Đồng hồ Thụy Sĩ phải chạy theo đại gia Trung Quốc
Trước việc Trung Quốc đang tăng cường nhắm đến thị trường hàng xa xỉ tại châu Âu, những nhà chế tạo đồng hồ Thụy Sĩ đang tìm kiếm một thị trường lớn cho sản phẩm của mình, nhưng chưa đồng ý về cách thức tốt nhất để có được thị trường đó.
Câu hỏi này đang được các hãng đồng hồ nổi tiếng của Thụy Sĩ tìm hiểu, lựa chọn giữa việc làm cách nào tạo ra những phiên bản đặc biệt cho Trung Quốc, hay thay vào đó chỉ đơn giản chờ đợi người Trung Quốc nhanh chóng thay đổi thị hiếu để chấp nhận kiểu dáng châu Âu.
Tại một cửa hiệu của Hublot tại Nyon, một thị trấn nhỏ nằm bên bờ hồ Geneva, các công nhân trong những chiếc áo bảo hộ trắng đang hội ý quanh một chiếc đồng hồ đeo tay siêu mỏng được cho là đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc.
Người phát ngôn của Hublot, Anais Treand nhấn mạnh rằng chiếc đồng hồ, với giá 14.200 franc Thụy Sĩ (15.100 USD), sẽ trở thành một sản phẩm nổi bật tại Trung Quốc bởi vẻ “rực rỡ và thanh nhã.”
Theo liên đoàn công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ, trong năm nay, Trung Quốc nhập khẩu 7,8% số đồng hồ Thụy Sĩ được xuất xướng.
Một mẫu đồng hồ dành riêng cho thị trường Trung Quốc (Nguồn: AFP)
“Con trai 32 tuổi của tôi đã ở đó (Trung Quốc) trong vòng 10 năm. Nó bắt đầu có một cảm quan tốt về xu hướng của Trung Quốc,” Jean-Claude Biver, người đứng đầu Hublot cho AFP biết, chỉ về phía một chiếc đồng hồ mặt ngọc bích được làm theo thị hiếu của khách hàng Trung Quốc.
Công ty này thuộc về tập đoàn LVMH của Pháp từ năm 2008, đã quyết định sẽ thích ứng với Trung Quốc bằng chiến lược tiếp thị sản phẩm đặc biệt trong một cố gắng để thu hút thị trường lớn đầy tiềm năng nhưng cũng rất khó khăn này.
Các nhãn hiệu khác cũng đã nhảy vào thị trường Trung Quốc, sản xuất những mẫu “hàng tuyển” với số lượng hạn chế lấy cảm hứng từ văn hóa Trung Quốc.
Nhà sản xuất đồng hồ Geneva Vacheron Costantin vì thế đã đưa ra “Huyền thoại cung hoàng đạo của Trung Quốc” – một loạt sản phẩm xa xỉ dựa trên vòng quay 12 năm, bắt đầu với năm con Rắn.
Video đang HOT
Chế tạo thủ công từ vàng hồng hay platinum, hai mẫu trong này được phát hành riêng biệt cách nhau rất xa, trong giới hạn của loạt sản phẩm 12 mẫu: một với con rắn màu xanh da trời trượt trên bề mặt, và chiếc còn lại với với một biểu tượng con rắn bằng gỗ, sẽ không ra mắt cho tới năm 2025.
Tại thành phố chế tạo đồng hồ nổi tiếng La Chaux-de-Fonds, phía tây Thụy Sĩ, Jaquet Droz trong lúc đó đã ra mắt hai loạt sản phẩm số lượng hạn chế dựa trên hình ảnh hai con hổ màu da cam và hai con rồng màu vàng, được vẽ tay trên nền men trắng nhạt và nung ở nhiệt độ trên 800 độ C – một kỹ thuật truyền thống của Trung Quốc.
“Những sản phẩm kiểu này rất thành công tại châu Á, nhưng không chỉ tại đó,” Jenna Racine, một người phát ngôn của nhãn hiệu vốn có một lịch sử lâu đời với cảm hứng từ Trung Quốc, cho biết; và cho biết vào thế kỷ 18 đây là nhãn hiệu đầu tiên từng xuất đồng hồ vào Tử Cấm Thành.
Những mặt trái
Nhưng những nhà sản xuất khác trong ngành công nghiệp này đã phản đối việc đi theo thị hiếu của Trung Quốc, bởi họ cho rằng đây là một sự thay đổi quá nhanh.
“Việc chú trọng vào Trung Quốc là một điều nguy hiểm,” Thierry Stern, người đứng đầu hãng sản xuất đồng hồ Patek Philippe của Geneva nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo ngày Le Temps của Thụy Sĩ đầu năm nay.
Biver của Hublot đồng ý rằng “bạn không nên dựa theo quá mức vào Trung Quốc, bởi vì khi họ phát triển, bạn sẽ không còn nằm trong bước phát triển của họ lâu nữa.”
Nhưng hiện hãng của ông vẫn đang chế tạo những chiếc đồng hồ đặc biệt cho Trung Quốc, nằm trong số khoảng 100 kiểu mẫu mới mà Hublot chế tạo ra mỗi năm.
Theo Marc Hayek, người đứng đầu Blancpain, một nhãn hiệu khác thuộc về Swatch, việc buôn bán trong tương lai không chỉ phụ thuộc vào riêng thị trường Trung Quốc mà còn vào lượng khách Trung Quốc giàu có đi du lịch ra nước ngoài.
“Trong khu vực này sẽ có nhiều tiến triển hơn chúng ta nghĩ,” ông cho AFP biết.
Handelszeitung, tờ báo tài chính hàng ngày của Thụy Sĩ đã đưa ra thông số tham khảo về việc mỗi du khách Trung Quốc thăm thành phố Lucern trung tâm Thụy Sĩ – khoảng 90.000 khách trong năm ngoái – sẽ dành trung bình khoảng 2.000 franc Thụy Sĩ cho việc mua đồng hồ Thụy Sĩ.
Chiếc đồng hồ Hublot được sản xuất thủ công (Nguồn: AFP)
Hayek, cháu trai của nhà sáng lập Swatch, Nicolas Hayek, cũng đang đeo chiếc đồng hồ Blancpain được chế tạo đặc biệt cho Trung Quốc, làm thủ công bằng platinum và được trang bị thêm lịch và giờ truyền thống của Trung Quốc, tương ứng với 120 phút, với các biểu tượng cung hoàng đạo và lịch âm.
Nhưng mặc dù chiếc đồng hồ ông đang sở hữu có giá 82.000 franc Thụy Sĩ, ông vẫn nhấn mạnh rằng việc dựa theo thị hiếu của Trung Quốc vẫn cần phải thận trọng, bởi đồng hồ cần “gợi đến 100% đặc điểm của thương hiệu.”
Hayek nói rằng ông sẽ không bao giờ đồng ý với việc trang trí đồng hồ một cách đơn giản bằng việc vẽ hình các con vật Trung Quốc, nhưng đồng ý với việc những mẫu đồng hồ đặc trưng cho Trung Quốc bản thân chúng phải có sự cải tiến về kỹ thuật và cần nhiều năm nghiên cứu, phát triển.
Trong khi các hãng sàn xuất đồng hồ Thụy Sĩ đang phải cạnh tranh lẫn nhau, hiểm họa lớn nhất của họ trong tham vọng hướng tới thị trường Trung Quốc lại có thể đến từ trong chính đất nước Trung Quốc.
Trong cuộc phỏng vấn với đầu tạp chí thương mại Watch Around, Bruce Du, người đứng đầu nhãn hiệu đồng hồ Trung Quốc FIYTA, đã lo lắng rằng công ty mình đang bị áp lực nặng nề về việc sản xuất các loại đồng hồ cao cấp với chất lượng tương đương với các nhãn hiệu nổi tiếng của Thụy Sĩ.
Và với sự trợ giúp gần đây của hãng đồng hồ Motres Chouriet của Geneva, FIYTA có lẽ sẽ có thể trở thành một đối thủ mạnh mẽ trong tương lai.
Theo Dantri
Đại gia Trung Quốc bị tẩy chay vì có hộ chiếu nước ngoài
Một nữ doanh nhân và chính trị gia có tiếng của Trung Quốc đang trở thành tâm điểm chỉ trích của dư luận, sau khi bị phát hiện có hộ chiếu nước ngoài.
Zhang Lan. Ảnh: comprehensive news
China Daily đưa tin dư luận Trung Quốc đang kêu gọi tẩy chay South Beauty, một trong những chuỗi nhà hàng nổi tiếng ở nước này, với lý do người sáng lập Zhang Lan mang quốc tịch thứ hai. Tuy nhiên, báo này không tiết lộ hộ chiếu mới của bà Zhang do nước nào cấp.
Hộ chiếu nước ngoài của bà Zhang bị phát giác bởi một tòa án Bắc Kinh đang xử lý vụ kiện mà bà có liên quan. Trung Quốc không cho phép công dân mang hai quốc tịch và những người có quốc tịch thứ hai bị mất quyền được cấp hộ chiếu nước này.
Bà Zhang cũng là một thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, cơ quan cố vấn chính trị của đảng Cộng sản Trung Quốc. Cơ quan này từng cáo buộc những người di cư đang lấy đi của cải của quốc gia.
Vụ việc của bà Zhang là điển hình cho xu hướng di cư ra nước ngoài ngày càng tăng trong giới đại gia Trung Quốc. Điều tra của Ngân hàng Trung Quốc và tạp chí Hurun Report cho hay, 46% người Trung Quốc có tài sản trị giá hơn 10 triệu nhân dân tệ (tức 1,6 triệu USD) đang cân nhắc rời khỏi quê hương, trong khi 14% đã bắt đầu làm thủ tục.
Các điểm đến được ưa chuộng nhất của giới nhà giàu Trung Quốc là Mỹ và Canada. Những người tham gia cuộc điều tra dẫn ra một hệ thống giáo dục cứng nhắc, ô nhiễm môi trường, giá cả sinh hoạt tăng và tham nhũng tràn lan là những nguyên nhân chính khiến họ muốn di cư.
Nhiều nhà giàu Trung Quốc còn có thể hưởng lợi từ chính sách "đầu tư nhập cư" của các nước khác, trong đó quyền công dân được đổi bằng các thương vụ bất động sản hoặc tiền gửi ngân hàng.
"Tôi sẽ trung thành với đất nước vì tôi là một người Trung Quốc", bà Zhang khẳng định trong một cuộc phỏng vấn truyền hình.
Tuy nhiên, những người sử dụng mạng xã hội Sina Weibo đã lên tiếng giễu cợt quyết định của bà Zhang. "Các chính trị gia của chúng ta đều gửi con em ra nước ngoài du học và ngày càng nhiều các quan chức tham nhũng ra đi. Chẳng có gì lạ trong chuyện này cả", một người viết.
Theo VNE
TQ cách chức, điều tra "đại gia nhà đất" Kết quả điều tra cho thấy, ông Cai và gia đình đã sở hữu tới 22 căn nhà, nhiều hơn 1 căn so với con số bị những người tố cáo ông này tung lên mạng gần đây. Một quan chức ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã bị cách chức sau khi các điều tra viên phát hiện...