Đồng hoa hướng dương triệu bông ở Nhật đẹp như tranh vào mùa thu
Cánh đồng hoa hướng dương Mashiko (Tochigi, Nhật Bản) rộng lớn là điểm du lịch hút khách. Từ tháng 8-10, cánh đồng được phủ vàng bởi hàng triệu bông hướng dương khoe sắc.
Ảnh: pika1020.
Cánh đồng hoa hướng dương Mashiko là điểm du lịch nổi tiếng thuộc tỉnh Tochigi, cách thủ đô Tokyo khoảng 150 km. Không chỉ hút khách du lịch nước ngoài, đây cũng là nơi ngắm cảnh, dã ngoại được người dân địa phương yêu thích.
Ảnh: Fujio0205, keeesan1108.
Tháng 8-10 hàng năm là thời điểm hoa hướng dương ở Mashiko khoe sắc rực rỡ nhất. Tuy không được nhiều người biết đến như cánh đồng hoa mặt trời Hokuryu ở Hokkaido, đồng hoa Mashiko được yêu thích bởi những cây hướng dương cao, đều tăm tắp.
Ảnh: Fujio0205.
Video đang HOT
Cánh đồng Mashiko trải dài với hơn triệu cây hoa hướng dương được chăm sóc tỉ mỉ, hàng lối thẳng tắp. Một trong những kiểu ngắm hoa thú vị tại đây là chạy xe đạp dọc con đường nhựa xuyên cánh đồng.
Ảnh: naayu_17.
Vào mùa lễ hội hoa mặt trời, rất đông du khách từ khắp nơi đổ về đây chụp hình, ngắm cảnh Đi giữa cánh đồng, bạn sẽ cảm thấy như lạc vào mê cung rộng lớn, bao quanh là những cây hoa cao gần bằng thân người.
Ảnh: tomo_takakusagi
Du khách tham quan còn được phép cắt hoa đem về khi có sự đồng ý từ nhân viên giám sát. Bạn nên cẩn thận khi cắt hoa bởi cánh đồng hoa có rất nhiều ong.
Ảnh: rossoshiba.
Để tránh làm hư hại đến hoa, các lối đi trong cánh đồng đều rộng rãi, đủ khoảng cách để khách tham quan có thể ngắm hoa và đi lại. Du khách từ Tokyo có thể di chuyển đến ga Mashiko, sau đó đi taxi đến đồng hoa, giá khoảng 730 yen (khoảng 160.000 đồng). Gần nhà ga có dịch vụ thuê xe đạp tham quan cánh đồng, giá thuê khoảng 400 yen (khoảng 90.000 đồng).
Ảnh: kirari_life678.
Ngoài hoa hướng dương vàng, đồng Mashiko còn các giống hoa khác như hoa hướng dương đỏ, xanh lá cây. Sau khi tham quan hoa hướng dương, du khách có thể tìm hiểu thêm về văn hóa làm gốm lâu đời tại địa phương này.
Theo news.zing.vn
Cần "đánh thức" tiềm năng Linh địa cổ Mẫu Sơn
Đến xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn du ngoạn, ngoài khám phá vẻ đẹp hoang sơ của vùng núi trên độ cao 1.500m, ngắm những ngôi biệt thự Pháp cổ kính, tận hưởng không khí mát mẻ trên đỉnh núi, nhiều du khách còn tìm đến khu Linh địa cổ Mẫu Sơn.
Nơi đây từng là tổng thể kiến trúc thể hiện đời sống tâm linh của người Tày từ thế kỷ X đến thế kỷ XX. Trải qua thăng trầm của thời gian, khu Linh địa cổ Mẫu Sơn đã bị đổ nát, nhưng vẫn thu hút nhiều khách tham quan tìm đến. Để không bỏ phí một điểm đến trong hành trình khám phá Mẫu Sơn, nên chăng, các cơ quan chức năng cần sớm có quy hoạch, đưa khu linh địa cổ vào khai thác du lịch, tạo thêm trải nghiệm cho du khách khi đến với vùng đất biên cương đặc biệt của xứ Lạng.
Khách du lịch trên hành trình tới Linh địa cổ Mẫu Sơn. Ảnh: Thanh Thuận
Chốn tâm linh của người Tày cổ
Khu linh địa cổ Mẫu Sơn nằm ở độ cao 1.190m so với mực nước biển, thuộc địa phận thôn Lặp Pịa, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Để lên được khu Linh địa cổ Mẫu Sơn, du khách sẽ phải mất khoảng 3 tiếng đồng hồ leo núi liên tục, vượt qua nhiều địa hình, rừng cây, núi đá, nhiều nơi có phong cảnh đẹp, suối, thác nước trong mịt mù sương gió. Ra khỏi khu rừng là khoảng đất trống rộng lớn với đất trời bừng sáng chính là khu Linh địa cổ Mẫu Sơn.
Khu linh địa có vị trí đắc địa theo thuyết phong thủy phương Đông, lưng tựa vào núi Mẹ, mặt hướng ra vũng Na Dương - Lộc Bình, hai bên là dãy núi Cha sừng sững và rừng nguyên sinh xanh tốt. Đứng giữa vùng linh địa cổ, tận mắt thấy những tàn tích của quá khứ càng cảm nhận được sự huyền bí, tôn nghiêm nơi đây.
Theo kết quả nghiên cứu, khai quật khu Linh địa cổ Mẫu Sơn năm 2003 của Bảo tàng Lạng Sơn, khu linh địa cổ có thể được xây dựng khoảng từ thế kỷ X đến thế kỷ XX. Đây là một tổng thể kiến trúc tâm linh, tín ngưỡng gồm một đền thờ đã đổ nát và 2 ngôi mộ cổ ở phía Tây Bắc. Đền được xây dựng để thờ vị thần "Đức Tôn Thần Công Tịnh Quang Mậu, Hùng Trấn Đại Vương, Thượng Đẳng Phúc Thần" trấn núi Mẫu Sơn. Đền được xây vào khoảng thế kỷ thế X bởi người Tày và trải qua nhiều lần trùng tu vào cuối thế kỷ XIX, XX. Các nhà khảo cổ khẳng định, ngôi đền có quy mô lớn với trình độ xây dựng và chế tác cao, bao gồm đầy đủ khu vực sân trước, tòa tiền tế, hàng cột đá và tòa chính điện.
Sau này, do đền thờ ở vị trí khá xa nơi cư trú, đường sá đi lại khó khăn nên người dân ít đến dâng lễ. Trải qua thời gian và sự tàn phá của thiên tai, ngôi đền đã bị phá hủy hoàn toàn. Hiện nay, chỉ còn lại dấu tích ngôi đền với những nền móng bằng đá, các chân cột đá, cánh cửa đá, tường gạch, bậc thềm bằng đá...
Cách vị trí ngôi đền đổ nát khoảng 30m có hai hầm mộ khá lớn. Hầm mộ nằm chếch về phía bên trái ngôi đền có cấu trúc và quy mô lớn, được dựng bằng những khối đá lớn, có vòm che. Hầm mộ nằm chếch về phía bên phải ngôi đền có quy mô nhỏ hơn, cũng được dựng bằng hai tảng đá tự nhiên và ở phía trên đậy bằng một phiến đá. Qua các di chỉ khảo cổ cho thấy, mộ đá có niên đại từ thế kỷ X đến thế kỷ XII.
Xung quanh khu vực ngôi đền cổ và mộ đá có nhiều tảng đá lớn phân bố theo cụm hoặc tách biệt, một số tảng đá lớn có vết tích chế tác của con người. Các nhà khảo cổ nhận định, đây là nơi chế tác đá để xây dựng ngôi đền cổ. Ngoài ra, còn có mỏm đất trống trên cao, bên phải ngôi đền dùng làm nơi tế lễ trời đất... Qua những di vật còn sót lại, có thể khẳng định, nơi đây là chốn tâm linh, lăng mộ, hành lễ của người Tày cổ, thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người Tày cổ trên đỉnh núi Mẫu. Năm 2013, khu Linh địa cổ Mẫu Sơn được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia.
Tiềm năng du lịch còn bỏ ngỏ
Khu Linh địa cổ Mẫu Sơn với những di vật còn sót lại của đền đài, mộ đá và những câu chuyện truyền thuyết lưu truyền trong cộng đồng các dân tộc nơi đây luôn là điều bí ẩn với nhiều người. Có lẽ vì thế mà trên nền móng còn sót lại của ngôi đền, ở vị trí chính điện, nhân dân sinh sống ở chân núi Mẫu đã lập ban thờ tự vị thần cai quản nơi đây. Nhân dân quanh vùng và du khách thập phương đã hành hương đến đây cúng lễ, cầu mong thần linh ban những điều tốt đẹp cho bản thân và người trong gia đình.
Khu mộ đá, những bãi đá cổ và phong cảnh tại khu linh địa cổ cũng trở thành địa chỉ để check-in của du khách tham quan. Bởi thế, khu linh địa cổ trở thành điểm đến văn hóa hấp dẫn ở Mẫu Sơn.
Đứng từ khu Linh địa cổ, hướng tầm mắt ra xa, du khách có thể quan sát khắp vùng núi Mẫu Sơn hùng vĩ. Cách khu Mẫu Sơn khoảng 1km có suối Long Đầu, bắt nguồn từ đỉnh núi Mẫu Sơn ở độ cao trên 1.000m chảy qua những con dốc, khu rừng. Vào mùa mưa, nước ở đây chảy ầm ầm như thác, nhưng mùa khô, nước lại hiền hòa chảy. Xa xa là núi Phật Chỉ, vùng đất thiêng liêng của người Dao ở Mẫu Sơn.
Không chỉ có vị trí đắc địa, khu Linh địa cổ Mẫu Sơn còn có những khe suối, thác nhỏ, nhiều cánh rừng nguyên sinh, thảm thực vật nhiều tầng còn bảo tồn được những cây gỗ quý... Phía chân núi là các cánh rừng thông, tre nứa, các khoảng đồi bát ngát hoa sim, hoa mua. Bởi vậy, đến với khu Linh địa cổ Mẫu Sơn, tâm hồn con người cũng trở nên thư thái.
Tin rằng, nếu khu Linh địa cổ Mẫu Sơn được đầu tư cơ sở hạ tầng với đường đi, lối lại thuận tiện, nơi đây sẽ tạo thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, tạo thêm trải nghiệm lý thú cho du khách khi đến với mảnh đất biên cương đặc biệt của xứ Lạng.
Theo bienphong.com.vn
Thời tiết các điểm du lịch lễ 2/9: Phú Yên đẹp trời, Đà Nẵng mưa nhiều Thời tiết các điểm du lịch "hot" dịp lễ 2/9 có sự khác biệt đáng kể. Du khách đi Đà Nẵng hoặc Hạ Long (Quảng Ninh) có thể sẽ thất vọng vì trời mưa nhiều, dựa trên dự báo ngày 29/8. Ảnh: Shutterstock. 1. Hà Nội: Những khách du lịch lựa chọn thủ đô làm điểm đến trong dịp 2/9 có lẽ sẽ...