Đồng hồ đắt nhất thế giới bị đem đấu giá để trả nợ
Chiếc đồng hồ đắt nhất thế giới từng được bán với giá 11 triệu USD năm 1999 vừa bị một thành viên gia đình hoàng gia Qatar đem ra bán đấu giá cùng với 240 món đồ quý hiếm khác để trả số nợ mắc phải trong “cơn say” sưu tầm hàng độc.
Thông tin được tờ Independent của Anh đăng tải hôm 10/11. Theo đó chiếc đồng hồ đắt giá nhất thế giới từng được bán đấu giá thành công bởi nhà đấu giá Sotheby năm 1999 với giá kỷ lục 11 triệu USD vừa được đem giao lại cho nhà đấu giá này cùng 240 món đồ sưu tầm khác.
Chiếc đồng hồ đắt nhất thế giới đang bị đem gán nợ
Chủ nhân của những món đồ này là hoàng thân Saud Bin Mohammed Bin Ali Al-Thani, một người họ hàng của nhà vua Qatar. Theo hồ sơ của Sotheby trình lên Sở ngoại vụ New York ngày 12/10, tổng giá trị các món đồ mà ông Al-Thani giao cho Sotheby bán đấu giá là vào khoảng 83 triệu USD.
Kể từ cuối tháng 9 đến nay ông Al-Thani đã dính vào 2 vụ kiện, một trong số đó là việc không thanh toán 19,8 triệu USD để mua các đồng tiền cổ của Hy Lạp mà ông từng đấu giá hồi tháng Giêng.
Một tòa án tại Anh trong một phán quyết được đưa ra hôm 9/11 đã quyết định gia hạn thời gian đóng băng số tài sản trị giá 15 triệu USD của vị hoàng thân này theo yêu cầu của bên bán các đồng xu. Theo tài liệu của tòa, Al-Thani có vẻ đã mắc nợ ít nhất 11 nhà đấu giá và các nhà môi giới trong vòng 18 tháng qua. Riêng số nợ của vị này tại Sotheby lên tới 42 triệu USD.
Video đang HOT
Hiện Al-Thani vẫn chưa có bình luận gì về các vụ việc này. Trong khi đó một nhân viên tại văn phòng của ông tại London cho biết Al-Thani đã rời Anh một tháng nay. “Đây không phải chuyện hiếm gặp trong ngành đấu giá khi các nhà đấu giá buộc phải nhận tài sản thay cho tiền thanh toán do khách hàng gặp vấn đề về tiền bạc”, Michael Plummer, đồng sáng lập công ty tư vấn đầu tư các sản phẩm nghệ thuật Artvest tại New York cho biết.
Trước đây, theo ARTnews, Al-Thani từ là người đứng đầu Hội đồng Văn hóa, nghệ thuật và di sản quốc gia Qatar, nơi ông chủ trương xây dựng một khu liên hợp bảo tàng quốc gia bằng cách chi tới 1,5 tỷ USD để mua các tác phẩm nghệ thuật và các đồ sưu tầm giai đoạn từ 1995 – 2005.
Vẫn theo ARTnews, đầu năm 2005, Al-Thani bị bắt tại Doha vì nghi ngờ sử dụng sai công quỹ. Dù vậy sau đó không có thông tin về việc ông này bị kết tội. Vài năm sau đó Al-Thani xuất hiện trở lại trên thị trường các tác phẩm nghệ thuật và được ARTnews đánh giá là một trong 10 nhà sưu tầm lớn nhất thế giới. Ước tính vị hoàng thân này đã chi ra hàng trăm triệu USD cho các tác phẩm nghệ thuật chỉ trong hai năm 2009 và 2010.
Hồi tháng Giêng năm nay, Al-Thani đã chiến thắng trong cuộc đấu giá các đồng tiền cổ bằng vàng của Hy Lạp khi chấp nhận chi tới 3,25 triệu USD cho mỗi đồng xu có in hình của người mang nửa người và nửa dê.
Dù vậy thì theo đơn kiện được các nhà đấu giá A.H. Baldwin & Sons (ở London), M&M Numismatics (ở Washington) và Dmitry Markov Coins and Medals (ở New York) nộp lên tòa án hôm 9/10 thì ông Al-Thani không thanh toán một xu nào và họ buộc phải tính mức lãi suất 2%/tháng.
“Những cách hành xử như trên đã không được giải thích và cũng không thể hiểu nổi”, phán quyết của một tòa án tại London hôm 9/11 khẳng định. “Vị thế hoàng gia của vị hoàng thân sẽ không được xem xét tới. Tất cả chúng ta đều bình đẳng trước pháp luật”.
Theo Dantri
Tokyo là thành phố đắt nhất thế giới
Tokyo được đánh giá là thành phố đắt nhất thế giới đối với người nước ngoài đến sinh sống và làm việc, trong khi Hà Nội xếp thứ 136 trong số 214 thành phố được khảo sát.
Một khu phố mua sắm ở Tokyo. Ảnh: whenfirst
Thủ đô Luanda của Angola năm nay xuống vị trí thứ nhì, hoán đổi chỗ với Tokyo. Việc đồng yen tăng giá so với đồng đôla đã đẩy chi phí sinh hoạt của những cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở Nhật. Đứng thứ ba về mức độ đắt đỏ là Osaka cũng của Nhật Bản.
Thủ đô Luanda của Angola từng đạt danh hiệu thành phố đắt đỏ nhất đối với người nước ngoài hai năm liên tiếp (2010, 2011) trong báo cáo của Mercer. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm: nội chiến kéo dài, năng lực sản xuất hàng hóa yếu dẫn đến 80% hàng hóa trên thị trường là hàng nhập khẩu và thuế cao.
Thủ đô Moscow của Nga đứng thứ tư hai năm liên tiếp.
Trong số 10 thành phố đắt đỏ nhất, châu Á chiếm 5 vị trí, gồm ba của Nhật và một của Trung Quốc. Thành phố còn lại là Singapore, đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng.
Số lượng các thành phố của Trung Quốc đứng ở thứ hạng cao về mức đắt đỏ tăng lên do sự tăng mạnh của giá tiêu dùng cũng như sự mạnh lên của nhân dân tệ.
Hà Nội duy trì vị trí thứ 136 trong số 214 thành phố có tên trong danh sách. Karachi đứng chót bảng, là thành phố rẻ nhất đối với những người nước ngoài đến làm việc.
Nghiên cứu do công ty tư vấn Mercer tiến hành cho thấy Paris, Rome và Amsterdam đã trượt xuống bảng xếp hạng do đồng euro yếu giúp giảm chi phí cho các công ty nước ngoài.
Cũng trong bản nghiên cứu chi phí sinh hoạt tại 214 thành phố mà Mercer mới công bố, tiền nhà ở vẫn chiếm nhiều nhất trong chi tiêu của người nước ngoài (25%) tiếp theo là chi phí đi lại và sinh hoạt.
Mức tăng trưởng khá cao của các nền kinh tế đang lên ở châu Á - Thái Bình Dương gây sức ép lên túi tiền của người nước ngoài sống ở khu vực này. Tại Thượng Hải, chi tiêu cho nhà ở tăng 73%. Còn giá thuê nhà tại Bắc Kinh cũng tăng 15%.
Thu nhập sụt giảm và tỉ lệ thất nghiệp tăng do suy thoái ở hầu hết các nước trong khu vực eurozone làm giá cả cũng sụt giảm. Giá thuê nhà ở Rome, Berlin, Paris và Madrid cũng giảm.
Tuy nhiên, có thể ảnh hưởng lớn nhất lên giá cả chính là tỷ giá hối đoái. Tỷ giá đồng euro đã giảm 16% kể từ đỉnh tháng 5. Điều này đồng nghĩa với việc giảm 16% chi phí cho các cá nhân và công ty hoạt động trong khu vực sử dụng đồng euro.
Nghiên cứu của Mercer dựa trên thông số về giá cả từ tháng 3/2011 đến 3/2012. Trong quãng thời gian này, những dao động mạnh trên thị trường tiền tệ là tin xấu đối với các công ty nước ngoài kinh doanh tại châu Á, đặc biệt là những công ty có doanh thu chủ yếu bằng đồng euro.
Theo VNExpress
Giá 700 tỷ đồng, xế đắt nhất thế giới có gì 'khủng'? Chốt giá 35 triệu USD - tương đương với giá gần 30 chiếc Bugatti Veron đời mới, chiếc xe đắt nhất thế giới Ferrari 250 GTO 1962 có gì "khủng khiếp? Chiếc xe đồ cổ này vừa đổi chủ với mức giá "siêu khủng" vào tháng trước và đã gia nhập vào garage toàn xe cực hiếm của nhà sưu tập xe cổ...