Đóng góp cho hòa bình thế giới để bảo vệ nền hòa bình của Việt Nam

Theo dõi VGT trên

“Chúng ta đóng góp vào hòa bình trên thế giới, mặc nhiên chúng ta yêu cầu các nước cũng phải tôn trọng hòa bình của Việt Nam, tôn trọng lợi ích chính đáng, chủ quyền của Việt Nam”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành, Trưởng ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình (GGHB) Liên hợp quốc (LHQ), khẳng định trong cuộc trao đổi với báo chí Việt Nam.

Phóng viên (PV): Thưa Thứ trưởng, đại dịch Covid-19 có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của lực lượng mũ nồi xanh Việt Nam đang triển khai tại hai phái bộ Cộng hòa (CH) Trung Phi và CH Nam Sudan?

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh: Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có chỉ đạo phải thực hiện nghiêm các quy định và biện pháp để phòng, chống đại dịch Covid-19 bảo đảm an toàn cho các lực lượng GGHB LHQ của Việt Nam đang làm nhiệm vụ tại địa bàn châu Phi. Điều kiện chữa trị ở đây phải nói là cực kỳ khó khăn, cả về nguồn lực con người cũng như trang thiết bị y tế. Hiện Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 2 (BVDC 2.2) của Việt Nam ở Bentiu, CH Nam Sudan, đang điều trị cho một bệnh nhân nghi nhiễm nhưng phải gửi mẫu xét nghiệm tới thủ đô Juba cách hàng trăm cây số. Bộ Quốc phòng đã có phương án gửi thêm vật tư và thiết bị sang địa bàn để hỗ trợ BVDC phòng, chống dịch. Hằng ngày, Bộ Quốc phòng đều nắm các báo cáo về tình hình sức khỏe của lực lượng mũ nồi xanh Việt Nam tại các địa bàn. Từ trong nước, Học viện Quân y đã tổ chức tập huấn trực tuyến về phòng, chống đại dịch cho BVDC 2.2.

Hiện BVDC 2.2 đang được đặt trong tình trạng báo động cao, toàn thể cán bộ, nhân viên bắt buộc phải thực hiện nghiêm quy trình phòng dịch, tránh lây nhiễm, với ưu tiên là bảo đảm an toàn. Các tình huống giả định cũng được đặt ra để có thể ứng phó kịp thời. Trường hợp đóng cửa bệnh viện để bảo đảm an toàn cũng được tính tới, thậm chí chúng ta có thể thực hiện quyền rút lực lượng về nước nếu dịch bệnh bùng phát trên diện rộng và gây nguy hiểm cho cán bộ, chiến sĩ. Tất cả phương án đều được trao đổi trước với LHQ để thực hiện theo đúng quy định. Nhưng rất may cho đến nay, chúng ta chưa phải thực hiện những việc này. BVDC 2.2 đã hỗ trợ rất tốt Phái bộ trong nỗ lực ngăn chặn đại dịch lây lan, vừa bảo đảm an toàn nhất có thể.

Đóng góp cho hòa bình thế giới để bảo vệ nền hòa bình của Việt Nam - Hình 1
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu tại cuộc họp Tổ công tác liên ngành về Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, ngày 21-9-2018. Ảnh minh họa: qdnd.vn

Tại Phái bộ GGHB ở CH Trung Phi (MINUSCA), các sĩ quan của chúng ta cũng tham gia tích cực cùng với Phái bộ tuyên truyền các biện pháp phòng, chống đại dịch. Trung tá Nguyễn Thị Liên đã được chỉ huy Phái bộ tặng giấy khen đột xuất vì có việc làm ý nghĩa may hơn 400 chiếc khẩu trang tặng đồng nghiệp trong toàn MINUSCA và một số người dân địa phương. Tôi cho rằng, đây là sự ghi nhận đối với việc làm giản dị, nhưng cao đẹp và cách hành xử trách nhiệm vì cộng đồng, đóng góp cho nỗ lực chung toàn cầu của chiến sĩ mũ nồi xanh Việt Nam.

Cho dù gặp rất nhiều thách thức, chúng ta quyết tâm không để dịch bệnh lây nhiễm vào lực lượng GGHB LHQ của Việt Nam, quyết tâm không để dịch bệnh ảnh hưởng tới nhiệm vụ.

PV: Ngoài yếu tố dịch bệnh, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, đặt ra nhiều thách thức đối với hoạt động GGHB LHQ của Việt Nam thời gian tới. Thứ trưởng có thể chia sẻ rõ hơn về vấn đề này?

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh: Thách thức của Việt Nam là đào tạo đội ngũ cán bộ, sĩ quan có đủ trình độ và năng lực đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ mới. Do đặc thù nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ triển khai tại địa bàn thường xuyên phải luân phiên thay thế. Vì vậy, yêu cầu đào tạo sĩ quan làm nhiệm vụ tại địa bàn cần phải được quan tâm. Việc đào tạo ngoại ngữ, kiến thức về luật pháp quốc tế, quy định của LHQ, văn hóa nước sở tại, chuyên môn GGHB LHQ… là rất quan trọng. Các sĩ quan đi làm nhiệm vụ, ngoài chuyên môn, còn phải là cán bộ chính trị, tuyên huấn để thực sự là hình ảnh đại diện cho đất nước, con người và quân đội Việt Nam. Ngoài ra, trong môi trường GGHB LHQ, địa bàn xa xôi, phức tạp, thiếu luật pháp, khắc nghiệt về khí hậu, nhiều bệnh dịch, thách thức bảo đảm sức khỏe và an toàn cho lực lượng của chúng ta cũng không nhỏ. Bộ Quốc phòng luôn nhấn mạnh yêu cầu chăm lo sức khỏe, bảo đảm an toàn cho lực lượng GGHB LHQ là hàng đầu khi tham gia các hoạt động có tính nguy hiểm. Thách thức thứ ba là nguồn lực của chúng ta có hạn. Dù tham gia hoạt động này, LHQ sẽ trả chi phí, nhưng chúng ta cũng phải có nguồn lực để huấn luyện, chuẩn bị và điều hành lực lượng. Tôi tin với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng, chúng ta sẽ vượt qua được những thách thức này để tham gia ngày càng tích cực, mở rộng trong hoạt động GGHB LHQ theo như đánh giá của quốc tế.

PV: Tính đến nay, tròn 6 năm Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ. Thứ trưởng cho biết sự tham gia của Việt Nam vào hoạt động GGHB LHQ thời gian tới sẽ có những điểm gì mới?

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh: Tới đây, chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện các kế hoạch thay quân cho các lực lượng tham gia ở hình thức cá nhân và đơn vị, tiếp tục duy trì BVDC cấp 2 ở CH Nam Sudan. Lãnh đạo LHQ đã đề nghị Việt Nam duy trì lực lượng này thêm ít nhất 5 năm. Tuy nhiên, đây là yêu cầu của LHQ còn thực hiện như thế nào thì tùy vào điều kiện và chính sách của Việt Nam. Năm 2020 dự kiến Việt Nam sẽ triển khai đội công binh sang CH Nam Sudan, nhưng do đại dịch Covid-19, kế hoạch sẽ chậm lại. Chúng ta cũng tính toán cử các lực lượng khác như cảnh sát, bảo vệ, thông tin… tham gia hoạt động GGHB LHQ.

Ngoài ra, Việt Nam rất quan tâm thúc đẩy việc đưa các sĩ quan tham gia làm việc ở các cơ quan tại trụ sở LHQ, từ cơ quan hoạch định chính sách cho đến cơ quan điều hành các hoạt động GGHB, giải trừ quân bị, là những cơ quan đưa ra các nguyên tắc chung của thế giới về hòa bình. Đây là những vị trí có yêu cầu rất cao, được lựa chọn khắt khe và phải là những sĩ quan đã kinh qua các nhiệm vụ và đóng góp ở các Phái bộ. Rất tự hào là Việt Nam đã có sĩ quan đầu tiên vượt qua tất cả các vòng thi để trúng tuyển vào vị trí sĩ quan kế hoạch của Cục các hoạt động hòa bình LHQ tại New York (Mỹ). Đó là Trung tá Lương Trường Vinh thuộc Cục GGHB Việt Nam. Sắp tới Việt Nam sẽ cử thêm các sĩ quan ứng thi vào các vị trí ở các cơ quan LHQ. Tôi tin trong những năm tới, Việt Nam sẽ có các sĩ quan đảm nhận vị trí chỉ huy ở các Phái bộ CH Nam Sudan và CH Trung Phi cũng như vị trí ở các cơ quan của LHQ.

Trong khi chúng ta cố gắng làm những cái mới, những nhiệm vụ lớn hơn, cần chú ý tiếp tục duy trì những công việc chúng ta đã và đang làm để không bị giảm chất lượng, bảo đảm tính kỷ luật và đặc biệt là không để mất an toàn.

Việc cử lực lượng tham gia hoạt động GGHB LHQ được dựa trên những thế mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam đúc rút từ các cuộc kháng chiến, từ quá trình xây dựng lực lượng trong thời bình. Cho dù thế nào, việc tham gia hoạt động GGHB LHQ cũng phải phù hợp với chính sách của Việt Nam, đó là không tham gia xung đột, không tham gia giao tranh quân sự, không tham gia quản lý dân mà chỉ đưa những lực lượng mang tính chất hòa bình, xây dựng tái thiết cho các phái bộ.

PV: Tham gia hoạt động GGHB LHQ có ý nghĩa như thế nào trong việc bảo đảm quốc phòng, an ninh của Việt Nam, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh: Việc cử lực lượng tham gia hoạt động GGHB LHQ trước hết thể hiện Việt Nam là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Chúng ta nói là làm, không nói suông. Thứ hai, khi chúng ta đóng góp vào hòa bình trên thế giới, mặc nhiên chúng ta yêu cầu các nước cũng phải tôn trọng hòa bình của Việt Nam, tôn trọng lợi ích chính đáng, chủ quyền của Việt Nam. Đây là một tiêu chí rất quan trọng trong bảo vệ Tổ quốc thời bình. Chúng ta bảo vệ Tổ quốc trong thời bình là không để mất lợi ích quốc gia dân tộc, không để xảy ra xung đột, đặc biệt là phải đẩy lùi chiến tranh. Tham gia vào những hoạt động như vậy, chúng ta mới có quyền đòi hỏi lợi ích của mình.

Sắp tới đây, nhiệm vụ của chúng ta rất nặng nề vì chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định rõ Việt Nam là đối tác có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Việt Nam sẽ không thể đứng ngoài vấn đề an ninh khu vực và thế giới. Vì vậy chúng ta sẽ phải tiếp tục có nhiều hoạt động hơn nữa để thể hiện chính sách đó. Nói cho cùng tất cả đều là để bảo vệ lợi ích của chính đất nước chúng ta.

PV: Thứ trưởng đánh giá như thế nào về chặng đường Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ trong những năm qua?

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh: Có thể nói chúng ta đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng mừng. Việt Nam đã cử gần 200 lượt sĩ quan làm nhiệm vụ ở hai phái bộ CH Trung Phi và CH Nam Sudan, cử đơn vị BVDC cấp 2 số 1 (đã hoàn thành nhiệm vụ về nước) và hiện là BVDC 2.2 đang làm nhiệm vụ tại Phái bộ CH Nam Sudan. Lực lượng Việt Nam cử đi đều đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí của LHQ, được lãnh đạo LHQ đánh giá cao về trình độ chuyên môn và tính kỷ luật, năng lực không thua kém bất kỳ quốc gia nào. Để có được kết quả này, Việt Nam đã trải qua quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng (hơn 10 năm) về chính sách, lực lượng và quan hệ quốc tế. Chúng ta có sự chuẩn bị nghiêm túc, cẩn thận, đưa quân đi phải bảo đảm thành công, chắc chắn mình làm tốt rồi mới cử quân đi.

Cũng cần phải nhấn mạnh thêm về sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động GGHB LHQ của Việt Nam được LHQ đánh giá rất cao. Tỷ lệ nữ sĩ quan tham gia hoạt động GGHB LHQ của Việt Nam là cao so với các nước (hơn 10%). Các nữ sĩ quan Việt Nam đảm nhận những nhiệm vụ như nam giới, kể cả tham mưu kế hoạch, quân y, đặc biệt ta đã cử nữ sĩ quan đầu tiên làm Quan sát viên quân sự là Thiếu tá Nguyễn Thị Minh Phương. Các đồng chí nữ đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, bảo đảm an toàn, đi đến đâu cũng được người dân địa phương quý mến với những việc làm thân thiện, giúp đỡ người dân một cách rất tự nhiên. LHQ đã đề nghị Việt Nam tổ chức Hội nghị quốc tế “Vai trò của phụ nữ trong hoạt động GGHB LHQ” vào năm 2020. Đây không chỉ là vinh dự cho Việt Nam, cho phụ nữ Việt Nam mà còn thể hiện sự công nhận đối với vai trò của phụ nữ Việt Nam trong hoạt động GGHB LHQ, chứng tỏ với quốc tế Việt Nam luôn đề cao vai trò và bảo đảm các quyền của phụ nữ. Dự kiến lãnh đạo của hơn 100 quốc gia sẽ tham gia sự kiện này. Nên biết rằng nhiều nước cũng muốn đăng cai hội nghị này nhưng Việt Nam đã được chọn là nước chủ nhà. Tôi rất tự hào vì các sĩ quan Việt Nam ngoài thực hiện nhiệm vụ quốc tế, còn làm được những điều giản dị nhưng ý nghĩa lớn lao, đóng góp cho việc quảng bá hình ảnh đất nước.

PV: Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh kể chuyện quân đội chống 'giặc' COVID-19

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chia sẻ những câu chuyện quân đội đi đầu chống 'giặc' COVID-19.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh kể chuyện quân đội chống 'giặc' COVID-19 - Hình 1

Chia sẻ với VTC News, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, những thành công bước đầu trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 đã giúp người dân càng thêm tin tưởng vào Đảng, Chính phủ Việt Nam, là nền tảng giúp đất nước đối phó hiệu quả với những thách thức trong tương lai.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh kể chuyện quân đội chống 'giặc' COVID-19 - Hình 2

- Nhìn lại những thành công ở giai đoạn ban đầu trong cuộc chiến chống đại dịch COVID 19, Thượng tướng có những nhận xét gì?

Nói đến thành công bước đầu trước trong công tác phòng chống dịch COVID-19, phải nói đến sự lãnh đạo của toàn Đảng, sự điều hành của Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và của nhân dân, trong đó quân đội có đóng một phần công sức.

Tôi nghĩ rằng, về khía cạnh quốc phòng, có thể rút ra 3 bài học kinh nghiệm, cũng như 3 nguyên nhân dẫn đến thành công.

Trước hết, chúng ta có dự báo chính xác, dự báo sớm về sự phát triển của dịch COVID-19. Việc dự báo cái chưa từng diễn ra là không hề dễ dàng, đòi hỏi phải có, thông tin chính xác và những cái đầu sáng suốt, để đưa ra dự báo đúng.

Như chúng ta đã biết, ngay đầu năm 2020, khi thế giới mới bắt đầu chớm dịch, lúc bấy giờ chính phủ đã tổ chức các cuộc họp và xác định đây là nguy cơ đối với đất nước nếu chúng ta không sẵn sàng.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh kể chuyện quân đội chống 'giặc' COVID-19 - Hình 3

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự và chỉ đạo cuộc diễn tập phòng chống dịch COVID-19. Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì cuộc diễn tập.

Ngay trước Tết, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 của Chính phủ đã được thành lập và đi vào hoạt động, khi mà các nước còn chưa nhận thức hết về mối nguy hại của dịch bệnh này.

Video đang HOT

Đối với quân đội, ngay sau khi có Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của Chính phủ, Bộ Quốc phòng cũng thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch và sau đó tổ chức 2 đợt diễn tập lớn.

Trong đó có 1 cuộc diễn tập tham mưu và đặc biệt là diễn tập thực binh toàn quân. Có khoảng 15.000 cán bộ, chiến sỹ tham gia cuộc diễn tập này trên toàn quốc. Tình huống giả định là số ca nhiễm COVID-19 lên đến hàng chục nghìn người, còn số người được cách ly và điều trị là từ 30.000 - 50.000 người. Con số cách ly hiện nay phù hợp với tình huống giả định ấy.

Sau cuộc diễn tập, chúng ta đã rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế và quân đội nhanh chóng bước vào công tác chuẩn bị, tập huấn cho cán bộ, chiến sỹ, chuẩn bị trang thiết bị, chuẩn bị bám nắm tình hình và tác chiến chỉ huy cho phù hợp với cuộc chiến đấu trong thời bình, mà trong quốc phòng gọi là mối đe dọa an ninh phi truyền thống.

Nhìn lại các nước trên thế giới, kể cả các nước lớn như Mỹ hay các nước có khoa học kĩ thuật tiên tiến ở châu Âu và các nước phát triển khác, hầu hết họ đều bị bất ngờ, lúng túng. Từ đó dẫn đến số lượng ca nhiễm là rất lớn.

Trong khi đó, Việt Nam chúng ta không bị bất ngờ chiến lược và không để bị động trước đại dịch COVID-19. Chúng ta đã đạt được tiên cơ trong cuộc chiến chống COVID-19.

Thứ hai, là khả năng chuyển trạng rất nhanh của đất nước nói chung, cũng như của quân đội nói riêng. Về vấn đề chuyển trạng thái của đất nước, trong dân sự, chúng ta thường nói là chuyển trạng thái bình thường sang trạng thái đột xuất hoặc trạng thái cảnh báo ở mức cao.

Còn trong quốc phòng, đó là việc chuyển trạng thái từ thời bình sang thời chiến. Đây thực sự là một cuộc chiến chống kẻ thù, như Thủ tướng đã nói " chống dịch như chống giặc".

Nhờ sự chuyển trạng thái này mà chúng ta rất chủ động. Nếu hình dung khi bước vào chiến dịch quân sự, chuyển trạng thái tốt, chúng ta sẽ có sự chủ động, chúng ta sẽ chiếm được tiên cơ và xử lý vấn đề ngay khi sự việc diễn ra.

Ở đây, có khó khăn trong việc ngăn sông cấm chợ, hạn chế giao thương trong nước và quốc tế hay huy động lực lượng. Song chúng ta đã chuyển trạng thái đất nước rất nhanh, có thể thấy rõ sự hiểu biết và tính kỷ luật của người dân Việt Nam.

Tôi cho rằng đây là điểm rất đặc biệt và rất Việt Nam. Người dân rất chủ động, chấp hành mệnh lệnh, chỉ thị, quy định của Chính phủ.

Nguyên nhân thứ ba là, chúng ta áp dụng thế trận toàn dân phòng chống dịch. Trong quốc phòng, thường gọi là "thế trận quốc phòng toàn dân". Còn ở đây là thế trận toàn dân chống dịch.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh kể chuyện quân đội chống 'giặc' COVID-19 - Hình 4

Binh chủng hoá học phun thuốc khử khuẩn tại phố Trúc Bạch (Hà Nội) trong những ngày đầu có bệnh nhân mắc COVID-19 xuất hiện ở Việt Nam.

- Có thể hình dung thế trận này thế nào, thưa ông?

Chúng ta hay gọi là 4 tại chỗ. Bản chất là tỉnh lo tỉnh, huyện lo huyện, xã lo xã và trung ương lo việc trung ương. Chúng ta không xáo trộn đội hình và chủ động lo từng bước từ thấp đến cao.

Chúng ta không dồn bệnh nhân ở thành thị lên trung tâm duy nhất.

Nếu trong chiến tranh, chúng ta thực hiện chiến thuật "tỉnh giữ tỉnh, huyện giữ huyện, xã giữ xã", thì trong đại dịch lần này chúng ta cũng làm tương tự, để ngăn chặn không lây lan bệnh ra toàn quốc.

Nhìn lại 3 bài học này, chúng ta thấy yếu tố "rất Việt Nam". Chúng ta có những kinh nghiệm trong thời bình, trong quá trình phát triển, nhưng không thể không nhắc đến những kinh nghiệm huy động sức mạnh toàn nhân dân, toàn quốc trong các cuộc chiến tranh giải phóng đất nước. Việc này khó có thể thực hiện được nếu không có một hệ thống chính trị như Việt Nam.

Các quốc gia trên thế giới cũng có cách làm rất tốt, nhưng cách làm của Việt Nam là rất hiệu quả và phù hợp với tình hình trong nước.

Chúng ta có khả năng huy động sức mạnh của quốc gia vào các nhiệm vụ cấp bách trước mắt một cách nhanh nhất, với một khả năng tốt nhất và đảm bảo không làm phương hại tới nền tảng xã hội. Đây là những bài học quý báu trong thời gian tới.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh kể chuyện quân đội chống 'giặc' COVID-19 - Hình 5

Tôi muốn nhắc lại rằng, trong thời gian gần đây, dịch COVID-19 đã lùi dần, chúng ta đã có những thành công nhất định. Nhưng đây là kết quả bước đầu, chưa thể ngồi yên và không thể nói rằng dịch bệnh không quay lại.

Không chỉ với dịch COVID-19, trong tương lai, với bối cảnh biến đổi môi trường và khí hậu thế này, khả năng sẽ xuất hiện thêm các dịch bệnh khác nữa. Ở đây, dịch bệnh có yếu tố thiên nhiên song có cả bàn tay phá huỷ môi trường của con người. Đây là vấn đề mà chúng ta phải nhận thức được.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh kể chuyện quân đội chống 'giặc' COVID-19 - Hình 6

- Tại sao chúng ta có khả năng thích nghi với những diễn biến phức tạp của đại dịch một cách nhanh chóng, chính xác và toàn diện như vậy? Phải chăng yếu tố này thể hiện tính ưu việt trong công tác quản trị quốc gia, thể hiện tính ưu việt của chế độ chính trị cũng như sức mạnh, tiềm lực thực chất của Quân đội Việt Nam?

Trong 3 tháng vừa qua, xét về mặt chiến lược vĩ mô, theo tôi chúng ta thu được 3 kết quả lớn. Đầu tiên là việc chúng ta nhận thức được về dịch bệnh mang tính chất quốc gia và toàn cầu.

Với Quốc phòng, chúng ta nhận thức về nguy cơ, đe dọa hay các thách thức an ninh phi truyền thống. Chúng ta đã chứng kiến và là nạn nhân của dịch bệnh này. Và chúng ta hiểu một cách sâu sắc rằng, nếu không chuẩn bị tốt, không dự báo tốt, không có cách làm tốt thì chúng ta sẽ rơi vào thảm họa, giống như thế giới hiện đang gánh chịu.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh kể chuyện quân đội chống 'giặc' COVID-19 - Hình 7

Bộ đội chuẩn bị đón người dân vào khu cách ly. (Ảnh: Việt Linh)

Thứ hai, chúng ta bước đầu có cách thức, kinh nghiệm trong điều hành vĩ mô, cũng như xử lý, điều hành phòng chống dịch bệnh, cách ly và các biện pháp xã hội, y tế, sản xuất vật tư y tế ra sao.

Ở đây tôi không nói về mặt kỹ thuật, mà muốn nói đến thời gian và phương pháp. Tức là làm sao kết hợp giữa nhà nước và các doanh nghiệp, kết hợp trong quan hệ quốc tế.Chúng ta đã có những bài học cụ thể.

Tuy nhiên, những bài học này chỉ mới là bước đầu.

Thành công thứ ba đó là lòng tin. Trước hết đó là lòng tin của nhân dân đối với hệ thống chính trị. Đặc thù Việt Nam là do Đảng lãnh đạo, chính phủ điều hành và quân đội là nòng cốt trước những thách thức to lớn.

Tôi thấy người dân rất tin vào Đảng và Chính phủ. Tin vào thành công và tin vào những giải pháp để chấp hành cho tốt. Đó là thành công mang tính chất lâu dài. Đó là nền tảng giúp chúng ta đối phó hiệu quả với những thách thức trong tương lai.

- Và những công việc tiếp theo sẽ là gì, thưa ông?

Vấn đề tiếp theo là chúng ta sẽ dự báo tình hình ra sao và cần chuẩn bị như thế nào trong thời gian tới.

Theo tôi, quan trọng đầu tiên là phải giải quyết dứt điểm dịch COVID-19. Việt Nam phải có thuốc đặc trị và vaccine hữu hiệu, để biến COVID-19 thành bệnh cúm bình thường.

Chúng ta không thể chờ từ nước ngoài được, phải độc lập tự chủ. Hiện Chính phủ và Bộ Y tế đã có chủ trương rất rõ ràng về vấn đề này. Và tất nhiên lực lượng quân đội cũng sẽ đóng góp tích cực.

Mới đây, WHO công nhận bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Học viện Quân y Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đó chỉ là một trong các vấn đề chúng ta phải giải quyết.

Thứ hai là chuẩn bị về cách sống mới, xã hội mới, có khả năng thích ứng với điều kiện thảm họa. Làm sao để giữ gìn sức khỏe, tránh lây lan dịch bệnh. Đây không phải là vấn đề mới. Chúng ta cần quay lại các vấn đề cơ bản như vệ sinh cá nhân, được dạy cho học sinh ở tuổi mới lớn. Đó là văn hóa khi tiếp xúc cộng đồng. Phải tự nhận thức được sức khỏe của mình là đáng quý, có tinh thần chung với tính kỷ luật cao, tuân thủ luật pháp. Tôi cho rằng đây cũng là thời cơ để chúng ta nâng cao văn minh xã hội, cách ứng xử.

Thứ ba, phải chuẩn bị về trang bị, điều kiện, nguồn lực để đối phó với những tình hình xấu như thế hoặc hơn. Chúng ta là một nước đang phát triển còn nhiều khó khăn, nhưng đây vẫn là ưu tiên tôi cho rằng quốc gia cần phải quan tâm, để khi tình huống xảy ra thì chúng ta chí ít có đủ trang bị nguồn lực để xử lý bước đầu dịch bệnh. Trên cơ sở đó, chúng ta dồn nguồn lực của quốc gia vào để giải quyết tập trung thì mới có thể yên tâm.

Thứ tư, trong dịch COVID-19, Việt Nam có uy tín quốc tế rất đáng khích lệ. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia làm tốt trong dịch COVID-19. Đồng thời chúng ta cũng được đánh giá dù là nước khó khăn, nhưng đã làm rất tốt việc chia sẻ trong công tác phòng chống COVID-19. Trong nỗ lực thực hiện chủ trương chung của chính phủ, thì quân đội cũng tham gia tích cực.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh kể chuyện quân đội chống 'giặc' COVID-19 - Hình 8

- Trong hợp tác quốc tế chống dịch, quân đội cũng được đánh giá là đi đầu...

Đặc thù của việc chống dịch vừa là vấn đề y tế, xã hội vừa là vấn đề quốc phòng, trên cơ sở khái niệm mới của thế giới, đó là thách thức, đe dọa an ninh phi truyền thống. Ngay từ khi chúng ta bắt đầu phòng chống dịch COVID-19, quân đội đã xác định là hợp tác chống dịch COVID-19 vừa là yêu cầu, vừa là trách nhiệm của Việt Nam về mặt quốc phòng.

Chúng ta lại đang nắm vai trò Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp Quốc.

Vào tháng 2, có một hội nghị rất quan trọng của Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN được tổ chức. Lúc bấy giờ dịch mới bắt đầu, khi cuộc họp diễn ra ở Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đưa ra một đề nghị là ra Tuyên bố chung của các nước ASEAN về hợp tác phòng chống dịch COVID-19.

Có Bộ trưởng Quốc phòng hỏi rằng điều đó có thực sự cần thiết không? Chúng ta đã kiên trì giải thích và trong một thời gian kỷ lục là hai ngày chúng ta đã ra được Tuyên bố chung.

Cho đến nay, bản Tuyên bố chung này hoàn toàn phù hợp với thực tế và mong muốn của các quốc gia.

Một ví dụ khác, chúng ta đã tổ chức một loạt các Hội nghị của các nước ASEAN, các nhóm làm việc, nghiên cứu, Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng với yêu cầu bảo vệ sức khỏe ở mức cao nhất, có chuẩn bị và diễn tập.

Các Bộ trưởng Quốc phòng khi sang Việt Nam rất ngạc nhiên khi chúng ta đề nghị đây là Hội nghị đầu tiên không bắt tay, không chụp ảnh theo phong cách ASEAN là bắt chéo tay, và cách ly ngay lập tức tất cả các đoàn khi sang Việt Nam.

Việt Nam có những bệnh viện dự phòng để bất kỳ thành viên nào nếu nhiễm bệnh đều được cách ly ngay lập tức. Sau khi hội nghị kết thúc, chúng tôi cũng đề nghị các nước sau 14 ngày trả lời về tình trạng sức khỏe. Rất vui cho chúng ta, tất cả các quốc gia, nhất là các bộ trưởng quốc phòng trả lời đều khỏe mạnh.

- Tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt đã được "giữ sạch" khỏi virus corona, nhưng tiếc là con tàu đó lại không giữ được an toàn sau khi rời khỏi Việt Nam...

Vào thời điểm đầu tháng 3, khi dịch bắt đầu gây hoang mang dư luận quốc tế, tàu sân bay Mỹ thăm Đà Nẵng. Tổng số thuyền viên, nhân viên kỹ thuật trên tàu sân bay là gần 7.000 người, chưa kể thân nhân bay sang thăm Đà Nẵng cùng các thuyền viên. Chúng ta làm rất chặt quy định về phòng chống dịch.

Tất cả các thủy thủ lên bờ đều phải kiểm tra, không bị nhiễm COVID-19 mới được lên bờ. Sau khi lên bờ, nghỉ ngơi, giao lưu, trước khi xuống tàu cũng phải kiểm tra, đảm bảo không bị nhiễm mới được xuống tàu. Chúng tôi yêu cầu sau 14 ngày, đề nghị phía Mỹ trả lời là có ai bị nhiễm không. Tới ngày 20/3, tức là 14 ngày sau đó, Mỹ trả lời là an toàn. Đáng tiếc là giờ thì tàu của họ lại nhiễm bệnh.

Những việc này cho thấy Bộ Quốc phòng Việt Nam thực hiện đúng chỉ thị của Chính phủ nhưng cũng rất sáng tạo, chủ động.

- Chúng ta sẽ tiếp tục có những hợp tác quốc phòng gì trong chống dịch COVID-19 nữa, thưa Thượng tướng?

Sắp tới đây, trong ít ngày nữa chúng ta sẽ họp nhóm làm việc cấp thứ trưởng Bộ Quốc phòng các nước ASEAN về việc chuẩn bị cho cuộc diễn tập quân y trực tuyến các nước ASEAN về việc phòng chống dịch nói chung, nhưng mở rộng là phòng chống an ninh phi truyền thống.

Các nước ASEAN, theo sáng kiến của Việt Nam, đồng ý xây dựng Bộ quy tắc ứng phó dịch bệnh và các thách thức an ninh phi truyền thống. Các nước nói rằng, đây là 2 nội dung không có trong chương trình mà được làm tốt đã chứng tỏ Việt Nam xứng đáng là Chủ tịch ASEAN năm 2020.

Không chỉ là có các nước ASEAN, các đối tác như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản cũng muốn tổ chức các cuộc họp tương tự ở tầm cao hơn. Chúng tôi đang nghiên cứu vấn đề này, nếu các nước ASEAN đồng thuận, sẽ tổ chức các cuộc họp trong khuôn khổ hợp tác ADMM vào khoảng quý 3 năm nay.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh kể chuyện quân đội chống 'giặc' COVID-19 - Hình 9

- Qua đại dịch này, thế giới đã biết đến một Việt Nam đầy hào hiệp, như Tổng thống Donald Trump đã nói...

Về quan hệ song phương, Việt Nam sẵn sàng chia sẻ theo khả năng của mình. Đầu tháng 3, Trung Quốc khủng hoảng về vật tư y tế và đã nhờ Việt Nam hỗ trợ.

Nên nhớ, Trung Quốc là một nước lớn với tiềm lực quốc phòng, kinh tế, khoa học kĩ thuật hơn chúng ta rất nhiều. Nhưng Việt Nam vẫn giúp nước bạn về trang bị y tế đúng với yêu cầu của Trung Quốc.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh kể chuyện quân đội chống 'giặc' COVID-19 - Hình 10

Việt Nam tặng Trung Quốc vật tư, thiết bị y tế tốt nhất phòng chống COVID-19.

Đại sứ Trung Quốc, khi tiếp nhận món quà viện trợ này, cũng nói với Bộ Quốc phòng Việt Nam là "cảm ơn Việt Nam", đề cao sự hào hiệp cũng như quan tâm của Việt Nam với Trung Quốc.

Với Lào, Campuchia, hai nước bạn có mối quan hệ đặc biệt với Việt Nam, thì chúng ta cũng giúp bạn như thời chiến tranh. Trung ương giúp Trung ương, địa phương giúp địa phương. Việt Nam cử các tổ chuyên gia giúp bạn về mặt chính sách, điều hành quốc gia cũng như chữa trị và đối phó với dịch bệnh.

Các địa phương đưa người, thiết bị sang giúp đỡ nước bạn, đồng thời cũng giúp Việt kiều ở hai nước bạn vượt qua khó khăn. Những đóng góp ấy của Việt Nam được các nước đánh giá rất cao.

Không chỉ với Trung Quốc, Lào hay Campuchia mà một số nước lớn như Anh, Đức, Nhật Bản cũng đề nghị Việt Nam hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm. Đây là lần đầu tiên một nước nghèo, gặp khó khăn như chúng ta lại đi hỗ trợ các nước lớn như vậy. Đây là điều đáng tự hào.

Việt Nam có thể còn nghèo, khó khăn nhưng đã giúp thì giúp thứ tốt nhất và thứ được thế giới thừa nhận. Chúng ta tuyệt đối không giúp bất cứ quốc gia nào những thứ mà họ không dùng được, đánh giá thấp trừ vấn đề liên quan dự trữ quốc gia để phục vụ cho đất nước, Chính phủ phòng chống dịch.

Ngoài ra, những gì chúng ta có thể, chúng ta đều giúp bạn một cách rất chân tình, có trách nhiệm.

Nhưng chúng ta cũng nhận được sự giúp đỡ từ các quốc gia khác.

Ở đây, tôi đặc biệt muốn nói tới nước còn đang gặp khó khăn về kinh tế như Cuba, nhưng luôn sẵn sàng hỗ trợ chúng ta vô tư, chí tình và thực chất.

Với năng lực vượt trội trong nghiên cứu công nghệ sinh học, ngay khi nhận được đề nghị hợp tác của Việt Nam, các đồng chí Cuba đã nhanh chóng phối hợp với chúng ta tổ chức các buổi trao đổi trực tuyến cấp chuyên gia để chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống dịch; đồng thời chủ động tuyên bố sẽ tặng Việt Nam 1.000 liều thuốc để chữa trị cho 1.000 bệnh nhân nặng.

Cuba cũng đã thông báo với chúng ta công nghệ mà họ có để sản xuất thuốc có thể chống dịch COVID-19 cũng như thuốc chống dịch bệnh. Các chuyên gia hàng đầu về y học sinh học của Cuba cũng sẵn sàng sang Việt Nam để phối hợp nghiên cứu và triển khai hoạt động phòng, chống dịch.

Đối với cộng đồng quốc tế, trong chiến dịch chống đại dịch COVID-19 này, Cuba đã cung cấp thuốc hỗ trợ điều trị cho 40 nước và chuyên gia cho 10 nước, kể cả những nước lớn và giàu có như châu Âu. Chúng tôi đánh giá rất cao sự hào hiệp cũng như tấm lòng của Cuba với Việt Nam và trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh kể chuyện quân đội chống 'giặc' COVID-19 - Hình 11

Về quan hệ quốc tế, quốc phòng, qua lúc khó khăn này, chúng ta biết ai là bạn, ai là đối tác thông thường. Khi mình gặp khó khăn ai sẽ giúp đỡ mình, ai sẽ quay lưng với mình. Đồng thời, chúng ta cũng có thể thấy chính sách đối ngoại của chúng ta trong những năm vừa qua, đường lối hết sức đúng đắn với các nước láng giềng và các nước đối tác trên toàn thế giới.

Láng giềng là phải giúp nhau, quay lưng là không được. Thứ hai là các nước bạn bè cũ. Thứ ba là các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước ASEAN. Đó là những nước mà chúng ta có niềm tin trong đợt vừa rồi và cũng là niềm tin của chúng ta trong những bước phát triển tiếp theo để bảo đảm an ninh cho đất nước, trong khu vực cũng như trên thế giới.

- Quân với dân như cá với nước. Trong đại dịch này, ý nghĩa câu nói lại càng trở nên rõ ràng hơn, thưa ông?

Xác định nhiệm vụ của quân đội trong phòng chống dịch COVID-19, việc giúp dân cũng như tham gia vào nhiệm vụ chung của Đảng và Nhà nước và Chính phủ là nhiệm vụ thường xuyên của quân đội.

Tuy nhiên, từ nhiệm kỳ này, với nhận thức mới về những thách thức an ninh phi truyền thống, chúng ta đưa việc giúp dân vào nhiệm vụ quốc phòng.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh kể chuyện quân đội chống 'giặc' COVID-19 - Hình 12

Bộ đội chuẩn bị bữa ăn cho người dân trong khu cách ly. (Ảnh: Việt Linh)

Tôi còn nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong phiên họp Quân ủy đầu tiên của khóa này có nói rằng giờ đây những việc đó không còn là giúp dân nữa mà là nhiệm vụ thường xuyên của quân đội. Đã là nhiệm vụ thường xuyên thì phải xác định nhiệm vụ, phải có nắm tình hình, có huấn luyện, trang bị để đáp ứng yêu cầu.

Vì thế, trong dịp COVID-19 này, mặc dù quân đội còn khó khăn song đã vào cuộc rất chủ động. Chúng ta được trang bị những thứ thiết yếu để thực hiện nhiệm vụ được giao, chuẩn bị tinh thần cho bộ đội. Bộ đội giờ đây không chỉ biết cầm súng mà còn làm thay phần việc của bác sĩ, y sĩ để làm nhiệm vụ cách ly, nấu cơm, nuôi người dân trong các khu cách ly.

Đây là những nhiệm vụ mới, nhận thức mới song chúng ta đã thực hiện rất tốt.

Trên thực tế, tiếp xúc với những người bệnh, những người cách ly, không ai không nghĩ đến gia đình mình và không ai không nghĩ đến môi trường xung quanh mình có an toàn hay không.

Song không ai từ chối nhiệm vụ. Điều đó cho thấy nỗ lực, đóng góp của những cán bộ làm công việc trực tiếp nói riêng và lực lượng quân đội nói chung trong thời gian qua.

Đóng góp của quân đội cơ bản xuất phát từ nhận thức cũng như ý thức của cán bộ, chiến sĩ vốn đã được giáo dục từ trước cũng như sự chuẩn bị kịp thời, cần thiết về mặt lực lượng, con người, trang thiết bị cần thiết ngay sau khi Chính phủ có chỉ thị.

- Đại dịch được nhận định là sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề về an ninh phi truyền thống, như Thượng tướng đã nói. Vậy quân đội sẽ phải chuẩn bị những gì để đương đầu với những nguy cơ đó, thưa ông?

Về nhiệm vụ chiến lược, trước hết, quân đội phải nắm được tình hình, không để bị động, bất ngờ về mặt chiến lược. Tình hình cụ thể đây là những nguy cơ, đe dọa về quốc phòng, đó là vấn đề chủ quyền, ổn định chế độ và những vấn đề về an ninh phi truyền thống.

Nhiệm vụ chiến lược này nhằm đáp ứng hai mục tiêu. Một là bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, hai là bảo vệ hòa bình. Đây là nhiệm vụ rất khó khăn trong tình hình hiện nay, song khó đến mấy cũng phải làm.

Để làm được những nhiệm vụ này, có rất nhiều yêu cầu đặt ra đối với lực lượng quân đội trong thời gian tới. Trong đó, việc quan trọng nhất đó là tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao cho quân đội, từ người chỉ huy cao nhất cho đến người chiến sĩ.

Trong bối cảnh thế giới hội nhập, toàn cầu hóa, bùng nổ về cách mạng 4.0, tốc độ các nguy cơ, thách thức diễn ra rất nhanh. Chúng ta không thể trông chờ ai nói hộ hay dự báo hộ mình được.

Do đó, Quân uỷ Trung ương xác định xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho quân đội cũng như cho thế trận quốc phòng toàn dân là nhiệm vụ then chốt. Trong đó, có phẩm chất chính trị, có kiến thức về quốc phòng quân sự và những kiến thức chung, từ đó mới để có thể đáp ứng yêu cầu.

- Xin cảm ơn Thượng tướng!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn
17:34:26 21/11/2024
Clip xe khách xoay 180 độ trên đường ở Bình Dương, tông chết một phụ nữ
09:54:31 21/11/2024
Tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc khiến 1 người chết, 10 người bị thương
11:18:02 21/11/2024
Phát hiện ba thi thể nghi là nạn nhân vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ
09:16:39 20/11/2024
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
18:18:27 21/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Đã tìm thấy tất cả các nạn nhân
11:51:04 20/11/2024
Đắk Lắk: Anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn thịt cóc
12:28:22 20/11/2024
Vĩnh Phúc: Bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie tấn công tử vong
19:43:29 21/11/2024

Tin đang nóng

Shipper giao hàng cho người đã... mất: Người trong cuộc hé lộ sự thật
22:06:11 21/11/2024
Sao nam nổi tiếng toàn cầu bị tố lăng nhăng với nhiều cô gái, còn giả bộ ngây thơ trước khán giả
21:42:09 21/11/2024
Trịnh Sảng 'xuống sắc' sau ồn ào trốn thuế và bỏ rơi con
22:35:26 21/11/2024
Siêu phẩm ngôn tình hay đến mức khiến cả thành phố hết tắc đường, có người còn hoãn đám cưới để ở nhà xem phim
23:11:07 21/11/2024
Khoảnh khắc tái hợp đau lòng nhất thế giới, triệu trái tim như chết lặng
23:25:57 21/11/2024
NSND Thu Quế tuổi 54 sành điệu, NSND Tự Long tất bật chạy show
23:01:01 21/11/2024
Hôn nhân của Trịnh Gia Dĩnh và hoa hậu kém 22 tuổi giữa tin đồn đổ vỡ
22:28:37 21/11/2024
Nữ diễn viên hạng A bị chị em tốt trong showbiz nghỉ chơi sau khi vào viện tâm thần?
22:53:33 21/11/2024

Tin mới nhất

Xưởng làm biển quảng cáo bốc cháy trong đêm, lan sang 2 nhà liền kề

07:09:28 22/11/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 23h ngày 21/11, một cơ sở làm biển quảng cáo tại hẻm 172/69/30 đường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

05:47:52 22/11/2024
Có lẽ cũng vì thế, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung khẳng định với chuyến thăm lần này, Việt Nam và Malaysia sẽ tăng cường hiểu biết, bổ sung cho nhau và cùng phát triển với tầm nhìn cho giai đoạn mớ...

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia

05:39:56 22/11/2024
Chủ tịch Thượng viện vui mừng đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia; bày tỏ hết sức coi trọng chuyến thăm của Tổng Bí thư, cho rằng chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Tp.HCM: Xử lý các trường hợp kinh doanh hóa chất độc hại ra sao?

21:02:10 21/11/2024
Việc xử lý các trường hợp kinh doanh các hóa chất độc hại trên địa bàn Tp.HCM vẫn đang quyết liệt, khẩn trương xác minh, truy xét, đấu tranh xử lý.

Cận cảnh việc trục vớt chiếc xe chở rác bị rơi xuống sông ở Thừa Thiên Huế

20:45:24 21/11/2024
Do địa hình khó khăn, để trục vớt được chiếc xe rác, lực lượng chức năng đã huy động nhiều máy móc mở đường để đưa xe cẩu vận hành đến sát bờ sông.

Ứng cứu 5 thuyền viên tàu cá bị chìm trên biển

19:46:26 21/11/2024
Ngay sau đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị đưa tàu CN09 của đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ tại đảo Cồn Cỏ tiếp cận, đưa 5 thuyền viên bị nạn lên đảo an toàn.

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình Ukraine

18:22:06 21/11/2024
Bộ Ngoại giao Việt Nam đặc biệt khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến Ukraine trừ trường hợp thực sự cần thiết.

Vụ học sinh 'đầu trần' điều khiển mô tô ở Hà Nội: Lập biên bản xử phạt phụ huynh

17:40:12 21/11/2024
Sau khi nhận được clip phản ánh, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Hà Nội) đã lập biên bản xử phạt 10 học sinh cùng phụ huynh vi phạm các lỗi: Giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy...

Vụ xe chở rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích: Vợ bầu mong ngóng tin chồng

17:37:00 21/11/2024
Nhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.

Hiện trường tìm kiếm 2 người mất tích trên xe rác rơi xuống sông Bình Thành

13:20:19 21/11/2024
Đến 10h45 ngày 21/11, lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn đang triển khai công tác tìm kiếm 2 người mất tích do xe chở rác lao xuống sông.

Xe chở rác lao xuống cầu treo Bình Thành, hai người mất tích

10:02:36 21/11/2024
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo Ban an toàn giao thông tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải tỉnh TT-Huế, thị xã Hương Trà cùng các đơn vị liên quan đã đến hiện trường.

Tốp học sinh đầu trần đi mô tô, cầm cờ 'diễu phố' gây bức xúc

20:06:00 20/11/2024
Nhóm này đi từ 5 - 6 xe mô tô nhãn hiệu Honda Wave, Honda Vision... có xe chở ba người, xe đi 2 người, tất cả đều không đội mũ bảo hiểm , anh M.H.M. cho biết.

Có thể bạn quan tâm

"Lịch sử Kpop" của thần tượng toàn cầu bị người đàn ông nợ 1200 tỷ đánh bại

Nhạc quốc tế

07:13:51 22/11/2024
Die With A Smile nhanh chóng xô đổ loạt kỷ lục âm nhạc, liên tục xếp hạng #1 Spotify Toàn cầu - nền tảng nghe nhạc lớn nhất thế giới.

Bị chê "nghệ sĩ nổi tiếng mà ở ký túc xá", chị cả của show Chị Đẹp giải thích

Tv show

07:09:19 22/11/2024
Chị Đẹp Đạp Gió 2024 có sự đổi mới khi 30 chị đẹp tham gia chương trình sẽ cùng sinh hoạt chung trong không gian kí túc xá.

Mua bán ma túy kiếm lời, kẻ có nhiều tiền án lãnh án nặng

Pháp luật

07:03:18 22/11/2024
Sau khi chấp hành xong 3 bản án tù, Nguyễn Hoài Như không chịu hoàn lương mà tiếp tục mua bán ma túy. Hậu quả, Như bị bắt và bị tuyên phạt án chung thân.

Những hoạt động thú vị khi du lịch Hội An

Du lịch

06:56:17 22/11/2024
Phố cổ Hội An được bình chọn là một trong 25 thành phố tốt nhất thế giới, điều đó cho thấy sức hút của phố cổ chưa bao giờ hạ nhiệt .

Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy: Lên tiếng chính thức về hình ảnh đăng ký kết hôn, bật khóc nức nở vì lí do gì?

Sao việt

06:49:21 22/11/2024
Thanh Thuỷ chia sẻ tất tần tật cảm xúc trong đêm đăng quang cùng kỷ niệm trong thời gian chinh chiến Miss International tại Nhật Bản.

Góc khuất kinh hoàng của Kpop: Thực tập sinh nữ suy kiệt, tắt kinh vì nhịn ăn cắm đầu vào phòng tập

Sao châu á

06:44:30 22/11/2024
Các thực tập sinh phải trả giá bằng sức khỏe tuổi thanh xuân để trở thành ngôi sao Kpop. Sau nhiều năm, cơ thể họ kiệt quệ vì chế độ ăn kiêng và tập luyện phản khoa học.

Sự trở lại ngoạn mục nhất Hollywood: Lindsay Lohan - nàng công chúa sa ngã sao lại đẹp "ngộp thở" thế này

Sao âu mỹ

06:41:14 22/11/2024
Thời gian gần đây, Lindsay Lohan đã trở thành cái tên được săn đón khắp cõi mạng nhờ màn tái xuất không thể tuyệt vời hơn ở tuổi U40.

Ác liệt giao tranh sau tin Ukraine nã tên lửa ATACMS sang đất Nga

Thế giới

06:05:27 22/11/2024
Tỉnh Voronezh (Nga) cũng ghi nhận bị UAV Ukraine tấn công. Chính quyền địa phương tuyên bố rằng 5 UAV Ukraine đã tấn công một cơ sở công nghiệp dân sự ở Voronezh, gây ra hỏa hoạn.

Nhà sản xuất Võ Thanh Hòa: "Tôi không hù dọa khán giả để bán vé"

Hậu trường phim

06:04:59 22/11/2024
Nhà sản xuất Võ Thanh Hòa chia sẻ quá trình thực hiện Linh miêu: Quỷ nhập tràng , những tham vọng về vũ trụ phim linh dị dân gian , quan điểm về dự thảo tăng thuế với sản phẩm phim ảnh.

Cách làm đậu hũ nhồi thịt cực đơn giản

Ẩm thực

05:59:45 22/11/2024
Đậu hũ nhồi thịt là món ăn khá phổ biến của nhiều gia đình Việt, cách làm món này cũng rất đơn giản. Hãy cùng tham khảo cách làm dươi đây nhé!

Mẹ định bán đất, lấy tiền trả nợ cho em trai, tôi cười chua chát hỏi một câu khiến bà chấn động, còn tôi về trong nước mắt

Góc tâm tình

05:41:18 22/11/2024
Khi mẹ nói muốn bán đất, tôi không bất ngờ nhưng tôi cảm thấy buồn, buồn vô cùng. Tốt nghiệp cấp 3, tôi không tiếp tục học lên đại học mà đi làm.