Đóng giả cô dâu, chú rể lừa cơ sở tiệc cưới, 41 bị cáo lĩnh hơn 120 năm tù
41 người đã thay phiên nhau đóng giả cô dâu, chú rể, họ hàng đôi bên… để lừa tiền tỷ của một cơ sở tiệc cưới, hôm nay cùng hầu tòa lĩnh án tù.
Lên kịch bản lừa các cơ sở tiệc cưới
Ngày 1/4, TAND tỉnh Đắk Lắk tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với 41 bị cáo về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 13 cơ sở tổ chức tiệc cưới.
41 bị cáo lừa đảo các cơ sở tiệc cưới tại phiên tòa.
Theo cáo trạng, từ tháng 9/2018 đến tháng 3/2019, H’BLuên Kriêng (SN 1985, ngụ xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) đã bàn bạc với 40 đồng phạm lên kế hoạch lừa đảo chiếm đoạt tiền của các cơ sở chuyên tổ chức tiệc cưới.
Nhóm này lên kế hoạch phân công người đóng giả cô dâu, chú rể, họ hàng đôi bên… để liên hệ đặt tiệc. Sau khi được ký hợp đồng với cơ sở tổ chức tiệc cưới, các đối tượng sẽ ngỏ lời mượn và ứng trước tiền của các cơ sở tiệc cưới; hứa hẹn sau khi đãi tiệc xong sẽ gom tiền mừng để trả lại hết.
13 cơ sở tổ chức tiệc cưới đã sập bẫy thủ đoạn mới mẻ này. Sau khi nhận tiền, các đối tượng chia nhau tiêu xài. Tổng cộng các đối tượng gây ra 101 vụ lừa đảo với số tiền lên tới trên 1,6 tỷ đồng.
Video đang HOT
Các bị cáo đều thành khẩn khai báo và tỏ ra rất ăn năn hối hận.
Tại phiên tòa, đại diện cơ sở tiệc cưới Ngọc Thanh (thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar) cho biết, tại địa phương phần lớn người dân đều rất khó khăn và không có tiền tổ chức đám cưới. Do vậy, người dân thường ký hợp đồng đặt tiệc rồi xin cơ sở ứng trước khoảng 10 – 20 triệu đồng để lo thủ tục cưới hỏi. Khi đãi tiệc xong xuôi, chủ nhà sẽ lấy tiền mừng cưới để thanh toán tiền đặt tiệc và cả tiền tạm ứng.
Tổng cộng cơ sở tiệc cưới Ngọc Thanh đã bị nhóm đối tượng lừa đến 18 vụ với số tiền chiếm đoạt hơn 270 triệu đồng.
Đối với cơ sở tiệc cưới Hoa Nỡ (huyện Krông Pắk), H’Bluên đã dẫn chủ cơ sở đến nhà của một người dân (được bàn bạc từ trước) tại xã Ea Đrơng, huyện Cư M’gar để chỉ địa điểm tổ chức tiệc mừng. Tại đây, H’Bluên giới thiệu cô dâu, chú rể đã được “phân vai diễn” để tạo niềm tin và ngỏ lời mượn trước 25 triệu đồng để mua đồ cưới, sắm vật dụng cưới và được chủ cơ sở cho mượn.
Tuy nhiên, sau đó nhóm này đã không thực hiện như hợp đồng đã ký và cũng không hoàn trả lại tiền.
Mong được đi làm khắc phục hậu quả
Có mặt tại phiên tòa, hầu hết các bị cáo đều là người đồng bào Ê đê và đều tỏ ra hối hận về việc làm của mình.
Khi phiên tòa tạm ngừng, bị cáo H’Ngon vội vàng chạy ra bế con nhỏ đang khóc vì đói sữa.
Bị cáo H’Ngon Niê (xã Ea Đrơng, huyện Cư M’gar) thừa nhận bản thân là người ít học và không lường được việc mình làm lại vi phạm pháp luật. Năm 2019, H’Ngon được một người cùng buôn rủ mượn tiền của các cơ sở tiệc cưới. Nghe lời, H’Ngon đóng giả là người cần tổ chức tiệc sinh nhật, tiệc mừng đám cưới cho người thân… để mượn trên 50 triệu đồng.
Cũng theo bị cáo H’Ngon, hiện gia cảnh của gia đình đang rất khó khăn, con cái lại còn nhỏ và mong không phải đi tù để có điều kiện đi làm trả nợ.
“Giờ biết mình sai rồi, nhưng mình không có tiền nên mong được đi làm trả nợ”, H’Ngoan vừa nói vừa ôm dỗ dành đứa con nhỏ đang khóc vì đói lả sau khi phiên tòa tạm ngưng.
Cũng giống H’Ngon, nhiều bị cáo khi biết hành vi “mượn” tiền là sai trái thì rất hối hận và đều mong có cơ hội để sửa sai.
Tổng cộng các bị cáo bị tuyên trên 120 năm tù.
Chia sẻ về vụ việc, một bị hại bị lừa khoảng 300 triệu đồng cho rằng ông rất buồn trước việc những người dân nghèo phải vướng vòng lao lý như hôm nay. “Nếu giờ họ trả tiền cho chúng tôi, hoặc cam kết trả tiền cho trong thời gian nhất định thì chúng tôi sẽ làm đơn bãi nại”, người đàn ông cho hay.
Kết thúc phiên tòa, HĐXX đã tuyên án đối với 41 bị cáo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với trên 120 năm tù. Trong đó, bị cáo H’BLuên Kriêng (chủ mưu) bị tuyên 15 năm tù.
Bị cáo H’Yãn Kbuôr bị tuyên 8 năm tù. Nhiều người bị tuyên buộc mức án từ 1 năm đến 7 năm 6 tháng tù.
10 bị cáo bị tuyên 1 năm nhưng cho hưởng án treo. Có 1 bị cáo bị tuyên 9 tháng 17 ngày và đã chấp hành xong án.
Tại phiên tòa, hầu hết các bị cáo đều nhận được tình tiết giảm nhẹ như: người đồng bào thuộc khu vực khó khăn, có sổ hộ nghèo, gia đình có người có công cách mạng, tự động khắc phục một phần hoặc hoàn toàn hậu quả…
Truy tố 41 kẻ đóng giả cô dâu, chú rể thực hiện 101 vụ lừa đảo
41 bị can đã thực hiện 101 vụ lừa đảo chiếm đoạt hơn 1,6 tỉ đồng của hàng chục Gia chánh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Ngày 30/3, VKSND tỉnh Đắk Lắk cho biết đã ban hành cáo trạng truy tố đối với 41 bị can về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Cơ quan điều tra xác nhận, bị can H'Bluên Kriêng (SN 1985, trú tại buôn Aring, xã Cuôr Đăng, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) là chủ mưu. Các bị cáo khác đều cư trú tại các huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk.
Cáo trạng Viện kiểm sát cho thấy, từ tháng 9/2018 đến tháng 3/2019, bà H'BLuên Kriêng là người chủ mưu đứng ra bàn bạc với 40 người khác, chủ yếu là nữ cùng nhau thực hiện 101 vụ lừa đảo chiếm đoạt tổng số tiền hơn 1,6 tỷ đồng của 13 Gia chánh tại tỉnh Đắk Lắk.
Chủ mưu bàn bạc với các bị can khác làm thành từng nhóm như: Đối tượng tìm gọi Gia chánh, đối tượng đóng giả người có nhu cầu đặt tiệc (đám cưới, sinh nhật, mừng thọ...), đối tượng đóng giả cô dâu, chú rể, đóng giả chủ nhà nhằm mục đích tạo ra thông tin gian dối để các Gia chánh tin tưởng đó là thật và ký hợp đồng đặt tiệc, cho ứng, mượn trước tiền để chuẩn bị đám, tiệc.
Nhóm người này lấy được tiền mà Gia chánh cho ứng mượn rồi không đặt tiệc theo đúng lời hứa, lấy tiền chia nhau tiêu xài.
Theo cơ quan điều tra, bị can H'Mri Byă (trú tại buôn Cuôr, xã Ea Mdroh, huyện CưM'gar) bị khởi tố vì liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, H'Mri Byă đã bỏ trốn, hiện người này đang bị Công an truy nã.
Vụ cô dâu bị trộm vàng ngay trong đám cưới: "Nữ quái" 29 tuổi khai gì? Tại cơ quan công an, "nữ quái" 29 tuổi khai nhận nhân lúc gia đình cô dâu lo tổ chức đám cưới bên ngoài đã lẻn vào phòng dùng dao cạy tủ lấy 1 vòng kiềng, 1 lắc tay và 3 chiếc nhẫn bằng vàng. "Nữ quái" 19 tuổi trộm vàng cưới của cô dâu tại cơ quan công an. Ảnh: Giao Thông...