Đóng giả làm y tá vào bệnh viện bắt cóc trẻ sơ sinh
Đối tượng bị cảnh sát bắt giữ sau khi đóng giả làm y tá để vào bệnh viện hòng đánh cắp một trẻ sơ sinh.
Người phụ nữ sinh sống ở bang Nam California của Mỹ đã bị cảnh sát bắt giữ trước cáo buộc đóng giả làm y tá để vào bệnh viện hòng bắt cóc một trẻ sơ sinh.
Business Insider đưa tin, chính quyền thành phố Moreno Valley thuộc quận Riverside của bang California nhận được tin báo vào lúc 10h30 ngày 14/7 về việc ‘một người phụ nữ đi vào bệnh viện đóng giả làm y tá mới được tuyển dụng, và tiếp cận khu vực có nhiều trẻ sơ sinh mới chào đời’.
Đối tượng đóng giả làm y tá vào bệnh viện bắt cóc trẻ sơ sinh bị cảnh sát bắt. (Ảnh: narcity.com)
Theo thông cáo báo chí của Phòng Cảnh sát trưởng Riverside, đối tượng khả nghi được xác định là Jesenea Miron (23 tuổi) bị cáo buộc cố ý tiếp cận phòng bệnh của một bệnh nhân và một đứa trẻ mới chào đời tại Trung tâm Hệ thống Y tế Đại học Riverside ở thành phố Moreno Valley của bang California. Người này sau đó định rời khỏi bệnh viện cùng với đứa trẻ.
Video đang HOT
Cơ quan chức năng cho biết thêm, nhân viên bệnh viện đã cố ngăn cản đối tượng trước khi báo cho lực lượng an ninh, song người phụ nữ vẫn trốn thoát nhưng không mang được đứa bé đi.
Vào ngày hôm sau, đối tượng Miron đã bị bắt giữ tại nhà và bị đưa đến giam giữ ở Nhà tù Larry D. Smith nằm ở thành phố Banning của bang California. Khoản tiền tại ngoại của Miron là 1 triệu USD.
Cảnh sát cho biết ‘có thêm những bằng chứng giá trị đã được phát hiện nằm trong nhà của nghi phạm’, song những bằng chứng này là gì thì không được công bố.
Đối tượng hiện bị cáo buộc 1 tội danh bắt cóc và 1 tội danh đánh cắp trẻ em. Ngày dự kiến hậu tòa của Miron là 26/7.
Tội đánh cắp trẻ em ở bang California được xác định là ‘cố ý bắt giữ hoặc giấu đứa trẻ khỏi người giám hộ hợp pháp’. Mức phạt với tội danh này là 1 năm tù giam hoặc nộp phạt 1.000 USD hoặc cả hai.
Tội bắt cóc ở bang California được định nghĩa là đánh cắp, giam giữ hoặc bắt giữ một người nào đó và hình phạt là 8 năm tù giam hoặc nộp phạt 10.000 USD hoặc cả hai, theo Văn phòng Luật Kann.
CEO Trung tâm Hệ thống Y tế Đại học Riverside nói với KTLA hôm 15/7 rằng, ‘Chúng tôi đang làm việc với phía gia đình để giải tỏa nỗi lo sợ, đồng thời trấn an tâm lý cho họ’.
Vào ngày 21/7, một bệnh nhân khác cũng đã báo cáo cảnh sát về việc nghi ngờ một người phụ nữ ‘mà người mẹ nghĩ là y tá đã bế đứa con mới sinh của cô đi với lý do đưa đi khám’. Tuy nhiên, người mẹ đã không đồng ý nên đối tượng buộc phải rời đi và không thể đánh cắp đứa trẻ.
Hiện động cơ của đối tượng trong sự việc trên chưa được công bố. Theo Trung tâm Quốc gia về Trẻ em Mất tích và Bị bóc lột, một tổ chức phi lợi nhuận của Quốc hội Mỹ, những vụ bắt cóc trẻ sơ sinh hiện là hiếm và đối tượng gây án thường là ‘những phụ nữ không may bị mất con, hoặc không thể sinh con’.
Nghiên cứu xác định mẹ mắc COVID-19 không truyền virus qua sữa cho con bú
Theo một nghiên cứu của Đại học California (Mỹ) công bố trên tạp chí Pediatric Research ngày 18/1, người mẹ mắc COVID-19 không lây truyền virus sang con qua sữa cho con bú.
Bé sơ sinh bú sữa mẹ tại bệnh viện ở Ygos-Saint-Saturnin, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Nghiên cứu này đã được giới chuyên môn kiểm chứng, qua đó củng cố một số ít nghiên cứu ở quy mô hẹp trước đó và chứng minh cho các khuyến nghị từ các tổ chức y tế cho rằng mẹ nên tiếp tục cho con bú sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 và tiêm phòng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ một tỷ lệ nhỏ các bà mẹ mắc COVID-19 có chất di truyền từ virus SARS-CoV-2 trong sữa mẹ. Cụ thể, qua phân tích mẫu phẩm từ 110 bà mẹ mắc COVID-19, tỷ lệ có chất di truyền của virus trong sữa mẹ ở những người có xét nghiệm dương tính hoặc có triệu chứng bệnh chỉ ở mức 6%, trong khi tỷ lệ này ở những người chỉ có xét nghiệm dương tính là 9%. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh "không có bằng chứng nào" cho thấy sữa mẹ chứa virus gây bệnh hoặc chất di truyền cho phép virus sinh sôi, đồng thời nêu rõ họ không nuôi cấy được virus từ các mẫu phẩm này và chất di truyền chỉ "xuất hiện thoáng qua".
Người dẫn đầu nghiên cứu trên, Paul Krogstad cho biết cũng "không có bằng chứng lâm sàng nào" cho thấy trẻ nhiễm virus khi bú sữa của mẹ mắc COVID-19, qua đó nhà nghiên cứu này cho rằng cho trẻ bú sữa mẹ mắc COVID-10 có lẽ không gây nguy hiểm.
Đây là nghiên cứu quy mô lớn nhất về vấn đề này cho đến nay và cung cấp bằng chứng quan trọng chứng minh cho một số các nghiên cứu nhỏ hơn với các phát hiện tương tự, đồng thời củng cố cho hướng dẫn của các tổ chức y tế như Trung tâm phòng và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị mẹ tiếp tục cho con bú trong thời kỳ dịch bệnh này.
Theo WHO, mẹ mắc COVID-19 có thể cho con bú nếu muốn, nhưng cần thận trọng tránh lây bệnh cho con bằng cách thực hiện các biện pháp như đeo khẩu trang trong lúc cho con bú, rửa tay sạch trước và sau khi bế trẻ và thường xuyên vệ sinh các bề mặt mà họ chạm vào.
Một số loại vaccine có thể truyền virus sang trẻ bú mẹ, như các vaccine phòng bệnh sốt vàng da và đậu mùa vốn bào chế dựa trên virus sống. CDC Mỹ nêu rõ các vaccine ngừa COVID-19 được lưu hành rộng rãi hiện nay không sử dụng công nghệ này, đồng thời khẳng định vaccine không xuất hiện trong sữa mẹ. Kháng thể từ mẹ được truyền qua sữa cho con khi bú, phần nào giúp trẻ tăng đề kháng đối với virus.
Mỹ phát hiện 2 bệnh nhi mắc đậu mùa khỉ đầu tiên Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn thông báo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 22/7 cho biết đã có 2 trẻ em ở nước này được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khỉ, bao gồm một trẻ trong độ tuổi tập đi ở bang California và bệnh nhi còn lại là trẻ sơ sinh không phải...