Đồng hồ bị mất cắp của tay đua Charles Leclerc được bán ở chợ đen
Chiếc Richard Mille bị đánh cắp của Charles Leclerc xuất hiện ở chợ đen tại Tây Ban Nha. Mức giá bán lại thấp hơn giá gốc.
Mẫu đồng hồ Richard Mille bị đánh cắp của Charles Leclerc đang được bán ở Tây Ban Nha với giá khoảng 200.000 USD. Mức này thấp hơn so với giá gốc 120.000 USD.
Theo News24, Leclerc từng tường thuật với cảnh sát anh bị mất đồng hồ của Richard Mille. Thiết bị có giá khoảng 320.000 USD.
Đồng hồ bị mất cắp của Charles Leclerc được bán lại với giá 200.000 USD. Ảnh: Getty.
Cảnh sát kết luận rằng vụ việc có liên quan đến một băng nhóm khét tiếng từ vùng Compania của Italy. Ngoài ra, các cảnh sát cho rằng những tên trộm không biết mẫu đồng hồ đã được tùy chỉnh và khó bán lại.
Chiếc đồng hồ được đề cập là mẫu Richard Mille 67-02, làm riêng cho Leclerc. Trên mẫu đồng hồ có tên tay đua, cờ Monaco – nơi sinh của Charles Leclerc.
Bên cạnh đó, công ty gắn số seri cho từng chiếc đồng hồ được xuất xưởng. Điều này khiến việc bán lại đồng hồ trên thị trường mở trở nên khó khăn. Nhiều trường hợp có thể không bán được nếu đồng hồ bị thu mua bất hợp pháp.
Ngày 18/4, Charles Leclerc có mặt tại Italy để chuẩn bị cho chặng đua. Trong quá trình di chuyển, tay đua 24 tuổi phát hiện mẫu đồng hồ trên tay bị mất cắp. Charles Leclerc đã báo cảnh sát và cung cấp thông tin về mẫu đồng hồ.
Mẫu đồng hồ Richard Mille 67-02 có tên và cờ của Monaco. Ảnh: Scuderia Ferrari.
Video đang HOT
Mẫu đồng hồ Richard Mille 67-02 có tên và cờ của Monaco. Ảnh: Scuderia Ferrari.
HLV Andrea Ferrari, người đi cùng Leclerc thời điểm xảy ra vụ trộm, cho rằng hệ thống đèn đường là nguyên nhân khiến chiếc đồng hồ bị mất cắp.
“Phố Via Salvatori bị mất đèn đường trong nhiều tháng trời và chúng tôi đã báo cáo lên các cơ quan chức năng nhưng không ai sửa chữa. Chúng tôi bị trộm vào buổi tối. Hy vọng điều này khiến hệ thống chiếu sáng sớm được sửa”, Andrea Ferrari nói.
Người có tiền cũng không mua được đồng hồ Rolex
Việc mua một chiếc đồng hồ cao cấp trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Sự khan hiếm, thiếu nguồn cung tạo nên hiện tượng đẩy giá sản phẩm.
Để kỷ niệm 40 năm cống hiến hết mình cho sự nghiệp, Barry Finch, hiện sinh sống và làm việc tại Anh, quyết định mua một chiếc đồng hồ Rolex. Sau thời gian dài tìm hiểu, Barry Finch yêu thích mẫu Rolex Oyster Perpetual có giá hơn 5.500 USD.
Đây không phải con số nhỏ. Tuy nhiên, Finch đã có đủ tiền trong tài khoản để mua mẫu đồng hồ.
"Tôi bước vào cửa hàng bán đồng hồ cao cấp và mong rằng sở hữu một sản phẩm của Rolex. Suy nghĩ này của tôi thật ngây thơ", Barry Finch nói.
Khách hàng bình thường khó mua đồng hồ cao cấp
Barry Finch cho biết các nhân viên cửa hàng vẫn giới thiệu và để khách hàng thử các mẫu đồng hồ. Tuy nhiên, đến khi Barry Finch quyết định mua thì nhân viên từ chối bán. Các nhân viên giải thích rằng mẫu đồng hồ chỉ bán cho khách hàng thân thiết. Cụ thể, các khách hàng đã chi khoảng hơn 100.000 USD cho cửa hàng.
Đồng hồ Rolex trở nên khan hiếm. Trong khi đó, thương hiệu kiểm soát việc phân phối sản phẩm. Ảnh: Chrono24.
"Tôi thực sự thất vọng. Tôi đã làm việc chăm chỉ trong nhiều năm. Ở tuổi 57, tôi muốn thưởng cho bản thân một mẫu đồng hồ. Hiện tại, tôi vẫn nằm trong danh sách chờ của cửa hàng. Không có ai liên hệ với tôi. Toàn bộ trải nghiệm khiến tôi cảm thấy họ không muốn bán hàng. Rõ ràng Rolex không muốn những khách hàng bình thường mua sản phẩm của họ", Barry Finch nói.
Barry Finch không phải người duy nhất. Nhiều người có tiền nhưng không thể mua được đồng hồ Rolex. Hiện tượng này đang trở nên phổ biến.
Tại các cửa hàng, tủ trưng bày đồng hồ Rolex đã trống rỗng. Nhu cầu vượt xa nguồn cung dẫn đến hiện tượng tăng giá. Giá của các sản phẩm đã qua sử dụng cũng tăng vọt.
Trong khi đó, danh sách chờ mua hàng tiếp tục tăng. Những người như Finch đang chờ đợi trong vô vọng.
Sự khan hiếm
Thời gian gần đây, đồng hồ của các thương hiệu như Omega, Audemars Piguet, Patek Philippe... cũng trở nên khan hiếm.
Brian Duffy, Giám đốc điều hành của Watches of Switzerland Group Plc, khẳng định: "Trong lĩnh vực kinh doanh đồng hồ, cầu nhiều hơn cung đang trở thành vấn đề đáng quan ngại".
Sự khan hiếm gây ra tình trạng tăng giá sản phẩm. Ảnh: Unplash.
Nhiều khách hàng cảm thấy nực cười khi phải chờ đợi và nhờ vả để có thể mua được một mẫu đồng hồ đắt đỏ. Trong ngành công nghiệp xa xỉ, mối quan hệ giữa ham muốn của khách hàng và sự khan hiếm đang tồn tại một cách mạnh mẽ. Cách tốt nhất để tạo ra tính độc quyền là đặt giới hạn đối với người mua.
"Tôi nghĩ Rolex không cố tình tăng sự khan hiếm. Tuy nhiên, họ cũng không ngăn chặn hiện tượng này. Khả năng bạn vào một cửa hàng của Rolex và bước ra với một mẫu đồng hồ trên tay là rất thấp. Bởi vì nhãn hàng phân bổ nguồn hàng", James Gurney, biên tập viên tạp chí đồng hồ QP, trả lời phỏng vấn của The Telegraph.
Mỗi cửa hàng bán lẻ đồng hồ sẽ nhận được một lượng hàng nhất định. Tuy nhiên, số khách hàng chờ mua lại nhiều hơn lượng hàng nhập về.
Sau đại dịch, nhiều người muốn sở hữu đồng hồ xa xỉ. Họ coi thiết bị như một khoản đầu tư. Nhiều người mua đồng hồ làm tài sản để lại cho con cháu. Số khác chọn đồng hồ làm quà tốt nghiệp cho con. Những yếu tố này khiến nhu cầu mua đồng hồ tăng cao. Đồng thời, thị trường kinh doanh đồng hồ đã qua sử dụng cũng phát triển mạnh mẽ.
Mặt khác, Rolex đang kiểm soát việc phân phối cũng như phân loại khách hàng. Nhãn hàng này muốn tạo nên hình ảnh đồng hồ đang trở nên khan hiếm và nhu cầu tăng cao đến mức không kịp sản xuất.
Nguyên nhân
Các nguồn tin trong ngành tiết lộ với The Telegraph rằng những thương hiệu cao cấp như Rolex sẽ chọn khách hàng. Ngoài ra, nhiều người thắc mắc tại sao thương hiệu không sản xuất thêm đồng hồ.
Mỗi năm, Rolex sản xuất khoảng một triệu mẫu nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Các mẫu đồng hồ được lắp ráp thủ công tại xưởng ở Thụy Sĩ. Đồng thời, thương hiệu mất hàng tháng để chế tạo thành phần có trong đồng hồ. Nhiều chuyên gia khẳng định đại dịch đã khiến chuỗi cung ứng của các thương hiệu bị gián đoạn trong năm 2021.
Vì vậy, việc sản xuất thêm nhiều mẫu đồng hồ là rất khó.
Quá trình sản xuất đồng hồ bị ảnh hưởng do đại dịch. Ảnh: Hodinkee.
Quá trình sản xuất đồng hồ bị ảnh hưởng do đại dịch. Ảnh: Hodinkee.
Chuỗi cung ứng bị gián đoạn khiến giá đồng hồ tăng. Ngoài ra, tỷ lệ lạm phát kỷ lục khiến các thương hiệu phải tăng lương cho nhân viên. Nhãn hàng chi thêm một khoản lớn cho chi phí tiếp thị và vận chuyển. Những yếu tố này đẩy giá sản phẩm.
Trong dịp trò chuyện với Business Insider, Adam Golden, đang làm việc tại nhà bán lẻ đồng hồ Menta Watches, cho biết: "Rolex đang cấu trúc hoạt động kinh doanh. Họ kiểm soát việc phân phối hàng hóa. Rolex muốn duy trì hình ảnh thiếu hụt sản phẩm và nhu cầu cao đến mức thương hiệu không thể sản xuất đủ để đáp ứng. Trên thực tế, tôi nghĩ Rolex phát hành sản phẩm một cách có kiểm soát để giữ cho nhu cầu luôn ở mức siêu cao".
Anita Balchandani, trưởng bộ phận phân tích hàng xa xỉ tại McKinsey, cho biết: "Các thương hiệu xa xỉ được săn đón có thể làm bất kỳ điều gì họ muốn. Họ có thể tăng giá bất cứ lúc nào, không giống các thương hiệu cao cấp tầm trung hoặc đại chúng. Việc tăng giá trị và khiến sản phẩm trở nên khan hiếm tốt cho quá trình kinh doanh. Nó khiến các sản phẩm không trở nên phổ biến và mất tính độc quyền".
9 mẫu đồng hồ đặc trưng nhất quý ông nên sở hữu: Chiếc đắt nhất có giá vài tỷ đồng lại không phải Rolex Khó có thể phủ nhận đây là những mẫu đồng hồ mang tính biểu tượng, có thiết kế vượt thời gian giúp nâng tầm phong cách cho người sở hữu. 1. Santos de Cartier Cartier nổi tiếng là một trong những thương hiệu tinh tế nhất trên thế giới. Santos de Cartier được hình thành vào năm 1904, là sản phẩm đồng hồ...