Đồng hành với trẻ em, phụ nữ nghèo ở La Dêê
Đã thành lệ, hằng năm, Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Đà Nẵng, BĐBP thành phố Đà Nẵng và Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Hải Châu đều tổ chức những chuyến đi giao lưu và tặng quà thay cho lời tri ân với đồng bào xã biên giới La Dêê ( huyện Nam Giang, Quảng Nam). Năm nay, mọi người lại về La Dêê với những món quà ý nghĩa tặng học sinh, sinh kế cho phụ nữ khó khăn để vươn lên thoát nghèo…
Đại diện Ban tổ chức tặng quà phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ở xã La Dêê. Ảnh: Minh Hải
Những năm trước, Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Đà Nẵng thường phối hợp với Trung tâm Y tế quận Hải Châu hoặc Trạm Y tế phường Thanh Bình, Thuận Phước tổ chức các đoàn tặng quà, khám, chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho nhân dân xã La Dêê. Đến với bà con khi khó khăn, ốm đau nên những cái tên như: Bác sĩ Ký, bác sĩ Hòa, bác sĩ Lan… đã trở nên thân thuộc với bà con xã biên giới này.
Mấy năm trở lại đây, Bộ Tư lệnh BĐBP và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, vậy nên Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Đà Nẵng và Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Hải Châu đã có những hoạt động thiết thực cùng đồng hành với phụ nữ nghèo ở La Dêê.
Trung tá Đinh Ngọc Minh Hải, Chính trị viên Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Đà Nẵng chia sẻ: “Quảng Nam, Đà Nẵng vốn trước đây là một, bởi vậy, với nhiều cán bộ BĐBP thành phố Đà Nẵng ngày nay thì biên giới Quảng Nam từng là địa bàn công tác. Đồng bào đã che chở trong những tháng năm gian khó luôn là những thứ không thể quên và khiến chúng tôi luôn muốn quay lại để tri ân.
Bởi vậy, những năm qua, các đồn Biên phòng, phòng, ban cơ quan của BĐBP thành phố Đà Nẵng, trong đó có Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Đà Nẵng thường xuyên phối hợp với các đơn vị, mạnh thường quân để tổ chức những chuyến đi về nguồn”.
Mặc dù năm nay, thành phố Đà Nẵng liên tục xảy ra thiên tai, dịch bệnh, việc vận động kinh phí gặp nhiều khó khăn nhưng tất cả vẫn nhớ “lời hẹn” với đồng bào Cơ Tu, Tà Riềng ở La Dêê. Sau bão số 5, đường lên các xã biên giới huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam khó hơn bởi mưa lũ, đường bị sạt lở. Lái xe Nguyễn Văn Tùng phải cố gắng hết sức mới điều khiển được chiếc xe chở hàng hỗ trợ qua những cung đường lổn nhổn sỏi đá để đến được điểm tập kết tại Đồn Biên phòng cửa khẩu Nam Giang, BĐBP Quảng Nam.
Video đang HOT
Đại úy Nguyễn Minh Vương, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng cửa khẩu Nam Giang cho biết: “Đối với các trường hợp được nhận học bổng, xe đạp, chúng tôi phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ xã La Dêê, các nhà trường khảo sát, lên danh sách để lựa chọn đảm bảo có công bằng cho các em. Những phụ nữ được tặng sinh kế thì việc lựa chọn kỹ càng hơn, không chỉ có hoàn cảnh khó khăn mà còn phải có tinh thần vươn lên trong cuộc sống. Có như vậy, hỗ trợ được trao cho đúng đối tượng như điều mà các mạnh thường quân vẫn mong muốn”.
Cô bé Zơ Râm Hạnh được các cô giáo Trường Mầm non La Dêê rất thương vì hoàn cảnh gia đình không được như bạn bè. Bố em mất sớm, mẹ bị bệnh nên Hạnh thiếu bàn tay chăm sóc, tình thương từ nhỏ. Biết hoàn cảnh của em, ai cũng ước “giá như có nhiều hơn nữa để tặng”. Hạnh được Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Hải Châu, tặng học bổng, dù không nhiều nhưng sẽ giúp gia đình em vượt qua những ngày mưa bão.
Còn với Hiên Thị Bích Trâm (thôn Đăk Rế) thì từ lâu, em vẫn ao ước có chiếc xe đạp. Nhưng vì nhà nghèo, bố mẹ không có thu nhập gì ngoài đi rừng nên mỗi lần nhìn chúng bạn đi xe đạp, em chỉ biết nén sâu hơn nữa vào lòng mong ước ấy. “Chưa bao giờ em vui như lúc này” – Trâm đã thốt lên khi biết mình được tặng chiếc xe đạp. Thế là từ nay, Trâm có thể giúp bố mẹ trở em đi học rồi đến trường thay vì 2 chị em vẫn phải đi bộ như trước đây.
Đặc biệt, 6 phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được tặng sinh kế để phát triển kinh tế gia đình. Với 6 triệu đồng, mỗi trường hợp được tặng cặp heo giống và đàn gà, vịt giống để “lấy ngắn nuôi dài”. Chị Zơ Râm Hến (thôn Đăk Rế) là 1 trong 6 phụ nữ được nhận heo giống lần này. Ở La Dêê ai cũng biết chị Hến khó khăn thế nào khi thu nhập của 2 vợ chồng chị chỉ trông vào nương rẫy mà phải nuôi 3 con nhỏ, trong đó có 1 người con bị nhiễm chất độc da cam. Nhiều năm rồi, gia đình chị phải sống trong căn nhà lúc nào cũng chực đổ. Anh chị cũng sốt ruột lắm nhưng còn phải chạy ăn từng bữa nên việc sửa nhà hay làm nhà mới cứ lần lữa gác lại.
Được Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Hải Châu tặng đôi heo và chục con gà, vịt, chị Hến vui lắm vì chúng sẽ sinh đàn, nhà chị sẽ được ăn những bữa cơm ngon hơn, có thể mua những bộ quần áo mới cho bọn trẻ… Chị Hến nói lời cảm ơn mà như hứa với mọi người: “Năm sau các anh chị lên đây, nhất định em sẽ có thành quả để khoe với mọi người”.
Cứ thế, những món quà và tấm lòng của Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Hải Châu và cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Đà Nẵng được người dân La Dêê trân trọng, tận dụng để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Và, chỉ ngày mai thôi, những đứa trẻ mang theo biết bao nhiêu niềm vui đến trường trên những chiếc xe đạp mới, tấm áo, sách vở được mua từ tiền học bổng của các cô chú đến từ thành phố Đà Nẵng…
Bão số 9 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, cảnh báo lũ cực lớn
Lũ trên sông Vu Gia đang lên rất nhanh, có thể vượt mức lũ lịch sử năm 2009, gây ngập khu vực lân cận của Đà Nẵng và các huyện Nam Giang, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, thành phố Hội An của Quảng Nam.
Chiều 28-10, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, bão số 9 sau khi đi vào đất liền các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ).
Bão số 9 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới
16 giờ chiều nay, ATNĐ ở khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt Nam - Lào, cường độ gió cấp 6-7, giật cấp 9.
Bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Ảnh: KTTVQG
Do ảnh hưởng của bão số, chiều tối và đêm nay, vùng biển ngoài khơi từ Đà Nẵng đến Phú Yên (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn) có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; biển động; sóng biển cao từ 2-4m.
Vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế (bao gồm cả đảo Cồn Cỏ) có gió đông bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9; biển động mạnh; sóng biển cao từ 3-4m. Vùng biển từ Khánh Hòa đến Bình Thuận có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; biển động; sóng biển cao từ 2-4m.
Ngoài ra do ảnh hưởng của hoàn lưu phía Bắc ATNĐ, kết hợp với không khí lạnh, vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Bình, Quảng Trị, có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Cảnh báo tin lũ đặc biệt lớn
Do ảnh hưởng của bão, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Gia Lai có mưa vừa, mưa to với tổng lượng mưa phổ biến 40-70mm. Từ ngày mai (29-10) mưa giảm. Từ Nghệ An đến Quảng Bình mưa kéo dài hết ngày 31-10.
Mưa nguồn lớn nên lũ trên sông Vu Gia đang lên rất nhanh. Mực nước lúc 16 giờ trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa là 7,75m, dưới báo động 2 0,25m.
Để điều tiết nước, Công ty CP thủy điện Đăk Mi đã thông báo từ 15 giờ 30 chiều nay, thủy điện Đăk Mi 4 tăng lưu lượng xả tràn lần 2, dự kiến lưu lượng 11.400 m3/s, gấp đôi mức xả trước đó, 5.100m3/s.
Nếu duy trì liên tục mức xả này, trong 6-12 giờ sau đó, mực nước trên sông Vu Gia tại trạm Ái Nghĩa có khả năng lên mức 11,2m, trên báo động 3 2,2m, vượt mức lũ lịch sử năm 2009 là 0,43m.
Do đó, nguy cơ rất cao sẽ có ngập lụt sâu, diện rộng vùng trũng thấp và sạt lở tại các huyện: Nam Giang, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, thành phố Hội An (Quảng Nam), thành phố Đà Nẵng.
Người dân Đồng Tháp hướng về đồng bào lũ lụt miền Trung Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp, nhiều tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm, các địa phương trong tỉnh đã chung tay hướng về đồng bào về miền Trung ruột thịt. Ảnh: Trần Ngộ Tại huyện Cao Lãnh, Hội Cựu chiến binh - Hội Liên hiệp Phụ nữ - Liên đoàn Lao...