Đồng đội của tôi trong phái bộ LHQ đã có người hy sinh

Theo dõi VGT trên

Áp tải hàng trên sông Nil trắng bị cả 2 bên bờ nã đạn, may là không bị thương vong, nhưng 2 bên thành phà chi chít lỗ đạn. Đồng đội của tôi trong phái bộ LHQ đã có người hy sinh.

Đồng đội của tôi trong phái bộ LHQ đã có người hy sinh - Hình 1

Đồng đội của tôi trong phái bộ LHQ đã có người hy sinh

Mặc dù không còn xa lạ tại các vùng xung đột và bất ổn trên thế giới, nhưng tại Việt Nam, hình ảnh của những người lính “mũ nồi xanh” lại khá mới lạ và còn nhiều điều thú vị mà ít người biết đến. Đặc biệt, đây lại là những người lính cụ Hồ mang trong mình dòng máu Việt.

Sau những sĩ quan đầu tiên tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình (GGHB) Liên hợp quốc mà Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam triển khai, hiện nay chúng ta đang có kế hoạch tăng cường các lực lượng y tế và công binh để hỗ trợ các vùng bất ổn và tái thiết hòa bình tại đây.

Mặc dù vậy, đây vẫn còn là lĩnh vực mới mẻ của quân đội ta, và nhiều người Việt Nam vẫn đặt câu hỏi rằng những người lính của chúng ta đang làm công việc gì tại đó và cuộc sống của họ như thế nào, có gì khác so với làm nhiệm vụ ở quê nhà không?

Hoạt động GGHB của LHQ đã và đang đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh quốc tế tiếp tục có những diễn biến phức tạp, với các cuộc xung đột xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.

Trong bối cảnh đó, tiếp sau việc cử các sỹ quan đầu tiên tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, cuối tháng 9/2015, trong chuyến công tác tại LHQ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tuyên bố Việt Nam sẽ tiếp tục và mở rộng việc tham gia vào sứ mệnh GGHB quốc tế của Liên Hợp Quốc.

Đồng đội của tôi trong phái bộ LHQ đã có người hy sinh - Hình 2

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trong buổi lễ bàn giao nhiệm vụ các sĩ quan chuẩn bị lên đường đến Cộng Hòa Trung Phi.

Đây là sự phối hợp đa dạng các hoạt động từ lĩnh vực dân sự tới quân sự giữa các nước, giữa các tổ chức quốc tế; là cách giúp giải quyết nhiều cuộc xung đột giữa các quốc gia; góp phần kiềm chế xung đột tiềm tàng có thể dẫn đến đối đầu quân sự trực tiếp giữa các nước lớn; hỗ trợ quá trình phi thực dân hóa và chấm dứt một số cuộc nội chiến kéo dài; hồi hương, tái định cư hàng triệu người tị nạn.

Những người lính “mũ nồi xanh” là ai, họ chính là những người lính, những cảnh sát dân sự, các bác sĩ, kỹ sư hoặc quan sát viên quân sự. Nhiệm vụ của họ là bảo vệ thường dân; tuần tra, giám sát việc chấp hành lệnh ngừng bắn giữa các bên xung đột, rà phá bom mìn, chất nổ, huấn luyện cảnh sát quốc tế, hỗ trợ xây dựng hệ thống tư pháp…

Bắt đầu từ năm 1948, hiện nay hoạt động GGHB duy trì gần 70 phái bộ GGHB Liên hợp quốc được thành lập. Hiện nay, gần 120.000 người lính mũ nồi xanh đã có mặt tại 17 điểm GGHB trên toàn giới.

Đối với lực lượng GGHB LHQ, nếu như trước đây, ta thấy rõ xu hướng là đóng góp các sĩ quan quan sát viên hoặc thiết lập vùng đệm hòa bình. Sau gần 70 năm, xu hướng hiện tại của lực lượng gìn giữ hòa bình là đa chiều: Cùng với quan sát viên tạo vùng đệm hòa bình thì thêm trách nhiệm bảo vệ dân thường trong vùng xung đột, xây dựng hòa bình và bảo vệ các phái bộ của LHQ đang làm nhiệm vụ tại vùng xung đột.

Trung tá Mạc Đức Trọng và Trung tá Trần Nam Ngạn là 2 sỹ quan đầu tiên của Việt Nam tham gia phái bộ GGHB của Liên Hợp Quốc tại Nam Xu-đăng từ tháng 06/2014.

Nhiệm vụ của các sỹ quan Việt Nam là làm đầu mối liên lạc giúp phái bộ LHQ và chính quyền sở tại, các phe phái chính trị, quân sự, các cơ quan cũng như các tổ chức quốc tế liên hệ với nhau; tham gia đàm phán ngăn ngừa các cuộc đụng độ vũ trang, đảm bảo an toàn cho hoạt động phân phối hàng cứu trợ nhân đạo, cứu giúp dân thường.

Đồng đội của tôi trong phái bộ LHQ đã có người hy sinh - Hình 3

Giờ nghỉ trưa giản dị bên các đồng nghiệp quốc tế của Trung tá Mạc ĐứcTrọng – sĩ quan liên lạc tại Phái bộ GGHB LHQ ở Nam Sudan.

“Là một trong hai người được lựa chọn đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình thế giới, tôi vừa tự hào, vừa cảm nhận được trọng trách nặng nề. Bởi chúng tôi không chỉ phải hoàn thành nhiệm vụ với Liên Hợp Quốc, mà còn phải làm tốt nhiệm vụ đối với quân đội, với đất nước”, trung tá Trận Nam Ngạn chia sẻ.

Tốt nghiệp Học viện Khoa học quân sự và công tác ở Viện Quan hệ Quốc tế về quốc phòng, Trung tá Mạc Đức Trọng (43 tuổi) cũng tham gia nhiệm vụ gìn giữ hòa bình này. Từng được chọn đi học Trường Lục quân ở Ấn Độ, trung tá Trọng về nước, tham gia tổ chức nhiều sự kiện đối ngoại của Bộ Quốc phòng.

Năm 2005, anh tham gia khóa đào tạo quan sát viên quân sự Liên Hợp Quốc tại Australia. Ở đó, anh được huấn luyện kỹ năng đàm phán, kỹ năng sinh tồn… Sau khóa học, anh lại được tham gia khóa hỗ trợ về GGHB của Anh, rồi khóa đào tạo giảng viên GGHB ở Mông Cổ.

“Với kinh nghiệm công tác nhiều năm, chúng tôi tự tin mình sẽ làm tốt”, hai sĩ quan biểu lộ quyết tâm trước khi lên đường nhận nhiệm vụ.

“Xông pha tại thực địa”

Các địa bàn mà quân đội chúng ta hoạt động thường là ở địa bàn nóng, có giao tranh, xung đột, vì vậy ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ, một yêu cầu nữa được đặt ra là bảo đảm an toàn cho các sĩ quan này.

Trên cương vị là đơn vị quản lý các lực lượng ở ngoài lãnh thổ VN, Trung tâm Gìn giữ Hòa bình Việt Nam phải báo cáo thường xuyên lên Bộ Quốc phòng hàng tuần và báo cáo qua Cục tác chiến mặc dù đây không phải là chiến trường.

Đồng thời, hàng tháng phải báo cáo lên đồng chí tổng tham mưu trưởng và thủ trưởng Bộ Quốc phòng về hoạt động của lực lượng ta ở địa bàn.

Video đang HOT

Về phía trung tâm, các đồng chí được yêu cầu đều phải báo cáo hàng ngày vào 16h về tình hình hoạt động trong ngày. Khi mà địa bàn có dấu hiệu mất an toàn thì ngay lập tức,phía Trung tâm có những biện pháp phù hợp.

Chẳng hạn như trong giai đoạn vừa qua, tình hình ở Cộng hòa Trung Phi có nóng lên sau khi xảy ra các vụ bắn nhau, bắt cóc gây ra thương vong trong phái bộ. Nguyên nhân chủ yếu là do lực lượng quân sự của các phái bộ do bất đồng mà họ xung đột với nhau.

Nguy cơ mất an toàn luôn rình rập nếu như các cán bộ ta không chấp hành đúng quy định của LHQ. Ví dụ, quy định buổi tối không được ra ngoài, nếu như không có nhiệm vụ của LHQ mà đi đến những vùng có thù hận cao thì phải đi bằng xe thiết giáp.

Đồng đội của tôi trong phái bộ LHQ đã có người hy sinh - Hình 4

Lãnh đạo cấp cao của Bộ Quốc phòng và Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam tại Nam Sudan.

Nếu chúng ta không tuân thủ các quy định đó thì dễ xảy ra mất an toàn. Nhưng trong thời gian vừa qua, 3 đồng chí ở cộng hòa Trung Phi và trước đó là 2 sĩ quan ở Nam Sudan chấp hành rất tốt, ý thức kỉ luật cao nên không có khả năng gây nguy cơ mất an toàn về tính mạng, trang thiết bị của ta.

Bên cạnh đó, một nguy cơ nữa dễ xảy ra là việc có những vụ xung đột, bất đồng giữa các phe phái đẩy cuộc chiến vào xung đột lớn vào sát phái bộ gây ra hậu quả như tháng 3/2013 làm chết 3 viên sĩ quan của Ấn Độ, chủ yếu là do đạn lạc.

Chúng ta có thể tự hào bởi vì sĩ quan Việt Nam là những người đã được huấn luyện, đào tạo rất bài bản, có kĩ năng sống rất tốt, có ý thức chấp hành kỉ luật cao.

Đặc biệt là công tác Đảng, công tác chính trị được triển khai thường xuyên nên sĩ quan của ta chấp hành tốt và kiên định trong mọi tình huống.

Một điểm mạnh nữa là chúng ta đã đúc rút kinh nghiệm từ các cuộc chiến bảo vệ tổ quốc và những cuộc chiến giải phóng dân tộc trước đây, các đợt học tập và các khóa huấn luyện giúp tích lũy và vận dụng kiến thức cũng như kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh trước đây vào để xử lí các công việc ở tại địa bàn.

Khả năng sinh tồn của người VN rất cao

Ở CH Trung Phi, chúng ta có ba đồng chí hoạt động gồm: Trung tá Nguyễn Xuân Thành và Thiếu tá Vũ Văn Hiệp (làm nhiệm vụ Sĩ quan Tham mưu Quân sự); Đại úy Hoàng Trung Kiên (Sĩ quan Tham mưu Trang bị); thông thường, phái bộ tại đó cần phải nhận được 1 – 2 chuyến container về rau, củ, quả, thực phẩm hàng tháng thì cán bộ ta chủ động mang hạt đỗ đi để làm giá đỗ, mang rau khô đi để tự cung, tự cấp.

Đặc biệt là các đồng chí đã làm 1 mảnh vườn và trồng những loại rau để đảm bảo đủ rau xanh cho cán bộ chúng ta. Đây cũng là điểm sáng được phái bộ ở Cộng hòa Trung Phi đánh giá cao về khả năng tự đáp ứng; không chỉ đủ rau xanh cho cả 3 đồng chí mà có thể tặng thêm các đơn vị bạn ở cạnh.

“Đây là hình ảnh của anh bộ đội cụ Hồ khác hẳn với hình ảnh của sĩ quan ở các quốc gia có đội quân chuyên nghiệp. Tôi cho rằng thế mạnh VN là rất nhiều, rất lớn với khi thực hiện nhiệm vụ ở các phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ”, Đại tá Hoàng Kim Phụng tự hào kể lại.

Chia sẻ về quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, Thượng tá Mạc Đức Trọng – Sỹ quan quân đội Việt Nam tham gia lực lượng GGHB LHQ tâm sự:

“Trong khu vực chiến sự ở địa phương, người dân chạy loạn, họ chốn vào rừng vì sợ bị giết hại, trả thù sắc tộc, chúng tôi nhận mệnh lệnh trong thời gian rất gấp hành quân hàng trăm cây số đi cứu hàng nghìn dân thường đang đói rét trong rừng”.

“Lực lượng địa phương họ hiểu biết tương đối nhiều về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam, rất tôn trọng và quý trọng hình ảnh Bác Hồ cũng như Quân đội nhân dân Việt Nam. Thế thì ngoài cái vai trò là LHQ thì chúng tôi sử dụng cái vị thế, uy tín của Việt Nam để giải quyết những vấn đề trong quá trình thực hiện nhiệm vụ”.

Tuy vậy, ở một đất nước xa xôi, ít có quan hệ, nên hiểu biết của người dân sở tại về Việt Nam còn có phần chưa chính xác. Chính vì thế, 2 sỹ quan này còn có nhiệm vụ làm cho mọi người hiểu rõ hơn về quân đội và nhân dân Việt Nam.

Còn với trung tá Trần Nam Ngạn, mặc dù không công tác cùng phái bộ với thượng tá Trọng nhưng anh cũng có những chia sẻ rất thú vị:

“Chúng tôi áp tải hàng trên sông Nil trắng, đoàn bị cả 2 bên bờ nã đạn, cũng rất may mắn là không bị thương vong, nhưng 2 bên thành phà chi chít lỗ đạn. Đồng đội của tôi trong phái bộ Liên Hiệp Quốc cũng đã có người hy sinh khi làm nhiệm vụ”.

“Các nhóm vũ trang cát cứ họ thường hay cướp bóc các đoàn xe, với đoàn Liên Hợp Quốc họ không dám cướp nhưng họ xin. Chúng tôi thì không có kinh phí, không thể cho hàng kiểu mãi lộ nên phải vừa mềm dẻo, vừa cương quyết mới hoàn thành nhiệm vụ”.

Một trong những kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ này là dựa vào vị thế và uy tín của Việt Nam.

“Tuy vậy, nhiều người dân ở đây họ biết đến Việt Nam phần nhiều qua phim ảnh nước khác, nên có sự lệch lạc chỉ biết là ta đánh nhau rất giỏi, nên chúng tôi đã chuẩn bị nhiều tài liệu bằng tiếng Anh và dành nhiều thời gian hơn để nói chuyện với họ để họ hiểu rõ hơn về đất nước Việt Nam”.

Đại tá Hoàng Kim Phụng nói thêm: “Thực tế, chúng tôi đã tính đến các khó khăn mà các sĩ quan có thể vấp phải trong quá trình tham gia lực lượng GGHB của LHQ tại địa bàn. Khó khăn đầu tiên là hàng rào ngôn ngữ.

Khó khăn thứ 2 mà chúng ta có thể kể tới, đó là việc chúng ta phải phối hợp trong 1 môi trường đa quốc gia với lực lượng quân đội của các nước khác. Việc họ vận hành sử dụng các trang thiết bị hiện đại khác với Việt Nam.

Tiếp đó là cán bộ và chiến sĩ của chúng ta phải sống ở 1 nơi tương đối xa, còn có sự thù hận và nguy cơ về mất an ninh, an toàn cho cá nhân, phương tiện và ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ vẫn còn đang rình rập. ngoài ra còn thể hiện được bản chất bộ đội cụ Hồ tại công việc, phái bộ mà các đồng chí đảm nhiệm.

Bên cạnh đó việc tôn trọng nền văn hóa, đất nước con người và luật pháp quốc tế cũng như các yêu cầu của LHQ hoặc phái bộ đó đề ra. Đó là thách thức lớn đối với việc hoàn thành nhiệm vụ và an ninh, an toàn của cán bộ ta”.

Trong thời gian qua, Việt Nam rất tích cực chuẩn bị lực lượng của mình. Chúng ta đã cử lực lượng ra bên ngoài để học hỏi các nước đi trước.

Chẳng hạn như các nước ASEAN ở gần chúng ta, thực chất thì Việt Nam là 1 trong 3 nước chưa tham gia lực lượng gìn giữ hòa bìnhcho đến năm 2014 (ngoài Lào và Myanmar). Chúng ta đã cử lực lượng sang Malaysiahay các nước lân cận như Nhật, Hàn, Trung Quốc để đào tạo.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã mời các nhóm giáo viên đến để hỗ trợ tập huấn hoặc triển khai hội thảo và mời thêm giáo viên tiếng Anh để nâng cao trình độ anh ngữ cho lực lượng tham gia hoạt động GGHB.

Bên cạnh đó, một việc quan trọng nữa là kĩ năng để cán bộ của chúng ta hoạt động trong lĩnh vực đa quốc gia làm quen với các cách thức, các phương pháp phối hợp và các kĩ thuật của các nước hiện đại. Các sĩ quan tham gia còn học thêm luật pháp quốc tế, các môn về đất nước, con người, văn hóa của những nước mà chúng ta cử quân đi.

Qua những câu chuyện mà các sĩ quan chia sẻ, chúng ta có thể thấy được những khó khăn mà đội quân của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ phải trải qua.

Mặc dù năng lực có nhưng chúng ta gặp phải những thách thức: những khó khăn trong kinh nghiệm gìn giữ hòa bình, khả năng ngoại ngữ, ít kinh nghiệm trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa và những tính chất hoạt động theo quy chuẩn mới mà mỗi quốc gia đều phải tự chuẩn bị để đảm bảo uy tín của quốc gia khi tham gia lực lượng chung.

Nhưng vượt lên trên tất cả là sức sống, nghị lực và ý chí quyết tâm của những người lính cụ Hồ, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.

Tham dự buổi lễ thành lập Trung tâm (ngày 27/05/2014), Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh:

“Những anh bộ đội Cụ Hồ sẽ có mặt ở Nam Sudan và những nơi hoà bình cần các anh có mặt, mang trên đầu những chiếc mũ nồi xanh, thay những chiếc mũ lưới, mũ tai bèo, nhưng dòng máu Lạc Hồng, truyền thống văn hiến mấy ngàn năm luôn trong từng con tim, khối óc của những người lính.

Các anh không chỉ là những người lính hoà bình của LHQ mà còn là sứ giả của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, của dân tộc Việt Nam yêu hoà bình, luôn nêu cao đại nghĩa”.

Theo Soha News

TTK Ban Ki-Moon: Tôi cúi đầu, nghiêng mình trước những sĩ quan gìn giữ hòa bình Việt Nam!

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon: "Tôi cúi đầu, nghiêng mình trước những sĩ quan Việt Nam đã đi một chặng đường dài tới tận Nam Sudan và CH Trung Phi để giúp đỡ những người khốn khổ".

TTK Ban Ki-Moon: Tôi cúi đầu, nghiêng mình trước những sĩ quan gìn giữ hòa bình Việt Nam! - Hình 1

TTK LHQ Ban Ki-moon: Lực lượng gìn giữ hòa bình VN tuyệt vời!

QĐNDVN vươn ra biển lớn

Sau hai năm kể từ ngày chính thức đi vào hoạt động (27/05/2014), Trung tâm Gìn giữ hòa bình VN đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử, QĐNDVN giờ đây không chỉ mang trong mình nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân mà còn vươn ra biển lớn, góp phần đảm bảo an ninh, duy trì hòa bình thế giới, thể hiện mạnh mẽ và rõ nét các cam kết, đóng góp của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Hoạt động gìn giữ hòa bình (GGHB) được Liên Hiệp Quốc (LHQ) được xác định là "một biện pháp hữu hiệu giúp các nước bị tàn phá do xung đột nhằm kiến tạo hoà bình". Đây là hoạt động đã và đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh quốc tế tiếp tục có những diễn biến phức tạp, với các cuộc xung đột xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.

Theo thống kê của LHQ, hiện đang có khoảng hơn 100.000 người tham gia các sứ mệnh GGHB của LHQ, trong đó bao gồm 90.000 binh lính và 13.500 sĩ quan cảnh sát từ 122 nước trên thế giới. Các nước có thể gửi lực lượng quân đội, cảnh sát hoặc dân sự tham gia hoạt động GGHB LHQ theo hình thức cá nhân hoặc đơn vị.

TTK Ban Ki-Moon: Tôi cúi đầu, nghiêng mình trước những sĩ quan gìn giữ hòa bình Việt Nam! - Hình 2

Lãnh đạo cấp cao của Bộ Quốc phòng và Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam tại Nam Sudan.

Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam là Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng, có nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, đào tạo, huấn luyện, chuẩn bị và triển khai lực lượng, chỉ huy và điều hành toàn bộ quá trình và lực lượng tham gia hoạt động GGHB LHQ của QĐNDVN; đồng thời triển khai các hoạt động đối ngoại quốc phòng trong lĩnh vực GGHB LHQ.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh: "Việc Việt Nam cử cán bộ quân đội đi làm nhiệm vụ quốc tế tại các phái bộ của LHQ thể hiện Việt Nam là thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế, thành viên có trách nhiệm của LHQ, nói đi đôi với làm. Chúng ta hội nhập một cách đầy đủ, thực sự không chỉ bằng lời nói mà bằng hành động thiết thực.

Việc cử người đi làm nhiệm vụ GGHB quốc tế sẽ tạo điều kiện để sĩ quan QĐND Việt Nam học hỏi kinh nghiệm, đồng thời chuẩn bị cho các bước đi sau - khi Việt Nam gửi đi quân số lớn".

Cùng nhìn lại việc tham gia hoạt động GGHB của Việt Nam; mặc dù, đến năm 2014, Việt Nam mới tuyên bố gia nhập lực lượng GGHB của LHQ, nhưng trên thực tế, vấn đề này đã từng được đặt ra từ năm 1993 nhân chuyến thăm của Tổng thư ký LHQ, Boutrous-Ghali đến Hà Nội.

Giải thích về quá trình này, Đại tá Hoàng Kim Phụng - Giám đốc Trung tâm Gìn giữ hoà bình Việt Nam đã chia sẻ rằng: "Đây là hoạt động chứng tỏ năng lực, cam kết mở rộng toàn diện quan hệ với quốc tế của Việt Nam và mong muốn hội nhập cả những lĩnh vực mà trước đây chúng ta chưa làm.

Có thể đánh giá rằng, việc tham gia hoạt động GGHB của LHQ là một vấn đề nhạy cảm, các hoạt động chúng ta tham gia là những hoạt động quân sự đặc biệt và mang tính đặc thù của nó. Việc tiếp cận, nghiên cứu cho đến quyết định tham gia là một quá trình dài nhưng thực sự là nhu cầu cần thiết.

Chúng ta cần phải có những bước đi thận trọng và nghiên cứu tỉ mỉ để tránh những sai sót khi đưa lực lượng, trang bị và thậm chí là những trang bị vũ khí quân sự ra bên ngoài".

TTK Ban Ki-Moon: Tôi cúi đầu, nghiêng mình trước những sĩ quan gìn giữ hòa bình Việt Nam! - Hình 3

Đại tá Hoàng Kim Phụng cùng trao đổi kinh nghiệm với các đối tác Nhật Bản.

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon: Tuyệt vời! Xin ngả mũ!

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon trong chuyến thăm Việt Nam và tham dự Hội nghị đánh giá kết quả một năm Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ (23/05/2015) đã khẳng định: "Đối với kết quả mà các sĩ quan Việt Nam đã làm trong lĩnh vực tham gia hoạt động GGHB LHQ, thì tôi chỉ có một từ để nói, đó là "Tuyệt vời".

Trong bài diễn văn quan trọng tại Quốc hội (22/05/2015), ông một lần nữa đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam trên lĩnh vực này: "Tôi cúi đầu, nghiêng mình trước những sĩ quan Việt Nam đã đi một chặng đường dài tới tận Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi để giúp đỡ những người khốn khổ".

Hiện nay, với 5 sĩ quan QĐND Việt Nam đang tham gia lực lượng GGHB tại Phái bộ Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi; Trung tâm đang chủ trương tiếp tục triển khai các suất cá nhân, dự kiến trong thời gian tới sẽ nghiên cứu địa bàn Ma-li và đã tập hợp lực lượng gồm 70 người chuẩn bị cho một Bệnh viện dã chiến cấp 2.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ra Quyết định thành lập và Tổng Tham Mưu trưởng ký Quyết định về Biểu biên chế tổ chức, trang bị (lấy Bệnh viện 175 ở Thành phố Hồ Chí Minh làm nòng cốt), số cán bộ sĩ quan này hiện đang huấn luyện nghiệp vụ và tiếng Anh. Sau đó sẽ phải huấn luyện thêm 3 tháng tiền triển khai theo tiêu chuẩn LHQ.

Vì lực lượng của chúng ta đi đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi, theo tiêu chuẩn của LHQ. Cũng trong thời gian tới, chúng ta sẽ cử một đơn vị công binh, gồm 268 người, phấn đấu đến cuối năm 2016 có thể sẵn sàng tham gia các phái bộ GGHB của LHQ.

Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp tham mưu và tổ chức thực hiện tốt các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế, triển khai các hoạt động trao đổi đoàn với Tùy viên quốc phòng các nước; tham gia các cơ chế, diễn đàn song phương và đa phương về GGHB; phục vụ lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu đi khảo sát thực địa ở Phái bộ Nam Xu-đăng và Cộng hòa Trung Phi để làm cơ sở triển khai lực lượng.

Năm 2015, Trung tâm đã ký 5 văn bản về hợp tác quốc phòng trong lĩnh vực GGHB với quân đội 5 nước (Mỹ, Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc). Các nước này đều đánh giá rằng, trong quan hệ quốc phòng với Việt Nam, hợp tác trong lĩnh vực GGHB là một trong những mũi nhọn.

Đồng thời, phía ta đã cử nhiều lượt sỹ quan tham dự các khóa tập huấn về GGHB LHQ do các nước và LHQ tổ chức và tài trợ, phối hợp đồng chủ trì các hội thảo quốc tế về GGHB, qua đó chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao hiểu biết và chuẩn bị kỹ năng cần thiết cho lực lượng tham gia hoạt động GGHB LHQ.

Việt Nam đã tổ chức nhiều khóa tiếng Anh GGHB do Hoa Kỳ, Úc, Vương quốc Anh tài trợ cho lực lượng Quân y và Công binh chuẩn bị tham gia hoạt động trong thời gian tới.

Đây là những nỗ lực trong việc xây dựng lực lượng giúp nâng cao năng lực chuẩn bị huấn luyện, đào tạo sẵn sàng tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong sứ mệnh GGHB.

Mặc dù năng lực có nhưng chúng ta gặp phải khá nhiều thách thức như: những khó khăn về kinh nghiệm, khả năng ngoại ngữ, ít kinh nghiệm trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa và những tính chất hoạt động theo quy chuẩn mới khi để đảm bảo uy tín quốc gia khi tham gia lực lượng chung.

Việc Việt Nam tham gia hoạt động GGHB của LHQ đánh dấu bước phát triển mới của Đối ngoại về Quốc phòng. Chính vì vậy, Việt Nam luôn chủ động học hỏi kinh nghiệm của các nước để hoạt động này phát huy tính hiệu quả cao.

Ngoài việc thể hiện đường lối đối ngoại tích cực, chủ động, có trách nhiệm, Việt Nam còn có những lợi ích khác. Khi cử lực lượng tham gia ở bên ngoài, sẽ tạo điều kiện để nắm bắt thêm thông tin về các đối tác.

Đây là một kênh rất quan trọng để Việt Nam học hỏi được các kinh nghiệm về tác chiến, vận hành trang thiết bị, về kỹ, chiến thuật; học hỏi được kinh nghiệm phối hợp, hiệp đồng tác chiến ở trên thực địa trong môi trường đa quốc gia cùng với các nước có lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình.

Đây cũng là dịp để Việt Nam vận dụng các kinh nghiệm về chiến dịch, chiến thuật trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, giải phóng đất nước trước đây vào nhiệm vụ mới, được Đảng và quân đội giao cho.

Thời gian tới, dự báo tình hình khu vực, thế giới tuy hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo, nhưng xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên... sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, đặt ra cho nhiệm vụ GGHB LHQ của nước ta, mà trực tiếp là Trung tâm những yêu cầu mới cao hơn.

Để hoàn thành tốt trọng trách được giao, cùng với tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng, Trung tâm coi trọng triển khai đồng bộ các giải pháp, đưa công tác này đi vào chiều sâu, hiệu quả, nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam

Trên thực tế, các lãnh đạo LHQ, nhất là Chỉ huy Phái bộ Nam Sudan cũng đánh giá cao trình độ, tính kỷ luật và khả năng sẵn sàng chiến đấu cao của hai sĩ quan GGHB đầu tiên của Việt Nam; đồng thời, mong muốn chúng ta cử thêm nhiều sĩ quan và đơn vị đến các phái bộ LHQ. Chính quyền nước sở tại cũng đã hết lời ca ngợi sự đóng góp của Việt Nam.

Theo họ, ở một số quốc gia, khi cử lực lượng tham gia các phái bộ LHQ, ngoài hoạt động GGHB, đều có những mục đích riêng (về chính trị, kinh tế và quân sự...), nhưng đối với các bạn Việt Nam thì hoàn toàn vô tư, trong sáng, hết mình đóng góp cho củng cố hòa bình, tăng cường hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới.

Đây là một trong những điểm sáng nổi bật về đối ngoại và hợp tác quốc tế về Quốc phòng của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

Mặc dù công việc ở phía trước là rất nặng nề, nhưng Trung tâm GGHB Việt Nam đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm đáng kể, đạt được những kết quả, được Bộ Quốc phòng, Quân ủy Trung ương đánh giá rất tốt; bước đầu xây dựng được uy tín với một số lực lượng tham gia GGHB bên ngoài; các nước Lào, Mianmar rất mong muốn được học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam.

Chúng ta cùng tin tưởng, trong thời gian tới, Trung tâm GGHB Việt Nam sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều hơn nữa những thành công to lớn về mặt đối ngoại quốc phòng cho Việt Nam.

Theo Soha News

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

"Giáo sư tiên tri" dự đoán người đắc cử tổng thống Mỹ
06:17:23 05/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Lựa chọn của nhà sử học từng đoán trúng người chiến thắng 90%
21:46:29 04/11/2024
Tỷ lệ đặt cược ông Trump chiến thắng tăng mạnh ngay trước bầu cử
10:42:38 05/11/2024
Những cuộc bầu cử tổng thống gây sửng sốt nhất trong lịch sử Mỹ
07:50:57 04/11/2024
Nam sinh có gia thế "cỡ bự" chịu án tù chung thân khi đi du học Anh
08:15:06 05/11/2024
Elon Musk: Nhân tố giúp Trump giành thắng lợi tại bang chiến địa?
19:56:43 05/11/2024
Cuộc đua vào Nhà Trắng đã trở nên cân bằng ngay sát Ngày Bầu cử
09:15:15 04/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Ba lý do có thể khiến bà Harris thất cử
05:21:07 05/11/2024

Tin đang nóng

Cặp đôi đình đám showbiz chính thức "toang" sau 1 năm phim giả tình thật
20:25:28 05/11/2024
Một đại gia là nghệ sĩ sổ đỏ từng cầm cả xấp: "Tôi mất mấy trăm tỷ rồi"
19:39:12 05/11/2024
Hóng: Người đẹp Vbiz đã có bạn trai, rầm rộ tin hẹn hò đồng giới chỉ là cú lừa?
22:33:01 05/11/2024
Kỳ Duyên chễm chệ xuất hiện trên trang Miss Universe, cho đối thủ "hít khói" vì lượng tương tác khủng
16:58:49 05/11/2024
Siêu thảm đỏ hot nhất Cbiz: Triệu Lộ Tư mặc sến lép vế trước dàn mỹ nhân, Bạch Lộc đụng độ "tình địch" Ngu Thư Hân
20:35:30 05/11/2024
20 trẻ mầm non nhập viện nghi ăn nhầm thuốc chuột: Cô Hiệu phó tiết lộ lý do
21:57:23 05/11/2024
Con gái MC Quyền Linh trả lời nghi vấn thẩm mỹ ở tuổi 16, hút 2 triệu lượt xem
21:00:58 05/11/2024
NSND Kim Xuân bật khóc: "Điều tôi nuối tiếc nhất là không sinh được nữa"
20:22:14 05/11/2024

Tin mới nhất

Mỹ bác bỏ thỏa thuận hợp tác cung cấp điện hạt nhân trực tiếp cho các 'đại gia' công nghệ

20:02:34 05/11/2024
Như vậy, với quyết định của FERC, các "ông lớn" công nghệ muốn nhanh chóng cung cấp năng lượng cho các trung tâm trí tuệ nhân tạo (AI) khổng lồ cần tìm các chiến lược mới.

Kẻ thù nguy hiểm khác đang rình rập Ukraine trong xung đột với Nga

19:58:50 05/11/2024
Hàng ngàn binh sĩ khác, giống như Sushko, trở về từ tiền tuyến với những vết thương lở loét do vi khuẩn kháng thuốc. Đây là mối nguy hiểm đáng sợ ít được biết đến của xung đột Nga-Ukraine.

Sơ tán trên 100 bệnh nhân khỏi Gaza

19:53:48 05/11/2024
Ngày 4/11, Bộ Ngoại giao Israel cho biết nước này đã chính thức thông báo về việc chấm dứt quan hệ với UNRWA sau khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua dự luật cấm UNRWA hoạt động trên lãnh thổ nước này.

UNESCO xem xét công nhận kỹ thuật nấu rượu sake là di sản văn hóa phi vật thể

16:52:39 05/11/2024
Nếu được đăng ký, rượu sake của Nhật Bản sẽ tiếp bước các đồ uống có cồn nổi tiếng thế giới khác như rượu vang Georgia, văn hóa bia Bỉ, rượu rum Cuba... được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Ông Trump cảnh báo trừng phạt Trung Quốc và Mexico ở thông điệp cuối cùng trước bầu cử

16:51:18 05/11/2024
Các con của ông Trump và nhân vật truyền thông Megyn Kelly cũng lên sân khấu ủng hộ chính trị gia này. Kelly nêu rõ bà ủng hộ cựu Tổng thống Mỹ vì ông sẽ bảo vệ phụ nữ và những người đàn ông bị lãng quên .

Giới tính cử tri là yếu tố quyết định đến kết quả bầu cử Mỹ 2024?

16:49:10 05/11/2024
Chuyên gia thăm dò ý kiến của đảng Dân chủ Celinda Lake cho biết không thể đánh giá thấp sức mạnh của vấn đề phá thai . Bà cho biết điều đó đặc biệt đúng đối với những phụ nữ trẻ tuổi.

Anh: Phát hiện thêm 2 ca mắc đậu mùa khỉ chủng Clade Ib

14:57:27 05/11/2024
Ngoài ra, cơ quan y tế Anh cũng đang hợp tác với các đối tác quốc tế để hỗ trợ các quốc gia bị dịch bệnh ảnh hưởng nhằm ngăn ngừa các đợt bùng phát tiếp theo.

Cuba chuẩn bị ứng phó bão nhiệt đới Rafael

14:55:19 05/11/2024
Cơ quan này cũng đưa ra cảnh báo tình trạng nước triều dâng nguy hiểm và các cơn sóng gây thiệt hại lớn đối với Quần đảo Cayman, song chưa xác định mức độ ảnh hưởng của cơn bão đến nước Mỹ.

Tình báo của Mỹ cảnh báo những mối nguy đe dọa đến an ninh trong Ngày bầu cử

14:53:01 05/11/2024
Tài liệu trên đã tóm tắt toàn cảnh về các mối đe dọa trong Ngày bầu cử, bao gồm rủi ro về bạo lực và thông tin sai lệch do các chính phủ nước ngoài tạo ra.

Trung Quốc tổ chức Kỳ họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14

14:50:03 05/11/2024
ngày 4/11, Trung Quốc đã tổ chức Kỳ họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14 tại Bắc Kinh nhằm xem xét nhiều dự thảo Luật quan trọng.

Bầu cử Mỹ 2024: Các bang siết chặt an ninh do lo ngại bạo lực chính trị

14:41:56 05/11/2024
Cùng ngày, truyền thông Mỹ đưa tin Meta công ty chủ quản của mạng xã hội Facebook thông báo sẽ kéo dài thời gian cấm các quảng cáo chính trị mới cho đến vài ngày sau ngày bầu cử 5/11.

Chuyên gia: Iran có thể tấn công khu vực gần các cơ sở hạt nhân của Israel

14:39:07 05/11/2024
"Kiểu tấn công này nhằm gây ra thiệt hại đáng kể cho cơ sở hạ tầng phòng thủ cốt lõi của Israel, không chỉ làm leo thang xung đột mà còn khuếch đại tác động về mặt tâm lý và chiến lược", ông giải thích.

Có thể bạn quan tâm

Trước thông tin bị đột quỵ, danh hài Xuân Hinh lên tiếng về tình hình sức khỏe

Sao việt

23:35:03 05/11/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, danh hài Xuân Hinh đã đăng tải một clip để chia sẻ về tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.

Tình thế đảo ngược với Enzo Fernandez ở Chelsea

Sao thể thao

23:33:20 05/11/2024
Inter Milan và Barcelona sẵn sàng thực hiện một động thái chuyển nhượng bất ngờ dành cho Enzo Fernandez khi cầu thủ này đối diện với tương lai bất định tại Chelsea.

Bóng hồng trong 'Độc đạo' tiết lộ cảnh bị cưỡng hiếp và 'ăn tát' nhiều nhất

Tv show

23:26:34 05/11/2024
Trong phim Độc đạo, diễn viên Thanh Huế vào vai Tuyết, một trong những bóng hồng gây chú ý trong phim. Và cũng là vai diễn mà nương tử bị đánh nhiều nhất.

Thực đơn tiệc sinh nhật trong tù của Sean 'Diddy' Combs gây sốc

Sao âu mỹ

23:22:24 05/11/2024
Ông trùm âm nhạc tai tiếng Diddy tròn 55 tuổi vào ngày 4.11 trong Trung tâm giam giữ Metropolitan ở Brooklyn, New York (Mỹ).

Quán quân The Masked Singer thừa nhận ngoại tình với người cũ dù đã có 2 con

Sao châu á

23:18:37 05/11/2024
Nữ ca sĩ thừa nhận cáo buộc ngoại tình và cho biết cô đang suy ngẫm sâu sắc về những sai lầm của mình. với tư cách là 1 người vợ và người mẹ.

Tiết lộ thú vị từ nhân vật khiến khán giả bất ngờ nhất 'Độc đạo'

Hậu trường phim

23:10:53 05/11/2024
Mạnh Cường - diễn viên thủ vai Dũng kính lần đầu chia sẻ về những bí mật phía sau nhân vật khiến khán giả bất ngờ nhất phim Độc đạo .

Hồ Quỳnh Hương ám ảnh câu nói của NSND Hà Thủy

Nhạc việt

22:56:38 05/11/2024
Nhân tháng chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, ca sĩ Hồ Quỳnh Hương chia sẻ chân thành về cô giáo kính yêu - Đại tá, NSND Hà Thủy.

Hai tài tử sexy nhất thế giới cùng xuất hiện trong bom tấn hành động 6.200 tỷ

Phim âu mỹ

22:43:59 05/11/2024
Chris Evans và The Rock - hai tài tử từng được tạp chí People bình chọn là người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh cùng góp mặt trong bom tấn 250 triệu USD Red One: Mật mã đỏ .

Bộ sưu tập các mẫu nhà vườn đẹp được nhiều người tìm kiếm

Sáng tạo

22:24:31 05/11/2024
Trở về với thiên nhiên, sở hữu một nhà vườn đẹp, trong lành, sẽ mang đến cho chúng ta nhiều năng lượng tích cực.

Bức ảnh khiến nữ ca sĩ đỉnh nhất thế hệ Gen Z rơi vào rắc rối

Nhạc quốc tế

22:13:23 05/11/2024
Nắm chắc trong tay 9 giải Grammy, sở hữu tượng vàng Oscar cùng vô số kỷ lục âm nhạc, Billie Eilish là nghệ sĩ sinh trong thập niên 2000s out trình nhất hiện tại.

Chùm ảnh: Những nụ cười rạng rỡ của thầy và trò tại trường Tiểu học Xuân Vân

Netizen

21:52:29 05/11/2024
Vào một ngày thu cuối tháng 10, ở tỉnh Tuyên Quang bắt đầu se lạnh, những chiếc xe của Tiệm Tạp Hóa Ngược Xuôi mang những Vật Phẩm Hạnh Phúc gửi tặng các em học sinh trường Tiểu học Xuân Vân - nơi bị ảnh hưởng bởi lũ.