Đồng hồ chạy trở lại sau 10 năm ‘chết’ trong thảm họa sóng thần ở Nhật
Chiếc đồng hồ tại đền thờ Fumonji bị hỏng trong trận động đất và sóng thần lịch sử năm 2011 bất ngờ chạy trở lại, dù nỗ lực sửa chữa nó trước đó không thành công.
Trong 10 năm, chiếc đồng hồ treo trong ngôi đền Fumonji ở Bunshun Sakano, một cư dân ở tỉnh Miyagi lưu giữ, như một lời nhắc nhở về ngày thiên nhiên tàn phá cộng đồng.
Chiếc đồng hồ được cho là khoảng 100 năm tuổi, đã ngừng tích tắc sau khi bờ biển phía đông Nhật Bản bị động đất và sóng thần tấn công, khiến hơn 18.000 người thiệt mạng ngày 11/3/2011, Guardian cho biết.
Ngôi đền Fumonji, nằm cách bờ biển Yamamoto, một thị trấn ở tỉnh Miyagi vài trăm mét, đã bị sóng thần đánh sập, chỉ còn lại một số cột trụ và mái nhà. Ông Sakano đã lấy chiếc đồng hồ, làm sạch, quấn lại lò xo, nhưng nó không thể hoạt động.
Ngày 13/2, vài tuần trước lễ kỷ niệm 10 năm thảm họa kép, khu vực này đã bị tấn công bởi trận động đất mạnh khác, được các nhà địa chất mô tả là dư chấn của trận động đất tháng 3/2011. Sáng hôm sau, ông Sakano – vị chủ tế của ngôi đền đã kiểm tra chính điện xem có bị hư hại gì không, thì nghe thấy tiếng tích tắc.
Video đang HOT
Chiếc đồng hồ hỏng bất ngờ chạy trở lại sau trận động đất hôm 13/2. Ảnh: Twitter/Kahoku.
Chiếc đồng hồ im lặng trong 10 năm đã chạy trở lại. Hai tháng sau, chiếc đồng hồ vẫn chạy bình thường. Chủ tế Sakano, 58 tuổi, nói với tờ Mainichi Shinbun : “Có lẽ điều đó thúc đẩy tôi có những quyết tâm mới. Nó giống như một dấu hiệu của sự phục hồi”.
Chiếc đồng hồ được ông Sakano mua lại tại một cửa hàng đồ cổ ở tỉnh Fukushima lân cận, vài năm trước thảm họa kép năm 2011. Một đại diện của nhà sản xuất đồng hồ Seiko, nói: “Có thể con lắc dừng hoạt động bắt đầu chuyển động trở lại nhờ sự rung lắc do dư chấn động đất gây ra, hoặc bụi tích tụ bên trong bị bong ra cho chấn động”.
Chiếc đồng hồ được xem là nguồn cảm hứng cho chủ tế Sakano, khi ông bắt tay vào công việc trợ giúp cộng đồng sau thảm họa. Ông tập hợp các tình nguyện viên và một năm sau đó, ông mở quán cà phê cho những nạn nhân bị mất nhà cửa trong động đất.
Khi hoạt động thiện nguyện cộng đồng buộc phải ngưng lại do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ông Sakano đã nghĩ đến việc kết thúc việc này. Nhưng khi chiếc đồng hồ hỏng chạy trở lại, nó như một dấu hiệu thôi thúc ông đừng bỏ cuộc và hãy tiếp tục các hoạt động giúp đỡ cộng đồng.
Một cảnh sát tưởng đã chết trong sóng thần năm 2004 vẫn còn sống
Một cảnh sát tưởng đã chết trong trận sóng thần năm 2004 được tìm thấy còn sống trong một bệnh viện tâm thần hơn 16 năm sau.
Cảnh sát Abrip Asep trước lúc mất tích trong sóng thần năm 2004 và hơn 16 năm sau. Ảnh: Polsubsektor Blang Bintang.
Một cảnh sát tưởng đã chết trong trận sóng thần năm 2004 được tìm thấy còn sống trong một bệnh viện tâm thần hơn 16 năm sau.
Abrip Asep làm nhiệm vụ vào đêm trận động đất ở Ấn Độ Dương và sóng thần ở Indonesia xảy ra vào ngày 26/12/2004. Trận sóng thần đã giết chết hơn 230.000 người, khiến nó trở thành một trong những thảm họa thiên nhiên lớn nhất.
Tờ NZ Herald cho hay, người thân của anh tin rằng, anh nằm trong số những người thiệt mạng ở tỉnh Aceh, cực tây của Indonesia, khi những con sóng cao tới 30m ập vào.
Theo truyền thông địa phương, Asep tình cờ được tìm thấy và đoàn tụ với gia đình sau gần hai thập kỷ xa cách. Phát hiện này được đưa ra sau khi những bức ảnh về Asep được chia sẻ trong một cuộc trò chuyện nhóm gia đình trên mạng xã hội.
Cảnh sát địa phương xác nhận, người đàn ông được tìm thấy trong bệnh viện tâm thần là Asep - người được báo mất tích trong trận sóng thần và sau đó được tuyên bố là đã chết.
"Tôi không thể tin được, 17 năm không có tin tức và chúng tôi nghĩ rằng Asep đã qua đời, chúng tôi không biết Asep vẫn còn sống" - một thành viên trong gia đình cho biết.
Asep được tìm thấy trong một bệnh viện tâm thần ở tỉnh Aceh sau khi bị chấn động vì chứng kiến sóng thần. Anh được cho là có sức khỏe tốt.
"Mặc dù anh ấy đang bị bệnh tâm thần do sóng thần, gia đình anh ấy rất biết ơn vì đã tìm thấy anh ấy còn sống" - một phát ngôn viên của cảnh sát khu vực Aceh cho hay.
Không rõ tại sao gia đình Asep không được thông báo anh đang ở bệnh viện tâm thần.
Vào ngày 26/12/2004, một trận động đất mạnh 9,1 độ richter đã xảy ra ngoài khơi đảo Sumatra, Indonesia. Trong vòng 20 phút sau trận động đất, những con sóng đầu tiên cao tới 30m ập vào bờ biển tỉnh Aceh của Indonesia.
Indonesia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sóng thần, với ít nhất 167.000 người thương vong.
Sóng thần cũng càn quét các bờ biển ở Thái Lan, Ấn Độ và Sri Lanka, và xa hơn là miền nam Châu Phi, giết chết hàng chục nghìn người khác.
New Zealand cảnh báo sóng thần sau động đất 8,1 độ Cảnh báo sóng thần được đưa ra và hàng nghìn người ở các khu vực ven biển trên đảo Bắc của New Zealand phải sơ tán sau trận động đất mạnh 8,1 độ.