Đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động vượt dịch COVID-19
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ) gặp khó khăn, mất việc làm, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã phối hợp cùng các bộ ngành đưa ra nhiều giải pháp để hỗ trợ cùng vượt khó.
Người lao động chờ đợi làm thủ tục hưởng Bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh: Như Ý.
DN gặp khó, NLĐ mất việc tăng
Một trong những lĩnh vực ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19 là dịch vụ du lịch, khi các quốc gia lần lượt đóng của biên giới, hạn chế đi lại. Như Cty du lịch Tam Sắc, hiện gần như dừng hoạt động các dịch vụ, nhân viên chỉ làm việc ở nhà để lên kế hoạch cho thời gian tới, với kỳ vọng dịch bệnh sẽ sớm được khống chế.
Tương tự, là DN chuyên thi công, lắp đặt kính công trình, khi dịch COVID-19 xảy ra, các dự án tạm dừng thi công, Cty TNHH Viglacera Glasskote cũng đối mặt không ít khó khăn, thậm chí dừng hoạt động. Tổng Giám đốc công ty Nguyễn Việt Dũng chia sẻ, nếu tình trạng này kéo dài có nguy cơ phải đóng cửa, sa thải nhân viên.
“Từ sau tết đến nay, chúng tôi phải cho nhân viên nghỉ luân phiên, cắt giảm tương đối các bộ phận thi công. Hiện chúng tôi tập trung thu hồi công nợ, hạn chế đơn hàng mới”, ông Dũng cho biết. Trong bối cảnh thiếu hụt dòng tiền, theo ông Dũng, việc được BHXH Việt Nam cho tạm dừng các khoản đóng BHXH là sự chia sẻ rất lớn với DN lúc khó khăn. Việc này giúp DN có thêm dòng tiền ưu tiên trả lương cho NLĐ.
Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, trong tháng 2 đầu năm, đã có 47.164 người nộp hồ sơ hưởng BH thất nghiệp (tăng 59,2% so với tháng liên trước và tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái). Trong tháng 2/2020, khoảng 10% DN phải cắt giảm quy mô sản xuất, con số này tăng lên 15% chỉ trong 2 tuần đầu tháng 3. Trong đó, lĩnh vực phải cắt giảm LĐ nhiều nhất là lĩnh vực vận tải, dịch vụ du lịch, dệt may… Một phần của tình trạng này, theo Bộ LĐ-TB&XH, do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Bộ LĐ-TB&XH cũng đưa ra 3 kịch bản về LĐ mất việc làm trong thời gian tới tuỳ theo diễn biến dịch bệnh tác động lên nền kinh tế. Theo đó, nếu dịch được khống chế sớm, kinh tế ổn định trở lại, GPD Quý I/2020 tăng chậm hơn kịch bản từ 0,3-0,5%: Số LĐ bị giảm giờ làm hoặc mất việc làm từ 132 – 220 nghìn người. Nếu dịch COVID-19 diễn biến đi ngang như hiện nay, GDP quý này tăng chậm hơn mục tiêu đề ra khoảng 1-2%: LĐ bị giảm giờ làm hoặc mất việc là từ 440 – 880 nghìn người. Kịch bản xấu nhất, nếu dịch COVID-19 bùng phát, GDP trong quý tăng chậm hơn mục tiêu đề ra từ 2-3%: LĐ bị giảm giờ làm hoặc mất việc là từ 880 nghìn đến 1,32 triệu người. “Với các kịch bản trên thì ngay trong tháng 3 này áp lực về LĐ mất việc làm sẽ tăng ít nhất 2 lần so với cùng kỳ năm 2019″, Bộ LĐ-TB&XH đánh giá.
Gỡ khó cho DN
Để chia sẻ, đồng hành cùng DN vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch COVID-19, BHXH Việt Nam đã quyết định lùi thời hạn đóng Quỹ hưu trí và tử tuất cho DN tới hết tháng 6/2020. Trường hợp tới thời điểm trên vẫn chưa hết dịch, BHXH Việt Nam có thể gia hạn tới cuối năm nay. Cùng với tạm dừng đóng Quỹ hưu trí, tử tuất cho DN, thời gian này BHXH Việt Nam cũng không thực hiện thanh, kiểm tra với DN bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nếu không có dấu hiệu vi phạm.
Ông Đỗ Ngọc Thọ, Phó Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHXH (BHXH Việt Nam), trong quý I/2020, số người được chi trả chế độ trợ cấp thất nghiệp trên 378.000 người (tăng 9,11% so với cùng kỳ năm 2019), với số tiền được chi trả trên 2.000 tỷ đồng. Cùng đó, có hơn 8.000 NLĐ được hỗ trợ học nghề (tăng 10% so với cùng kỳ năm trước). Theo ông Thọ, đơn vị sử dụng LĐ, nếu do dịch bệnh buộc phải thay đổi cơ cấu, công nghệ sản xuất, kinh doanh thì được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ để duy trì việc làm, với mức hỗ trợ tối đa 1 triệu đồng/người/tháng.
Ngoài ra, hiện Bộ LĐ-TB&XH đang báo cáo Chính phủ mở rộng diện DN được lùi thời hạn đóng BHXH, mở rộng các khoản đóng được lùi (không chỉ lùi đóng với Quỹ hưu trí và tử tuất). Cùng với đó, có thể sử dụng khoản kết dư từ Quỹ bảo hiểm hất nghiệp để hỗ trợ các DN gặp khó khăn.
Video đang HOT
Ngày 30/3, liên ngành BHXH – LĐ-TB&XH – Tài chính của Hà Nội đã ban hành văn bản hướng dẫn việc tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất đối với DN gặp khó khăn do dịch COVID-19.
Theo đó, DN gặp khó khăn do dịch COVID-19 không bố trí được việc làm cho NLĐ, khi số LĐ phải tạm dừng việc từ 50% trở lên, hoặc DN bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh gây ra sẽ được lùi đóng Quỹ hưu trí và tử tuất kể từ thời điểm nộ hồ sơ đẩy đủ tại cơ quan BHXH đến hết tháng 6/2020. Trường hợp tới thời điểm đó dịch bệnh vẫn chưa được khống chế, nếu DN đề nghị, sẽ được xem xét giải quyết tạm dừng đóng quỹ trên đến tháng 12/2020.
PHẠM THANH
Rút ngắn thời gian giải quyết bảo hiểm thất nghiệp hạn chế lây lan dịch Covid-19
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở LĐ-TB&XH Hà Nội) vừa có hướng dẫn tạm thời về việc giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động trong thời gian xảy ra dịch Covid-19.
Người lao động đang làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra, bảo đảm sức khoẻ cho người lao động nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp, đơn vị này tạm thời điều chỉnh một số nội dung trong quy trình giải quyết chế độ cho người lao động.
Cụ thể, người lao động đến nộp hồ sơ tại các điểm tiếp nhận của Trung tâm, cán bộ tiếp nhận sẽ thực hiện kiểm tra đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định, phát mẫu tờ khai mở thẻ ATM, đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Việc hướng dẫn người lao động bằng phiếu, hạn chế thực hiện công tác tư vấn trực tiếp.
Trường hợp người lao động đến trực tiếp nhận các kết quả hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo phiếu hẹn hoặc thực hiện các giao dịch khác, các điểm tiếp nhận phải bố trí giair quyết chế độ cho người lao động theo từng đợt, không quá 10 người lao động.
Trước đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, trong quý I/2020, có khoảng 11 nghìn người nộp hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tăng 12,16% không hoàn toàn do tác động của dịch Covid-19.
Số lượng người đến nộp hồ sơ hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp tăng trong những tháng đầu năm nay do nhiều yếu tố, trong đó có tác động của dịch bệnh Covid-19.
Để đưa người lao động quay trở lại thị trường lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã chủ động phối hợp với các đơn vị, địa phương tăng cường thu thập thông tin, dữ liệu về những vị trí việc làm còn trống cũng như thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp; khai thác nhu cầu tìm việc của những người đến làm thủ tục đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp và đối tượng lao động tự do. Trên cơ sở đó, trung tâm xây dựng cơ sở dữ liệu về cung - cầu lao động đồng bộ để công bố rộng rãi.
Thanh Hóa: Khống chế bệnh khảm lá sắn Tính đến thời điểm này, bệnh khảm lá sắn đã phát sinh, gây hại trên 600ha tại Thanh Hóa. Ngành nông nghiệp đang tập trung khống chế, tránh lây lan ra diện rộng. Bệnh khảm lá sắn phát sinh gây hại trên 600 ha tại Thanh Hóa. Ảnh: Võ Dũng. Niên vụ 2020 - 2021, huyện Như Xuân trồng mới, trồng lại được...