Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp
Với sức trẻ, cùng những ý tưởng đam mê, khát khao lập thân, lập nghiệp, nhiều thanh niên trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đã mạnh dạn thực hiện các mô hình sản xuất mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đồng hành với các bạn trẻ, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) tỉnh đã có nhiều giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Từ đó đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho thanh niên, từng bước hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Sản phẩm nông nghiệp địa phương được ĐVTN huyện quảng bá, giới thiệu tại các chương trình xúc tiến thương mại.
Đồng chí Trương Nguyễn Quân – Bí thư Huyện đoàn, Chủ tịch Hội LHTN huyện Hạ Hòa khẳng định: Các hoạt động đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp được triển khai đồng bộ với nhiều nội dung thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả công tác định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên. Hội LHTN huyện cũng chỉ đạo các cơ sở Hội tiếp tục vận động hội viên, thanh niên tham gia tổ hợp tác thanh niên, tổ tiết kiệm vay vốn, các mô hình liên kết phát triển kinh tế. Hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế gia đình; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Hiện các cấp bộ đoàn-hội đang sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH, vốn GEF (quỹ môi trường toàn cầu), nguồn vốn 120 hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế.
Từ kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm, Bí thư đoàn-Chủ tịch Hội LHTN xã Bằng Giã Nguyễn Thanh Tuấn luôn tâm niệm muốn đoàn kết thanh niên, bằng lời nói thôi chưa đủ mà phải có hành động cụ thể, thiết thực, trong đó quan trọng nhất là phải xây dựng được những mô hình kinh tế để ĐVTN có cơ hội vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng ngay tại quê hương mình.
Chính bởi vậy, anh đã gương mẫu đi đầu trong khởi nghiệp, tìm hướng đi cho những mô hình kinh tế phù hợp với địa phương. Tự mày mò, rồi đọc các thông tin về mô hình nuôi chim bồ câu, sau khi đi học hỏi kinh nghiệm anh bắt tay vào làm. Đến nay, gia đình anh duy trì hơn 100 đôi chim bồ câu để phục vụ nhu cầu tại địa phương.
Anh Tuấn chia sẻ: Hiện nay cũng có nhiều ĐVTN bắt đầu thử làm theo hướng này, mình cũng chia sẻ kinh nghiệm. Thỉnh thoảng anh em liên kết để bán với số lượng lớn. Mình cũng mong ngoài hoạt động phong trào, thanh niên có nghề, lập nghiệp tại chính mảnh đất quê hương. Hiện nay trên địa bàn xã đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ: Cơ sở sản xuất, lắp đặt nhôm kính; nuôi giun trùn quế; nuôi chim bồ câu Pháp sinh sản do đoàn viên của xã triển khai thực hiện tại các khu dân cư.
Nhu cầu khởi nghiệp của thanh niên ngày càng lớn, với nhiều đối tượng thanh niên từ sinh viên, thanh niên nông thôn, doanh nhân trẻ. Phần đông thanh niên muốn đầu tư phát triển kinh tế nhưng lại thiếu vốn, năng lực nắm bắt, ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế. Vấn đề thanh niên quan tâm nhất hiện nay là mong muốn được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi.
Video đang HOT
Để từng bước tháo gỡ khó khăn cho thanh niên, tổ chức đoàn thanh niên, hội LHTN các cấp đã đưa ra các giải pháp để đồng hành, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Hiện nay, Đoàn thanh niên huyện Hạ Hòa quản lý 267 triệu đồng vốn GEF, tạo điều kiện cho 27 dự án vay vốn, giải quyết việc làm cho trên 58 lao động thanh niên.
Mô hình nuôi chim bồ câu của Bí thư đoàn – Chủ tịch Hội LHTN xã Bằng Giã Nguyễn Thanh Tuấn.
Ngân hàng CSXH huyện đã ký hợp đồng với tổ chức Đoàn thanh niên nhận ủy thác vốn vay với tổng dư nợ đạt 105 tỷ đồng với 89 tổ tiết kiệm vay vốn. Hội LHTN các cấp tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động gắn với nhu cầu, mong muốn của hội viên, thanh niên; tăng cường công tác tuyên truyền về chương trình “Thanh niên khởi nghiệp”, các chủ trương, chính sách, chương trình thanh niên phát triển kinh tế, những mô hình tốt, cách làm hay, sáng tạo của thanh niên trong sản xuất và kinh doanh…
Các hoạt động hỗ trợ nhóm thanh niên yếu thế có cơ hội phát triển trên địa bàn dân cư được tổ chức Hội các cấp quan tâm, thường xuyên xây dựng các mô hình hỗ trợ thanh niên chậm tiến, thanh niên hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng; tư vấn, giới thiệu, tạo việc làm cho thanh niên thất nghiệp, thanh niên chưa có việc làm ở khu vực nông thôn; quan tâm triển khai các hoạt động hỗ trợ thanh niên yếu thế khởi nghiệp, lập nghiệp.
Trong nhiệm kỳ, Hội LHTN huyện thường xuyên tổ chức đến thăm và tuyên truyền, tư vấn hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ con giống, phân bón cho nhiều mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ trên địa bàn huyện.
Con đường khởi nghiệp đối với người trẻ chưa bao giờ là dễ dàng. Tuy nhiên, với nhiệt huyết, sự sáng tạo, thanh niên Hạ Hòa không ngại gian khổ, quyết tâm tìm hướng đi cho riêng mình. Hơn hết với họ, sự đồng hành của các tổ chức là bước đệm quan trọng giúp mỗi bạn trẻ đứng vững trên đôi chân để thành công trong khởi nghiệp, lập nghiệp, khẳng định vai trò, vị thế của tuổi trẻ, từng bước hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới, phát triển.
Leo đồi, vượt núi hỗ trợ thi công đường dây 500 kV mạch 3
Một nhóm gồm 46 thành viên đều là Bí thư, Phó bí thư Đoàn cấp xã đã được Huyện đoàn Hậu Lộc (Thanh Hóa) thành lập và đang tích cực tham gia hỗ trợ thi công đường dây 500 kV mạch 3, bất kể trời nắng mưa.
Bất kể nắng mưa...
Sau khi nhận được chỉ đạo của T.Ư Đoàn và Tỉnh đoàn Thanh Hóa, Huyện đoàn Hậu Lộc đã thành lập mỗi xã nơi có dự án đi qua một đội thanh niên xung kích (TNXK) hỗ trợ thi công đường dây 500 kV mạch 3. Ngoài ra, Huyện đoàn Hậu Lộc còn sáng tạo thành lập một "Đội TNXK cán bộ Đoàn chủ chốt toàn huyện hỗ trợ thi công đường dây 500 kV mạch 3", với 46 thành viên, đều là Bí thư, Phó bí thư Đoàn xã trên địa bàn.
Đội TNXK cán bộ Đoàn chủ chốt H.Hậu Lộc (Thanh Hóa) hỗ trợ thi công đường dây 500 kV mạch 3
Những ngày qua, Đội TNXK đã không quản nắng mưa, không ngại đường trơn trượt, leo đồi, vượt núi miệt mài chặt cây, dọn đường cho công nhân kéo đường dây điện.
Gần trưa, khi trời đang mưa, nhưng trên sườn đồi ở thôn Phú Minh (xã Triệu Lộc, H.Hậu Lộc), anh Hoàng Văn Duy, Bí thư Đoàn xã Phú Lộc (H.Hậu Lộc), vẫn cùng các thành viên trong đội miệt mài chặt cây, dọn đường cho công nhân kéo dây điện tới vị trí cột số 134.
Anh Duy cho hay: "Tôi là một trong những thành viên của Đội TNXK hỗ trợ thi công đường dây 500 kV mạch 3. Phải nói là vinh dự, tự hào, bởi đây là một dự án lớn của quốc gia, hoàn thành dự án này sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho nước nhà. Giờ tôi được đóng góp một phần công sức, dù rất nhỏ bé thôi, nhưng cũng đáng để tự hào. Tôi cũng rất đồng tình với tinh thần chỉ đạo của Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy, khi về thăm và động viên chúng tôi, anh ấy nói rằng chính vì công việc gấp rút, khó khăn, nên mới cần đến thanh niên".
Anh Duy cho biết xã Phú Lộc nơi anh công tác thì dự án đường dây 500 kV không đi qua, nhưng khi tổ chức cần, nhà nước cần thì dù bất kể đâu anh cũng tình nguyện lên đường đảm nhận phần việc của mình, vì mục tiêu chung của đất nước.
"Trong thời gian công tác, tôi đã cùng anh em đoàn viên, thanh niên thực hiện nhiều công trình, phần việc, nhưng đây là lần đầu tiên tham gia phần việc ở tầm quốc gia, nên bản thân rất lấy làm tự hào", anh Duy nói.
Anh Hoàng Văn Duy, Bí thư Đoàn xã Phú Lộc
Anh Phạm Văn Quang,Bí thư Đoàn xã Mỹ Lộc
Anh Phạm Văn Quang, Bí thư Đoàn xã Mỹ Lộc (H.Hậu Lộc), cũng là thành viên của đội, cho hay: "Công việc của chúng tôi lúc thì chặt cây dọn đường, lúc thì di dời tài sản, vật dụng nhà dân. Những ngày vừa rồi thời tiết ngày nắng, ngày mưa thất thường, nhưng tinh thần anh em luôn vui vẻ, đoàn kết. Bản thân tôi đã 13 năm làm Bí thư Đoàn xã, cùng anh em thanh niên trong xã làm nhiều công trình, nhưng đây là lần đầu góp sức mình vào một công việc, dự án lớn như vậy, tôi thấy thật sự tự hào".
"Biệt đội" cán bộ Đoàn chủ chốt không những là các nam thanh niên, mà còn có nhiều phụ nữ, cũng không quản khó khăn, trở ngại, xắn tay áo cùng đồng đội tham gia, như trường hợp của chị Nguyễn Thị Huệ, Phó bí thư Đoàn xã Xuân Lộc (H.Hậu Lộc).
"Những điểm mà đội hình chúng tôi làm những ngày qua lúc thì ở sườn đồi, lúc thì chân núi, đường trơn trượt nhưng anh em hỗ trợ nhau vượt qua. Bản thân tôi cũng có gia đình riêng, con còn nhỏ, lại thân con gái, nhưng khi tổ chức cần, tôi vẫn thu xếp công việc riêng để cùng anh em hỗ trợ thi công đường dây 500 kV được thuận tiện nhất, nhanh nhất", chị Huệ chia sẻ. Dọn đường cho công nhân kéo dây điện
Những ngày qua, hàng trăm đoàn viên, thanh niên Thanh Hóa hỗ trợ thi công đường dây 500 kV mạch 3
Chính vì tinh thần xung kích, không quản nắng mưa đó, Huyện đoàn Hậu Lộc đã đưa ra quyết tâm đến ngày 15.6 sẽ hoàn thành các công việc mà thanh niên đảm nhận, không chờ đến thời gian trước ngày 30.6.
Chị Đồng Thị Thảo, quyền Bí thư Huyện đoàn Hậu Lộc, cho biết Đội TNXK hỗ trợ thi công đường dây 500 kV mạch 3, đặc biệt không chỉ vì 100% thành viên đều là cán bộ Đoàn chủ chốt, mà còn đặc biệt ở chỗ đa phần trên địa bàn nơi công tác của các thành viên dự án đường dây 500 kV không đi qua.
"Dù địa bàn các thành viên dự án không đi qua, nhưng khi huy động các thành viên đều hào hứng, sẵn sàng đóng góp một phần công sức của mình cho dự án. Đó cũng là tinh thần đoàn kết, chung tay vì việc lớn của đất nước. Chính vì thế, thời gian qua chúng tôi đưa ra thông điệp với từng đoàn viên, thanh niên và từng cán bộ Đoàn "hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay", để từ đó có những việc làm, hành động cụ thể, thiết thực chứ không chỉ là khẩu hiệu", chị Thảo cho hay.
Anh Lê Văn Châu, Bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa, cho biết Tỉnh đoàn đã thành lập 75 đội hình thanh niên tình nguyện, với 1.500 thanh niên tham gia hỗ trợ xây dựng đường dây 500 kV mạch 3. Hiện, mỗi ngày có hàng trăm đoàn viên, thanh niên ở các địa phương hỗ trợ người dân di dời tài sản, vật dụng và chặt cây, dọn đường cho công nhân kéo dây điện.
"Trong 75 đội hình đó, tại H.Hậu Lộc có một đội hình rất đặc biệt gồm 46 Bí thư, Phó bí thư Đoàn cấp xã. Đây là cách làm sáng tạo, linh hoạt mà không phải nơi nào cũng có. Những ngày qua, tôi thấy đội hình cán bộ Đoàn chủ chốt hoạt động rất hiệu quả, vừa hoàn thành các công việc đảm nhận, vừa khích lệ, làm gương cho đoàn viên, thanh niên khác noi theo", anh Châu cho hay.
Khoác trên mình màu áo xanh truyền thống, những thanh niên từ miền núi cho đến đồng bằng đang nối dài thêm sức mạnh để cùng với công nhân của các nhà thầu hoàn thành dự án đường dây 500 kV mạch 3 trước ngày 30.6.
Chuyện tình bên dòng sông Thu Tháng 5 năm 1971, ngụy quân từ quận lỵ Hiệp Đức vượt sông Thu càn qua thôn Bình Hòa. Yến Nhi 18 tuổi, Bí thư đoàn xã Sơn Bình, nhà ở thôn Bình Hòa chạy xuống đuôi làng, phía hạ nguồn tránh trớ. Địch lại đổ quân án ngữ ở hạ nguồn, vây phía núi. Bí đường, Yến Nhi từ tả ngạn bơi...