Đóng đường lên Núi Cấm vì lở đá
Hàng loạt tảng đá nặng cả chục tấn đã dịch chuyển khỏi vị trí 1-2 m, chực chờ rơi khiến đường lên Núi Cấm phải tạm đóng.
Các tảng đá lớn có nguy cơ đổ sập được đưa xuống núi, di dời nơi khác. Ảnh: A.X
Mưa lớn nhiều ngày qua làm một số điểm trên vách Núi Cấm ( huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) sạt lở, đất đá trôi xuống đường ảnh hưởng đến việc đi lại của hàng trăm hộ dân cũng như khách du lịch.
“Hàng loạt tảng đá lớn cả chục khối đã dịch chuyển khỏi vị trí 1-2 m, chực chờ đổ xuống, rất nguy hiểm”, ông Phạm Việt Tân, người dân sống trên Núi Cấm, nói.
Để đảm bảo an toàn, ngày 14/9 Ban quản lý Khu du lịch núi Cấm quyết định đóng cửa tạm thời con đường này. Mỗi ngày chỉ cho phép xe lên xuống núi từ 6h đến 7h30 và 15h30-19h30. Đơn vị này đang huy động máy móc, phương tiện tháo dỡ, bóc tách, di dời các khối đá có nguy cơ rơi.
Tuyến đường chính lên Núi Cấm có nguy cơ xảy ra đá lăn. Ảnh: A.X
Núi Cấm còn được biết đến với tên gọi Thiên Cấm Sơn, ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn – An Giang (705 m).Trên núi hiện có gần 600 hộ dân sinh sống. Ngoài ra, nơi đây thu hút rất đông du khách mỗi ngày. Để lên xuống núi, người dân chỉ có con đường duy nhất dài 8 km.
Video đang HOT
Tháng 5/2012, nhiều hòn đá bất ngờ từ đỉnh Núi Cấm lăn xuống đường, đè bẹp ôtô và xe máy làm 7 người chết, 2 người bị thương. Sau tai nạn, đường lên núi bị phong tỏa 5 tháng để cơ quan chức năng di dời hàng trăm tảng đá tại 60 điểm có nguy cơ sạt lở.
Cửu Long
Theo VNE
Sạt lở đất vùi lấp nhiều nhà dân ở Lạng Sơn
Mưa to hai ngày qua khiến hàng chục ngôi nhà ở huyện Chi Lăng, Tràng Định và Cao Lộc (Lạng Sơn) bị sạt lở, người dân may mắn chạy thoát nhưng tài sản thì bị hư hỏng nặng.
Ảnh hưởng của vùng xoáy thấp, hai ngày 2-3/9 các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ có mưa to. Tại Lạng Sơn, mưa lớn lên đến 100 mm ở Kỳ Cùng, 200 mm ở Hữu Lũng khiến nhiều nơi bị sạt lở. Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tỉnh cho biết, 5 tuyến quốc lộ và 14 tuyến tỉnh lộ bị sạt lở với khối lượng trên 30.000 m3. Ảnh: Mai Loan
Khoảng 5h sáng 3/9, anh Hà Văn Luân (35 tuổi, xã Thụy Hùng, huyện Cao Lộc) cùng hai con trai đang ngủ trong nhà ven đồi thì nghe tiếng đất đá đổ xuống.
Ba bố con anh Luân vội đạp cửa chạy ra ngoài, trong tích tắc ngôi nhà cấp 4 lợp mái xi măng bị xóa sổ.
Chiếc tivi được moi ra trong đống đất đá, hiện không thể sử dụng.
Căn nhà ông Lăng Văn Xô (46 tuổi, xã Thụy Hùng, Cao Lộc) bị sạt lở bức tường phía giáp đồi. Đoàn viên thanh niên và dân quân đang hỗ trợ gia đình dọn dẹp đống đất đá.
Ông Xô phải dựng lán trước sân nhà làm nơi cư ngụ, ngô khoai thóc gạo trong nhà đều dính nước mưa và bùn đất, hư hỏng gần hết.
Chiếc tủ bàn thờ bị gãy chân, vỡ cánh cửa đặt phía ngoài ngôi nhà.
Ngay cạnh đó là căn nhà chị Lý Thị Vương, đất sạt lở làm đổ toàn bộ tường, mái xi măng. Gia đình ông Xô và chị Vương thuộc diện hộ nghèo của xã, hiện chị Vương cùng chồng và con trai phải ở tạm nhà người thân.
Theo ông Hoàng Văn Khánh, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện Cao Lộc, huyện đề xuất lên cấp trên phương án hỗ trợ, nếu di dời nhà khỏi vị trí sạt lở sẽ được trợ giúp 20 triệu đồng. Tuy nhiên, gia đình ông Xô và chị Vương đều không có đất để di dời.
Ngoài Cao Lộc, huyện Tràng Định và Chi Lăng cũng có nhiều nhà bị sập do sạt lở. Toàn tỉnh Lạng Sơn 92 ha lúa, 11 ha hoa màu bị ngập, đổ.
Hồng Vân
Theo VNE
Người dân chế bè, dùng săm ôtô đi lại trong nước lũ Mưa lũ kéo dài ở miền Bắc gây ngập lụt khắp nơi, người dân phải tự chế bè tre, bè chuối, dùng mảnh ván, săm ôtô để di chuyển giữa dòng nước. Mưa lớn bắt đầu ở Quảng Ninh từ ngày 25/7 khiến các khu vực Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn chìm trong nước. Quốc lộ 18A đoạn tại dốc Đèo Bụt,...