Đông Java du ký – hòn đảo xinh đẹp
Nhắc đến đất nước Indonesia, người ta thường nghĩ ngay đến thủ đô Jakarta hay hòn đảo Bali xinh đẹp thu hút hàng triệu du khách mỗi năm, nhưng ít ai chú ý đến vùng đất Đông Java (một tỉnh thuộc phía Đông đảo Java) của xứ sở vạn đảo, nơi nổi tiếng với nhiều ngọn núi lửa vẫn còn hoạt động và chuyến đi “thót tim” dành cho những kẻ lữ hành thích chinh phục.
Vẻ đẹp hừng đông từ trên đỉnh King Kong ngắm sang núi lửa Bromo
Có đi, mới hiểu vì sao du khách lại mất một quãng đường dài đằng đẵng cùng sự khắc nghiệt của thời tiết, chỉ để đổi lấy một khoảnh khắc ngắn ngủi – khoảnh khắc đẹp đến siêu thực của thiên nhiên nơi đây.
Ngay cạnh núi Bromo là ngôi làng Ceremo Lawang với vẻ đẹp thanh bình vào hoàng hôn
Nổi bật trong số đó núi Bromo – ngọn núi lửa đang hoạt động và là một phần của dãy núi Tengger thuộc đảo Đông Java, Surabaya, Indonesia từ hàng ngàn năm về trước. Với độ cao 2.329m, tuy không phải là đỉnh cao nhất của dãy núi nhưng lại là khối núi lửa nổi tiếng và thu hút khách du lịch nhất ở Indonesia.
Lúc này cảm giác mỗi người đều là nhân vật chính trong chính phim trường cổ trang của mình
Trái ngược với sự “ồn ào” của Bromo, hồ axit Ijen (hay còn gọi là Kawah Ijen) nằm an tĩnh giữa miệng núi lửa Ijen ở độ cao 2.300m so với mực nước biển. Với bán kính rộng khoảng 361m, sâu 200m, hồ Ijen chứa đến 36 triệu m3 nước axit nên được xem là hồ axit lớn nhất thế giới. Tối và sáng ở đây như hai thế giới khác biệt. Nếu như đêm khuya dưới lòng núi có ánh sáng phát ra từ ngọn lửa xanh ảo diệu tạo ra bầu không khí ma mị, huyền bí thì khi trời sáng, mặt trời rọi thẳng vào rãnh núi và các quặng lưu huỳnh, mặt hồ màu lam ngọc hiện ra, nơi này bỗng chốc hóa “tiên cảnh”.
Để đi được đến nơi đón bình mình của ngọn núi lửa Bromo, du khách sẽ phải vượt qua một vùng “sa mạc” rộng lớn bằng xe Jeep chuyên dụng
Trên mảnh đất phủ đầy bụi nham thạch này, sự khắc khổ, mưu sinh của người dân bản địa dường như tỷ lệ nghịch với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ đến choáng ngợp nơi đây. Có những thợ mỏ lưu huỳnh phải làm việc trong lòng núi lửa và hít khỏi độc hại suốt 12 tiếng/ngày, có những người phu xe (taksi) hay người phu ngựa phải kéo khách du lịch lên tham quan đỉnh núi hay những người dân phải sống trong khu ổ chuột với điều kiện sống khắc nghiệt… Tuy nhiên, họ vẫn nỗ lực mưu sinh và khoác áo mới cho vùng đất họ sinh sống.
Du khách chinh phục cung đường khám phá vùng đất của ngọn núi lửa Bromo
Những “sóng lưng khủng long” hùng vĩ thôi thúc trái tim của những du khách quả cảm và ưa khám phá, trải nghiệm
Hồ axit Ijen được xem là thiên đường của những người thích chinh phục khi trekking đến đỉnh núi
Video đang HOT
Các sản phẩm lưu niệm từ lưu huỳnh được người dân địa phương bày bán cho du khách khi lên khám phá hồ axit Ijen
Miền Đông Java còn có Jodipan – làng cầu vồng – địa điểm check-in nổi tiếng có nhiều ngôi nhà được phủ màu sắc rực rỡ như: xanh, đỏ, tím, vàng, hồng…
Vẻ đẹp bình yên của làng cầu vồng Jodipan
Cặp đôi TP.HCM chi 500 triệu làm nhà di động, xuyên Việt 3 tháng hưởng trăng mật
Tính đến đầu tháng 11/2023, vợ chồng chị Nguyễn Thị Bích Hạnh (sinh năm 1989) và anh Huỳnh Anh Vũ (sinh năm 1988, cùng sống tại TP.HCM) đã có hơn 60 ngày rong ruổi du lịch xuyên Việt trên ngôi nhà di động (mobihome).
Mỗi ngày, cặp đôi mới cưới tận hưởng bình minh ở những địa điểm khác nhau, khi là làng chài Nhơn Hải, Nhơn Lý (Bình Định), làng bích họa Tam Thanh (Quảng Ngãi), khi là Tràng An (Ninh Bình), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Quản Bạ (Hà Giang), làng đá Khuổi Ky (Cao Bằng), Bảo Lâm (Lâm Đồng)..., hít hà không khí trong lành, cảm nhận vẻ đẹp thanh bình - những điều xa vời ở thành phố. Họ thường chọn lái xe rong ruổi tới những địa điểm không quá phổ biến với khách du lịch, len lỏi vào những ngôi làng nhỏ rồi đỗ xe, làm "hàng xóm" với người dân địa phương.
"Đây là chuyến trăng mật "để đời" của vợ chồng mình. Chúng mình đi khắp Việt Nam, đến những nơi chưa từng đến, quay lại và "sống chậm" ở những nơi yêu thích, thưởng thức món ngon từng địa phương, ngắm nhìn biết bao cảnh đẹp quê hương cho thỏa mong ước tuổi trẻ", chị Bích Hạnh tâm sự.
Trong suốt hành trình xuyên Việt, trừ một đêm ở resort, cặp đôi ngủ và sinh hoạt trên chiếc mobihome. Họ thích nghi với cuộc sống đơn giản hơn nhưng giàu trải nghiệm, cảm xúc cùng ngôi nhà di động.
Biến xe cũ thành "tổ ấm"
Chị Hạnh làm trong ngành marketing còn anh Vũ là nhiếp ảnh gia. Làm những công việc đòi hỏi sự sáng tạo, mới mẻ, cặp đôi rất thích đi du lịch để tìm kiếm cảm hứng, năng lượng và ý tưởng.
Vài năm trước dịch Covid-19, khi tham gia những chuyến roadtrip (tạm hiểu: du lịch bằng ô tô) ở các quốc gia Bắc Âu, New Zealand, Úc... chị Hạnh bị thu hút bởi loại xe mobihome (nhà di động). Những chiếc xe 16 chỗ được cải tạo để có đủ không gian bếp, tủ lạnh, giường ngủ, tủ, kệ, hệ thống điện, nước,... phục vụ sinh hoạt cơ bản, giúp chủ nhân du lịch bất cứ nơi đâu mà không lo tìm kiếm nhà hàng, khách sạn.
"Từ khi đó mình đã ấp ủ giấc mơ thực hiện chiếc mobihome của riêng mình, lái đi khắp Việt Nam", chị Hạnh kể.
Cuối năm 2021, một biến cố ập tới với gia đình khiến chị Hạnh suy sụp, gặp vấn đề tâm lý. Lúc này, chị nghĩ nhiều hơn về những chuyến đi với hy vọng được "chữa lành". Anh Vũ tìm mua một chiếc xe cũ để hai người thực hiện ngôi nhà di động, giúp chị Hạnh vơi bớt nỗi buồn và dần hiện thực hóa ước mơ xuyên Việt.
Tháng 3/2022, sau thời gian tìm kiếm, cặp đôi chi 200 triệu để mua một chiếc xe 16 chỗ, Mercedes Benz Sprinter 2009. Thời điểm ấy, chiếc xe vẫn đang được sử dụng để làm dịch vụ, ngoại hình khá mới và hoạt động ổn định. Anh Vũ đưa xe đi hạ tải, hoán cải và sơn lại thân vỏ.
"Khi ấy xe mobihome chưa phổ biến ở Việt Nam. Chúng mình lên mạng xem các video để học cách lột đồ, thiết kế nội thất, lắp đặt kệ bếp, giường, tủ đồ, hệ thống điện, nước, đặt mua thiết bị từ nước ngoài... ", chị Hạnh kể.
Do không có kinh nghiệm nên cặp đôi mất gần nửa năm để thực hiện chiếc xe. "Mỗi ngày, sau giờ làm, mình nôn nóng trở về nhà để cùng anh Vũ cải tạo xe. Hàng xóm thấy khó hiểu khi hai đứa suốt ngày lúi húi cưa, hàn, sửa chữa chiếc xe cũ", chị Hạnh nhớ lại.
Cặp đôi cho biết, hệ thống điện năng lượng mặt trời, két nước hay nội thất trong xe đều thiết kế dạng module lắp ghép, có thể tháo rời, dịch chuyển khi cần. "Với cách làm này mình không gặp khó khăn trong việc đăng kiểm. Cứ 6 tháng, chúng mình đăng kiểm xe một lần", chị Hạnh cho hay.
Trên xe trang bị hệ thống điện năng lượng mặt trời 4KW, két nước 100 lít. Cặp đôi có thể nấu ăn, rửa bát ngay trên xe. Phía đuôi xe, họ lắp ráp một vòi nước và kết hợp lều quây để phục vụ vệ sinh cá nhân. Chiếc giường cuối xe thoải mái cho hai người lớn ngủ nghỉ.
Tổng chi phí mua xe, sơn sửa, cải tạo thành mobihome là 500 triệu đồng.
"Khi chiếc xe hoàn thành, chúng mình thử lái tới những địa điểm gần thành phố, cách 40-50km để kiểm tra tính ổn định, an toàn. Khi dự định kết hôn vào tháng 7/2023, chúng mình muốn dùng chiếc xe để đi xuyên Việt vài tháng, tận hưởng trọn vẹn kì nghỉ trăng mật", cặp đôi chia sẻ.
Hành trình "du mục" xuyên Việt hưởng trăng mật
Gia đình chị Hạnh, anh Vũ vốn là hàng xóm hơn 20 năm. Họ sống cạnh nhà nhau từ nhỏ, đưa dâu - đón dâu "chỉ cách vài bước chân" nên khi kết hôn, họ muốn có khoảng thời gian đi thật xa, trải nghiệm những cảm giác mới lạ.
Ngày 6/9, từ TP.HCM, cặp đôi bắt đầu hành trình xuyên Việt. Họ đi từ Nam ra Bắc theo cung đường ven biển với dự định "đi tới đâu đẹp thì dừng tại đó", không có kế hoạch chi tiết. Chị Hạnh bị thu hút bởi những làng chài bình dị ven biển ở khu vực Dốc Lết, làng Nhơn Lý, Nhơn Hải (Bình Định), làng cổ Gò Cỏ - Sa Huỳnh, làng bích họa Tam Thanh (Quảng Ngãi). Mỗi nơi, họ có thể ở lại 3-7 ngày.
"Người dân các làng chài rất hiền, mến khách. Hàng ngày, mình thức dậy đón bình minh trên biển, đi chợ cá, gặp gỡ người địa phương. Các cô, chú thấy chiếc xe của hai vợ chồng lạ mắt nên thường tới hỏi thăm, nói chuyện, chỉ chúng mình các món đặc sản, nơi bán đồ ngon. Chiều tối, hai vợ chồng thường đứng xem thuyền chài đánh bắt cá về bến, cảm giác rất bình yên", chị Hạnh kể.
"Đi nhiều làng chài và ở lâu nên mình mới phát hiện ra, ở mỗi nơi có những chiếc thuyền hình dạng khác nhau, cách đánh bắt khác nhau để phù hợp điều kiện tự nhiên", chị nói thêm.
Vài ngày đầu, cặp đôi thường lựa chọn tìm tới các điểm du lịch hay quán đặc sản nổi tiếng. Chi phí mỗi ngày cho di chuyển, vui chơi, ăn uống khoảng 1 triệu đồng.
"Sau chừng một tuần, mình thấy hai đứa không hợp nơi đông đúc nên chủ động tìm kiếm điểm đến yên bình, vắng khách hơn. Chúng mình cũng thích nghi cuộc sống như người địa phương, đi chợ, mua thực phẩm tươi sống rồi chế biến trên xe. Ở nhiều nơi, chỉ 100.000 đồng là hai vợ chồng ăn no nê", chị Hạnh kể.
Sau khoảng 20 ngày rong ruổi, cặp đôi bắt đầu ra tới khu vực phía Bắc. Chị Hạnh mê mẩn vẻ đẹp của Ninh Bình nên dừng chân tới 4 ngày khám phá Tràng An, Tam Cốc Bích Động, chùa Bái Đính... "Trên đường trở về, mình tiếp tục dừng chân ở Ninh Bình gần một tuần vì cảnh quan thiên nhiên ở đây quá đẹp, lãng mạn, bình yên", chị Hạnh nói.
Tới phía Bắc vào dịp gần lễ Trung thu, cặp đôi đến Tuyên Quang chiêm ngưỡng lễ hội Trung thu lớn bậc nhất cả nước. Sau đó, họ di chuyển lên Hà Giang, dành 8 ngày khám phá các bản làng ở Phương Độ (thành phố Hà Giang), Quảng Bạ, chinh phục con đường Hạnh Phúc.
Con đường Hạnh Phúc được xem là con đường kỳ vĩ nhất Việt Nam gắn liền với các địa danh du lịch nổi tiếng như đèo Mã Pì Lèng, dốc Bắc Sum, dốc Thẩm Mã, cổng trời Quản Bạ, Vách đá trắng... đồng thời là tuyến giao thông huyết mạch kết nối tới tất cả các điểm di sản, di tích, danh thắng vùng công viên địa chất. Con đường này đầy ắp những cung đèo quanh co, lên xuống, thử thách cặp đôi TP.HCM vốn ít cơ hội trải nghiệm đường đèo. Nhưng bù lại, sau hành trình vất vả, họ được chiêm ngưỡng cảnh tượng vừa hùng vĩ vừa thơ mộng mà tạo hóa ban cho Hà Giang.
Trên đường đi thị trấn Quản Bạ, cặp đôi vô tình gặp một chiếc xe bị sự cố bể bánh. Trên xe là 5 người phụ nữ. Họ loay hoay không biết cách xử lý, đứng bên đường vẫy tay nhờ sự trợ giúp mà rất lâu không có ai dừng lại. Thấy cảnh này, vợ chồng chị Hạnh và một người em (người em này tới Hà Giang đúng dịp cặp đôi ở đây nên tham gia chung hành trình) dừng xe, trợ giúp thay bánh xe dự phòng.
"Chúng mình nghĩ giúp đỡ người gặp sự cố là chuyện hiển nhiên, nhất là các chị phụ nữ. Sau khi sửa xe, mình tiếp tục di chuyển lên thị trấn còn các chị đi hướng ngược lại. Một chị trong đoàn xin số và mời nhà mình khi quay về thì rẽ vào nhà chị chơi", chị Hạnh nhớ lại.
Tối đó, người chị hỏng xe gọi điện cho vợ chồng chị Hạnh, tha thiết mời họ ghé thăm nhà. Khi cặp đôi tới nơi, chị luôn miệng cảm ơn, kể chuyện họ tốt bụng giúp đỡ mình với hàng xóm, chồng con. Một lúc sau, các chị khác trong đoàn cũng tìm tới, thay nhau cảm ơn hai vợ chồng chị Hạnh, anh Vũ.
"Các chị nhắc với giọng đầy biết ơn, trân trọng khiến chúng mình xúc động. Những câu chuyện bé nhỏ như thế sẽ thành kỉ niệm nhớ mãi với mình", chị Hạnh tâm sự.
Được những người chị này giới thiệu về Trung thu vùng núi, vợ chồng chị Hạnh quyết định ở lại Quản Bạ thêm một đêm, chờ đón Trung thu. Cặp đôi bất ngờ và hào hứng khi thấy những đoàn người, già, trẻ, gái, trai cùng rước đèn to, nhỏ, hò hát vui vẻ, ấm cúng. "Đã lâu lắm rồi, ở thành phố, chúng mình không thấy khung cảnh đón tết Trung thu hạnh phúc như thế", cặp đôi xúc động.
Rời Hà Giang, cặp đôi đi theo cung đường phía Đông Bắc, tới Cao Bằng, Lạng Sơn, Móng Cái, Hải Phòng và quay trở lại Hà Nội. "Do mải mê khám phá cảnh đẹp mà chúng mình tính toán cung đường không kĩ, bỏ qua nhiều điểm đến ở Tây Bắc như Sơn La, Yên Bái", chị Hạnh tiếc nuối.
Tính tới đầu tháng 11, họ đã rong ruổi 60 ngày và đang trên đường trở lại TP.HCM. Trên cung đường trở về, cặp đôi dành nhiều thời gian hơn để gặp gỡ bạn bè, người thân.
Hai vợ chồng cho biết, họ hoàn toàn thoải mái và hạnh phúc khi du lịch bằng chiếc mobihome. Ở các vùng biển, cặp đôi thường tắm biển và tắm tráng tại các khu vực công cộng. Ở những nơi vắng vẻ hơn, họ tắm và vệ sinh cá nhân trong lều bạt lắp cuối xe. Còn tại các khu vực thành phố, cặp đôi thuê nhà nghỉ, khách sạn để tắm. Cứ 5 tới 7 ngày, họ mang quần áo tới tiệm gặp trên đường để giặt, sấy khô một lần.
"Cuộc sống trên xe có thể thiếu tiện nghi một chút nhưng mình có thể khắc phục bằng nhiều cách khác nhau", cặp đôi chia sẻ.
"Thậm chí, trong hành trình, khi có việc phát sinh phải về TP.HCM gấp thì chúng mình có thể gửi xe lại rồi bay về từ sân bay gần nhất. Trong chuyến này, mình cũng có một lần bay từ Chu Lai về TP.HCM và trở lại sau chưa đầy 24h", chị Hạnh kể.
Cặp đôi dự định sẽ về tới TP.HCM vào cuối tháng 11. Trên hành trình, họ ghi lại những khoảnh khắc đẹp của các địa điểm, kinh nghiệm di chuyển, ẩm thực để sau này chia sẻ tới mọi người.
Ảnh: NVCC
Ngôi làng bị chôn vùi sau khi núi lửa Semeru phun trào Một ngôi làng ở Đông Java của Indonesia bị chôn vùi bởi tro bụi sau khi núi lửa Semeru phun trào. Ngày 4/12 vừa qua, đợt phun trào mới nhất của núi lửa cao nhất Indonesia Semeru khiến nhiều làng mạc bị tro bụi bao phủ, nhưng may mắn là chưa có thương vong nào được ghi nhận. Hàng nghìn cư dân đã...