Đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng
Sóc Trăng là tỉnh có gần 1,2 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 36% số dân, đông nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
Vì vậy, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc luôn được các cấp ủy đảng và chính quyền tỉnh Sóc Trăng xác định là nhiệm vụ trọng tâm nhằm từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, chăm lo cho đồng bào DTTS tại địa phương.
Giờ học ở một trường đạt chuẩn quốc gia tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng.
Để mọi người dân đều có Tết
Video đang HOT
Những ngày cận Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, tại Khu công nghiệp An Nghiệp, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Sóc Trăng tổ chức Chương trình “Tết sum vầy – kết nối yêu thương” lần thứ sáu cho đông đảo công nhân và người lao động nghèo của tỉnh Sóc Trăng đến vui chơi và mua sắm hàng hóa tiêu dùng với giá ưu đãi giảm 50%. Cũng tại chương trình, LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng đã trao 1.436 phần quà Tết với tổng trị giá 770 triệu đồng và tặng chín căn nhà Mái ấm Công đoàn với tổng trị giá 350 triệu đồng cho đoàn viên, người lao động nghèo, mắc bệnh nan y có điều kiện vui Xuân, đón Tết đầm ấm, vui tươi. Trong đó, công nhân là người DTTS chiếm gần 70% số người lao động.
Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng Nguyễn Thanh Sơn cho biết, năm qua, các cấp công đoàn đã tặng gần 49 nghìn phần quà, trị giá hơn 26 tỷ đồng cho đoàn viên, người lao động nghèo. Trong “Tháng Công nhân” đã tổ chức thăm và tặng 3.752 suất quà với tổng số tiền hơn 1,1 tỷ đồng cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Công đoàn còn hỗ trợ và xây dựng mới 59 căn nhà Mái ấm Công đoàn, tổng trị giá 2,3 tỷ đồng. LĐLĐ Sóc Trăng cũng đã thực hiện 23 Thỏa thuận hợp tác với các tổ chức đơn vị, doanh nghiệp nhằm hỗ trợ, giúp đỡ cho hơn 62 nghìn đoàn viên, người lao động được an cư, trao học bổng và chi phí học lái xe ô-tô, mô-tô, chăm sóc sức khỏe…
Chăm lo cho người lao động, đồng bào DTTS nghèo có Tết đầm ấm, tỉnh Sóc Trăng đã chi 1,6 tỷ đồng từ Quỹ “Vì người nghèo” để tặng 3.000 phần quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo vui Xuân, đón Tết. Chị Lâm Thị Mừng, dân tộc Khmer, quê ở huyện Long Phú cho biết: “Tôi làm công nhân tại khu công nghiệp hơn ba năm nay, thu nhập ổn định và ngày càng thạo việc”. Cô giáo Trần Kim Anh, giáo viên Mỹ thuật của Trường tiểu học Tân Thạnh B ở ấp Ngã Tư, xã Tân Thạnh, huyện Long Phú đã trải qua hai lần điều trị ung thư đại tràng trong vòng tám năm. Những ngày cận Tết, các tổ chức công đoàn thường xuyên đến thăm hỏi, động viên nên tinh thần cô giáo Kim Anh lạc quan hơn. Hay trường hợp anh Trầm Minh Tuấn, 31 tuổi, ngụ ấp Nghĩa Thắng, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, những ngày qua căn nhà anh luôn rôm rả tiếng cười khi các đoàn thể đến chúc Tết. Anh Tuấn là kế toán Trường PTDT nội trú Thạnh Phú bị bệnh lupus ban đỏ đã biến chứng, sống chung với mẹ ruột bị tai biến. Hai vợ chồng anh Tuấn đang nuôi hai con còn nhỏ, hoàn cảnh rất khó khăn… Đó là hai trong gần 130 trường hợp công đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn được tổ chức công đoàn nhận chăm sóc.
Đồng chí Lâm Văn Mẫn, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng cho biết, việc làm này nhằm phát huy tinh thần đoàn kết “Tương thân, tương ái”, “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc, cũng như là truyền thống văn hóa cộng đồng các DTTS trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Những món quà tuy nhỏ nhưng chứa đựng tấm chân tình của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà tài trợ với mong muốn không ai bị bỏ lại phía sau, ai cũng có Tết, tạo động lực giúp đoàn viên, người lao động yên tâm lao động, sản xuất.
Từng bước xóa đói, giảm nghèo
Trong nhiệm kỳ vừa qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng đã tích cực chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án trong vùng, nhất là các dự án giảm nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), xã đồng bào DTTS. Trong đó, riêng kinh phí thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn là hơn 605 tỷ đồng. Bình quân tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 3% năm; trong đó đồng bào DTTS hơn 4%. Hiện nay, toàn tỉnh có 108 trong số 109 xã, phường, thị trấn có đường ô-tô đến trung tâm được cứng hóa; toàn bộ 109 xã, phường, thị trấn và 775 ấp, khóm có điện lưới quốc gia.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu, sau 5 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, các công trình kết cấu hạ tầng đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, giúp cho đồng bào DTTS có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh và có việc làm ổn định để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Hơn nữa, sự quan tâm của Trung ương và nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương đã giúp nhân dân giảm đến mức thấp nhất những ảnh hưởng từ dịch Covid-19… Nhờ đó, số hộ nghèo của tỉnh giảm nhanh trong năm 2020, hiện nay giảm còn 8.623 hộ, chiếm 2,67% tổng số hộ trên toàn tỉnh.
Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho đồng bào vùng dân tộc, vùng xa, vùng khó khăn tiếp tục được quan tâm thực hiện tốt. Đến nay, 100% số xã, phường, thị trấn của tỉnh Sóc Trăng đều có trạm y tế, trong đó 105 trong số 109 xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế; 97 trong số 109 trạm y tế có bác sĩ; 99% số khóm, ấp có cán bộ y tế, bình quân có 7,25 bác sĩ/10.000 dân; 97,9% số trẻ em dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ. Tỷ lệ dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 99%. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế dự phòng được tăng cường, nhờ vậy, toàn tỉnh không ghi nhận ca nhiễm Covid-19. Tỉnh đã cấp phát 366.628 lượt thẻ bảo hiểm y tế cho đồng bào DTTS và khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho 546.810 lượt, với chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế là hơn 171 tỷ đồng…
Hòa thượng Tăng Nô, Phó Hội trưởng Thường trực Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng nhận định: “Chưa có giai đoạn nào mà tiếng nói, chữ viết và các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer cũng như các DTTS khác được bảo tồn, phát huy như hiện nay. Hơn nữa, đồng bào DTTS còn được hỗ trợ phát triển kinh tế, chăm sóc y tế miễn phí rất chu đáo. Được như vậy, đồng bào rất tự hào và tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nguyện luôn đoàn kết cùng các dân tộc xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp”.
Ủy ban Dân tộc làm việc với tỉnh Bắc Kạn
Tại trụ sở Ủy ban Dân tộc, đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT vừa chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn về việc triển khai xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
5 năm qua, nhiều tuyến đường đến các thôn, bản đặc biệt khó khăn của huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) đã được nâng cấp, mở mới. Ảnh: QUÝ ĐÔN
Để triển khai đồng bộ, có hiệu quả chương trình, UBND tỉnh Bắc Kạn đề xuất tăng cường nguồn vốn và xem xét khả năng cân đối ngân sách địa phương để triển khai thực hiện chương trình.
Đồng chí Đỗ Văn Chiến đề nghị tỉnh Bắc Kạn nghiên cứu, ban hành Nghị quyết về chuyên đề công tác dân tộc, chính sách dân tộc và củng cố, tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc...
Mất cân bằng giới tính khi sinh: Cần những giải pháp mạnh hơn Cũng giống như nhiều tỉnh, thành trong cả nước, Quảng Ninh đang đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, đặc biệt ở các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Chuyện ở Đầm Hà Năm ngoái, vợ anh Đ.V.Đ ở xã Tân Lập, Đầm Hà, sinh con thứ hai là một bé...