Đóng góp của Thượng tướng Lê Khả Phiêu với cách mạng Campuchia
TTXVN trân trọng giới thiệu bài viết “Đóng góp của đồng chí Lê Khả Phiêu với cách mạng Campuchia (1979-1989)” của Đại tá Vũ Trọng Hoan, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đến chào nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam, ngày 27/12/2013, tại Hà Nội. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (1931-2020) là nhà lãnh đạo quốc gia tâm huyết, đã từng kinh qua nhiều cương vị công tác, có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng dân tộc Việt Nam, đồng thời hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế trong sáng cao cả.
Để gợi nhớ một phần những công lao, thương tiếc nhà lãnh đạo vừa qua đời (7/8/2020), Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết “Đóng góp của đồng chí Lê Khả Phiêu với cách mạng Campuchia (1979-1989)” của Đại tá Vũ Trọng Hoan, nguyên Phó Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Tổ chức quân sự, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.
Tham gia chiến dịch lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot-Ieng Sary, giúp Bạn củng cố vùng giải phóng (1979-1981)
Năm 1978, ông Lê Khả Phiêu (trước đó đang làm Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn 2) được thăng cấp quân hàm Đại tá và được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng điều động về giữ chức Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 9, sau đó giữ chức Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 9.
Đầu năm 1979, đáp ứng lời kêu gọi giúp đỡ của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia (thành lập ngày 2/12/1978), Quân tình nguyện Việt Nam (khoảng 25 vạn quân), bao gồm lực lượng của ba quân đoàn chủ lực (2, 3, 4) và ba quân khu (5, 7, 9) phối hợp chặt chẽ cùng với lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Campuchia mở cuộc tổng tiến công nhằm đánh đổ chế độ Pol Pot-Ieng Sary, giải phóng đất nước Campuchia khỏi họa diệt chủng, giành chính quyền về tay nhân dân.
Trong cuộc tổng tiến công này, đồng chí Lê Khả Phiêu tham gia Bộ Tư lệnh tiền phương Quân khu 9 trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng vũ trang Quân khu (gồm bốn sư đoàn bộ binh: Sư đoàn 4, Sư đoàn 8, Sư đoàn 330 và Sư đoàn 339) phối hợp với Quân đoàn 2 và một số đơn vị bạn tác chiến trên hướng chủ yếu, giải phóng các tỉnh Đông-Nam và phía Nam Campuchia, trong đó có những mục tiêu then chốt: cảng Sihanoukville, sân bay Pochentong, Thủ đô Phnom Penh (Phnom Penh) (7/1/1979), góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của cuộc tổng tiến công. Ngày 17/1/1979, toàn bộ đất nước Campuchia được giải phóng.
Ngày 10/1/1979, Hội đồng Nhân dân cách mạng Campuchia ra tuyên bố: Xóa bỏ hoàn toàn chế độ diệt chủng Pol Pot-Ieng Sary, thành lập nước Cộng hòa nhân dân Campuchia.
Đây là thời kỳ đầu mới giải phóng, nên cách mạng Campuchia còn gặp vô vàn khó khăn, thử thách. Đất nước bị chế độ diệt chủng làm cho tan hoang, hầu như mọi thứ phải xây dựng lại từ đầu.
Trong khi đó, tàn quân Pol Pot-Ieng Sary chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Chúng rút về hoạt động tại vùng rừng núi giáp biên giới Campuchia-Thái Lan, dựa vào sự giúp đỡ tích cực bên ngoài tiếp tục hoạt động chống phá.
Ngày 18/2/1979, tại Thủ đô Phnom Penh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chủ tịch Heng Samrin (Hêng Xamrin) thay mặt Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia ký Hiệp ước Hòa bình, hữu nghị và hợp tác.
Video đang HOT
Theo tinh thần của bản Hiệp ước, một bộ phận Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ nhân dân Campuchia bảo vệ chính quyền cách mạng, thực hiện công cuộc hồi sinh đất nước.
Trước yêu cầu giúp Bạn trong tình hình mới, thực hiện chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 9 giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh tiền phương (sau gọi Sở chỉ huy tiền phương) trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy lực lượng vũ trang của Quân khu 9 thực hiện nhiệm vụ trên chiến trường Campuchia.
Ông Lê Khả Phiêu được phân công phụ trách toàn bộ hoạt động công tác đảng, công tác chính trị (2/1979-5/1980), rồi giữ chức vụ Tư lệnh Sở chỉ huy tiền phương (5/1980-5/1981).
Trên cương vị mới được phân công, ông Lê Khả Phiêu cùng tập thể Sở chỉ huy tiền phương lãnh đạo, chỉ huy lực lượng Quân khu 9 nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, vượt qua mọi khó khăn thử thách, tập trung hoàn thành tốt ba nhiệm vụ trọng tâm:
Một là, tích cực mở các chiến dịch tiến công tiêu diệt, truy quét tàn quân địch, triệt phá các căn cứ chỉ huy, các cơ sở sản xuất, hậu cần, nguồn tiếp tế của địch. Bảo vệ an toàn các mục tiêu quan trọng, các trục giao thông huyết mạch, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.
Hai là, giúp Bạn vận động quần chúng sâu rộng nhằm phát triển thực lực cách mạng, phá các âm mưu sử dụng phần tử hai mặt trong chính quyền cách mạng của địch; đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống mọi mặt cho nhân dân, khắc phục các hậu quả địch để lại.
Ba là, đẩy mạnh tốc độ giúp Bạn xây dựng, củng cố nâng cao chất lượng chính trị cho lực lượng; tăng cường xây dựng đoàn kết, nhất trí giữa Bạn và ta, củng cố liên minh chiến đấu giữa hai quân đội ngày càng vững chắc.
Chỉ riêng trên địa bàn do lực lượng Quân khu 9 đảm nhiệm, trong năm 1979, ta đã giúp Bạn xây dựng chính quyền cách mạng ở 20/23 huyện, 216/260 xã; đồng thời giúp 4 tỉnh Bạn xây dựng được 6 tiểu đoàn, 17 đại đội bộ đội địa phương, 3 khung huấn luyện tân binh (tương đương tiểu đoàn) và hàng trăm đội du kích ở các xã, ấp.
Những thành quả đạt được đó góp phần tạo cơ sở vững chắc để nhân dân Campuchia tổ chức bầu cử Quốc hội và chính quyền các cấp (5/1981), thông qua Hiến pháp mới của nước Cộng hòa nhân dân Campuchia, đập tan luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
Tham gia Bộ Tư lệnh 719 lãnh đạo, chỉ đạo toàn bộ Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Campuchia (1981-1988)
Tháng 5/1981, Quân ủy Trung ương ra Nghị quyết thành lập Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia (phiên hiệu Bộ Tư lệnh 719), trực thuộc Bộ Quốc phòng, trực tiếp chỉ huy Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam giúp bạn Campuchia; do Thượng tướng Lê Đức Anh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Tư lệnh; Trung tướng Lê Hai, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm Phó Tư lệnh về Chính trị.
ÔngLê Khả Phiêu được điều động luân chuyển bổ nhiệm giữ chức Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh 719.
Nhân kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Đảng, sáng 22/1/2019, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến thăm, chúc Tết nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. (Ảnh: TTXVN phát)
Sau đó, ông Lê Khả Phiêu lần lượt được cấp trên ra quyết định bổ sung làm Ủy viên Ban cán sự 719 (5/1983), được thăng quân hàm Thiếu tướng (1984), bổ nhiệm Phó Bí thư Ban cán sự 719 (4/1987), Phó Tư lệnh về chính trị kiêm Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh 719 (8/1987).
Cuối năm 1988, sau khi phần lớn Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, ông Lê Khả Phiêu được thăng quân hàm Trung tướng và được điều về làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong suốt một thời gian dài 8 năm (1981-1988), ông Lê Khả Phiêu là một trong những vị lãnh đạo, tướng lĩnh giữ cương vị chủ chốt thuộc Bộ Tư lệnh Quân tình nguyên Việt Nam ở Campuchia. Do đó, những công lao, đóng góp của ông với sự nghiệp cách mạng Campuchia giai đoạn này gắn liền với những đóng góp to lớn của tập thể Bộ Tư lệnh. Có thể khái quát trên một số thành tích tiêu biểu:
Một là, thống nhất chỉ huy, chỉ đạo các lực lượng vũ trang của Việt Nam đang làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia về tác chiến và hoạt động giúp Bạn; kịp thời có những biện pháp có hiệu lực để nâng cao sức mạnh chiến đấu, từng bước đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn quân sự của địch nhằm khôi phục chế độ diệt chủng ở Campuchia.
Hai là, trực tiếp giúp Bạn xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng các lực lượng vũ trang cách mạng và tổ chức phòng thủ đất nước. Có kế hoạch phối hợp chặt chẽ các lực lượng vũ trang Việt Nam ở Campuchia với lực lượng vũ trang Bạn trong nhiệm vụ tác chiến, phòng thủ và trong các hoạt động khác. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có trách nhiệm của Việt Nam giúp Bạn xây dựng, bảo vệ thực lực cách mạng của Bạn.
Ba là, nghiên cứu, đề xuất với phía Campuchia các vấn đề có ý nghĩa chiến lược trên chiến trường Campuchia và các vấn đề có liên quan giữa chiến trường Campuchia với các chiến trường khác ở khu vực Đông Dương. Giúp nhân dân Campuchia khôi phục sản xuất, ổn định đời sống, đất nước hồi sinh, phát triển.
Bốn là, hợp đồng chặt chẽ với các quân khu phía Nam trong kế hoạch giúp đỡ toàn diện, tạo cơ sở vững chắc bảo đảm cho Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia, lực lượng vũ trang, chính quyền cách mạng, các tổ chức đoàn thể Campuchia đủ sức vươn lên từng bước tự đảm đương nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ đất nước.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia, dù trên cương vị nào, ông Lê Khả Phiêu cũng đều tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; luôn tận tâm, tận lực, hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ cao cả, xứng đáng là người đảng viên kiên trung, người chiến sỹ cộng sản mẫu mực.
Nhiều thập kỷ đã trôi qua, song những đóng góp của ông Lê Khả Phiêu đối với cách mạng Campuchia (1979-1989) sẽ mãi được lịch sử và nhân dân Campuchia ghi nhận, góp phần vun đắp tình đoàn kết hữu nghị, bình đẳng, hợp tác cùng phát triển lâu bền giữa nhân dân hai nước, hai dân tộc Việt Nam-Campuchia.
Đúng như lời Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã khẳng định: Ngài Lê Khả Phiêu là “một nhà lãnh đạo sáng suốt đã hi sinh cả đời mình vì nền độc lập, hòa bình và sự phồn vinh của Việt Nam; một người bạn tốt của Campuchia, đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng mối quan hệ hữu nghị anh em và hợp tác tốt đẹp giữa hai Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước”.
Cán bộ chủ chốt lực lượng Công an phải 'lấy cái đẹp dẹp cái xấu'
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dặn dò cán bộ, đảng viên lực lượng Công an phải coi trọng các biện pháp nêu gương, nhất là cán bộ chủ chốt theo phương châm "chủ động tự soi, tự sửa, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, học tập những tấm gương vì nước quên thân, vì dân phục vụ...".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Đại hội Vì an ninh Tổ quốc.
Ngày 8/8 tại Hà Nội, cùng với nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự và phát biểu tại Đại hội "Vì an ninh Tổ quốc" lần thứ VIII của lực lượng Công an nhân dân (CAND).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định từ phong trào thi đua trong toàn lực lượng CAND, đã xuất hiện nhiều tấm gương hy sinh anh dũng, nhiều gương người tốt, việc tốt, nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến. Có những cán bộ, chiến sĩ lập nhiều chiến công thầm lặng, có những việc làm bình dị nhưng đã để lại dấu ấn sâu đậm, hình ảnh chiến sĩ CAND đẹp đẽ trong lòng nhân dân và bạn bè quốc tế.
Đặc biệt, trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 hiện nay, cùng với các lực lượng y tế và bộ đội, lực lượng CAND đóng vai trò là một trong những lực lượng quan trọng đi đầu quán triệt sâu sắc tinh thần "Chống dịch như chống giặc". Cán bộ, chiến sĩ Công an không quản khó khăn, gian khổ trên tuyến đầu chống dịch để rà soát, xác minh, khoanh vùng cách ly cũng như tuyên truyền cho người dân về phòng chống dịch bệnh.
Tại Đại hội, Thủ tướng bày tỏ trân trọng tưởng nhớ, tri ân những cán bộ chiến sĩ CAND đã anh dũng hy sinh hoặc bị thương trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân trong 5 năm qua. Đây là những tấm gương sẵn sàng nhận nhiệm vụ, chấp nhận hy sinh, gian khổ, luôn tận tụy hết lòng, hết sức phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Thời gian tới, tình hình quốc tế, khu vực và trong nước có những khó khăn, diễn biến khó lường, đòi hỏi càng phải ra sức thi đua. Vì vậy, trong công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2020-2025, Thủ tướng đề nghị thi đua phải luôn gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị là mục tiêu của thi đua. Đó là bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng CAND trong sạch, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Thực hiện thường xuyên, liên tục và toàn diện phong trào thi đua. Cần xác định rõ nội dung trọng tâm, trọng điểm thi đua với mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, rõ ràng, tránh phô trương, hình thức; có biện pháp tổ chức phong trào thi đua phù hợp để huy động, khích lệ cán bộ, chiến sĩ hăng hái tham gia. Phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của các cấp ủy, người đứng đầu đơn vị, mỗi cán bộ, đảng viên thực sự là hạt nhân xung kích, tiêu biểu trong phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc".
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhân rộng, lan tỏa gương điển hình tiên tiến, coi trọng các biện pháp nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt theo phương châm "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, chủ động tự soi, tự sửa, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, học tập những tấm gương vì nước quên thân, vì dân phục vụ".
Quan tâm tạo điều kiện cho các điển hình tiên tiến được tuyên truyền nêu gương, tạo sự lan tỏa trong đơn vị, địa phương và toàn lực lượng. Tăng cường tuyên truyền và phát động phong trào học tập theo gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu, nhất là những tấm gương cán bộ, chiến sĩ hy sinh anh dũng, lập công xuất sắc, tận tụy với công việc hằng ngày và những tấm gương quần chúng nhân dân không sợ nguy hiểm, dũng cảm tham gia truy bắt tội phạm, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân".
Tại Đại hội, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân", danh hiệu "Chiến sĩ Thi đua toàn quốc" cho các tập thể, cá nhân lực lượng CAND. Lãnh đạo Bộ Công an trao Bằng khen cho các điển hình tiên tiến.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từ trần Đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đã từ trần vào hồi 2 giờ 52 phút ngày 7 tháng 8 năm 2020 tại Hà Nội. Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, sau một thời...