng và Cục Viễn thông, Cục Cạnh tranh giải đáp các thắc mắc vì sao tăng cước 3G.
Theo đó, Văn phòng Chính phủ vừa chuyển công văn số 8864 truyền đạt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tới Bộ Công Thương yêu cầu kiểm tra việc ba mạng đồng loạt tăng giá cước 3G.
Công văn nêu rõ, vừa qua dư luận báo chí có nhiều bài phản ánh việc ba công ty viễn thông di động: VinaPhone, MobiFone va Viettel đồng loạt tăng giá cước dịch vụ 3G vào ngày 16/10 cùng mức cước, có dấu hiệu “bắt tay nhau”, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường vi phạm pháp luật về cạnh tranh, việc tăng giá cước là không có cơ sở, bất hợp lý.
Do đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo cơ quan quản lý cạnh tranh khẩn trương nắm tình hình vụ việc, nếu có dấ hiệu lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì tiến hành điều tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Công văn yêu cầu Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Trước đó, trong buổi Toạ đàm với chủ đề: “Vì sao tăng cước 3G” ngày 17/10, khi trả lời thắc mắc của người dùng về việc có hay không 3 nhà mạng lớn là VinaPhone, MobiFone và Viettel bắt tay nhau để thông đồng tăng 40% cước dịch vụ 3G, ông Trần Anh Sơn, Phó Cục Trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công thương – cho biết: “Hiện tại Cục đang yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp thông tin có liên quan, và chỉ khi nhận được các thông tin và phân tích, trao đổi với Bộ TTTT thì chúng tôi mới có thể có ý kiến”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Sơn nhấn mạnh nếu có dấu hiệu các nhà mạng bắt tay nhau để đồng loạt tăng giá gây khó cho người dùng thì mức phạt cho hành vi này là 10% tổng doanh số của năm tài chính trước năm vi phạm. Đây là mức phạt lớn khi dựa vào doanh thu năm 2012 của nhà mạng Viettel là 24 nghìn tỷ đồng, và VNPT (VinaPhone và MobiFone) là 8.500 tỷ đồng.
Khôi Linh
Theo Dantri
Hủy quyết định xóa bỏ chợ, tiểu thương phấn khởi
UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định cho phép tiếp tục duy trì hoạt động, bổ sung quy hoạch, xây dựng chợ Nhà Đỉn, phường Hưng Dũng (TP Vinh) vào mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh. Hằng trăm tiểu thương phấn khởi trước quyết định "hợp lòng dân" này.
Như Dân trí đã phản ánh, ngày 7/2/2013, sau khi xem xét đề nghị của UBND phường Hưng Dũng và UBND TP Vinh, Sở Xây dựng Nghệ An có tờ trình số 202/SXD-QHKT gửi UBND tỉnh Nghệ An về việc khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng trụ sở làm việc và cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm đồ Da của Công ty Cổ phần Da Vinh tại khu vực chợ Nhà Đỉn, phường Hưng Dũng (TP Vinh).
Tiểu thương phấn khởi vì chợ sẽ không bị xóa bỏ
Tiếp đó, ngày 25/2/2013, UBND tỉnh Nghệ An có công văn số 1087/UBND.CNTM giao cho UBND TP Vinh thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chợ Nhà Đỉn. Ngày 11/3/2013, UBND TP Vinh có công văn số 848/UBND-PTQĐ gửi UBND phường Hưng Dũng và Trung tâm phát triển Quỹ đất thành phố làm việc với các hộ gia đình, cá nhân để thanh lý, chấm dứt hợp đồng đối với các hộ gia đình, cá nhân thuê mặt bằng, ki-ốt kinh doanh.
Ngày 14/3/2013, UBND phường Hưng Dũng thông báo cho các hộ kinh doanh ở chợ Nhà Đỉn chấm dứt hợp đồng kinh doanh đến ngày 31/3/2013, chủ động bố trí địa điểm kinh doanh mới, giải quyết hàng hóa, bàn giao quầy ốt, mặt bằng khu vực chợ Nhà Đỉn, trả lại mặt bằng chợ để UBND TP Vinh giải phóng mặt bằng thực hiện quy hoạch xây dựng trụ sở làm việc và cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm đồ Da.
Trong buổi tiếp dân chiều ngày 22/3/2013 với các tiểu thương, ông Thái Thanh Hà - Chánh văn phòng UBND, HĐND TP Vinh đã cho rằng "chợ Nhà Đỉn không phải là...chợ!" và trong quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng TP Vinh đến năm 2020 sẽ xóa bỏ chợ Nhà Đỉn.
Quyết định thanh lý hợp đồng và xóa bỏ chợ Nhà Đỉn đột ngột trên đã khiến hàng trăm tiểu thương kinh doanh, buôn bán ổn định tại đây hơn 17 năm qua "lao đao" và tìm các cơ quan chức năng, báo chí để "kêu cứu".
Sau khi xem xét những kiến nghị của các tiểu thương và những vấn đề báo Dân trí phản ánh, ngày 24/9/2013, UBND tỉnh Nghệ An đã có công văn số 6679/UVND-CNTM gửi Sở Công thương và UBND TP Vinh trong đó yêu cầu dừng thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại công văn số 1087/UBND.CNTM ngày 25/2/2013 và cho phép tiếp tục duy trì hoạt động chợ Nhà Đỉn.
UBND tỉnh Nghệ An cũng giao cho Sở Công thương chủ trì phối hợp với UBND TP Vinh và các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bổ sung chợ Nhà Đỉn vào quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020 (làm rõ quy mô cấp và loại chợ).
"Sau khi được bổ sung vào quy hoạch phát triển chợ, giao cho UBND TP Vinh có phương án xã hội hóa để thu hút đầu tư nâng cấp, cải tạo chợ theo đúng cấp và loại chợ được phê duyệt, đảm bảo các điều kiện về PCCC, môi trường, an toàn thực phẩm, giao thông khu vực và quy hoạch, tương xứng với chợ của đô thị loại 1; đồng thời đề xuất mô hình tổ chức quản lý và khai thác chợ theo đúng quy định hiện hành", công văn do UBND tỉnh Nghệ An nêu rõ.
Quyết định cho phép tiếp tục duy trì hoạt động, bổ sung quy hoạch, xây dựng chợ Nhà Đỉn của UBND tỉnh Nghệ An
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Phúc Trang, Phó Chủ tịch UBND phường Hưng Dũng cho biết, chợ Nhà Đỉn được xây dựng từ năm 1996 và được cải tạo lại vào năm 2004. Từ trước đến nay phường vẫn xem đây là chợ thứ 2 của phường chứ không phải là "chợ tạm" (?). Hàng tháng phường đều thu phí, thuế kinh doanh của các ki-ốt và các tiểu thương buôn bán trong chợ.
"Sau khi nhận được quyết định của UBND tỉnhcho phép tiếp tục duy trì hoạt động chợ Nhà Đỉn, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát lại và tái ký hợp đồng với các tiểu thương từ tháng 10. Thời gian tới, phường sẽ phối hợp với UBND thành phố và các Sở ngành cải tạo, nâng cấp chợ theo quy hoạch để tạo điều kiện cho các tiểu thương ở đây kinh doanh, buôn bán ổn định lâu dài", ông Trang nói.
Chúng tôi quay trở lại chợ Nhà Đỉn vào buổi xế trưa, không khí mua bán tại đây vẫn diễn ra tấp nập. Các tiểu thương phấn khởi sau khi biết được chợ Nhà Đỉn sẽ không bị xóa bỏ. "Bây giờ chúng tôi chỉ mong phường, thành phố sớm quy hoạch, cải tạo lại chợ để chúng tôi buôn bán ổn định, không phải sống trong cảnh thấp thỏm, lo lắng nữa", chị Nguyễn Thị Yến - một tiểu thương tâm sự.
Doãn Hòa - Nguyễn Duy
Theo Dantri
Xài tiền thuế của dân có trách nhiệm mới là thương dân! Ngân sách bội chi, để giảm chi, cần phải cắt hàng loạt các khoản tiêu xài lãng phí mà nói như TS. Lê Đăng Doanh là với tốc độ chi tiêu thường xuyên lớn như vậy thì không có túi tiền của quốc gia nào chịu đựng nổi. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bộ Tài chính thấy chuyện túi tiền quốc gia đang bị...