Đồng điệu với con
Quan tâm, hồi đáp những cảm xúc, ý tưởng tốt của con là cách giúp con sống vui vẻ, tự tin và đạt được những điều tốt đẹp.
Xóm nhỏ nơi tôi ở, ba tuần qua, sau 17g thi thoảng xuất hiện cô bé “lạ”. Tay mang chiếc giỏ, cô bé đi dạo một vòng quanh xóm. Tìm được tờ giấy hay chai nhựa trên đường, đôi mắt sáng rỡ, em lập tức lượm cho vào chiếc giỏ. “Lạ” là vì em đang sống trong điều kiện gia đình khá giả.
Chị Hương, trưởng phòng tín dụng một ngân hàng, mẹ của bé Xuân, 10 tuổi nói trên kể rằng, tháng trước, mẹ chị phát bệnh ung thư nên nhập viện điều trị. Xuân đến thăm bà, khi về bỗng níu áo mẹ: “Lúc vô phòng ngoại, có một dì ôm ngực ngáng đường mình xin tiền nhưng mẹ không cho, con thấy tội dì đó”. Thoáng ngỡ ngàng, lựa lời rằng do đang quá vội, song trăn trở của con khiến chị Hương suy nghĩ.
Hôm sau, đưa con vào bệnh viện, chị mong gặp lại người phụ nữ xin tiền. Vừa thấy người phụ nữ ôm ngực nằm ngay góc hành lang bệnh viện, Xuân mừng rỡ, mang đến tặng chị chiếc phong bì mẹ đưa. Chuyện sẽ dừng lại nếu bữa cơm chiều đó, Xuân không bộc bạch: “Sau này lớn lên có nhiều tiền, con sẽ cho hết những người khổ như dì hồi chiều mình gặp”.
“ Con thiên tài hay đần độn phụ thuộc cách đối xử của phụ huynh”. (Ảnh minh họa)
Xúc động trước câu nói của con, chị Hương bày con bỏ ống heo, không cần đợi lớn, vẫn có thể giúp đỡ những hoàn cảnh tương tự. Không lâu sau, một lần thấy mẹ bán ve chai, Xuân nảy ý định… gom ve chai về bán. Khởi đầu từ những lọ mắm, chai nước suối mẹ bỏ hay dăm tờ báo ba đọc xong, Xuân cho vào một chiếc bao mang cất. Sau đó, em mở rộng “địa bàn” gom ve chai sang nhà dì, nhà ngoại, cho đến trước cửa nhà hàng xóm rồi dạo quanh các con hẻm trong xóm.
Mới đây, trong lần vào bệnh viện thăm ngoại, cô bé đã mang 50.000 đồng, gom từ 16.000 đồng bán ve chai, 30.000 đồng tiền đập ống heo cộng thêm 4.000 đồng mẹ cho để làm tròn con số, tặng một bạn nhỏ đang điều trị ung thư. Khi được hỏi “công việc” có ảnh hưởng chuyện học, Xuân cười tươi đáp: “Con đi lượm có mấy phút à, nhặt xong con về ăn tối. Con vui khi được giúp người khác”.
Video đang HOT
Ấy vậy, không nhiều bà mẹ trong xóm tôi ủng hộ việc làm của cô bé, đồng thời nghĩ mẹ em đang bày vẽ, làm khổ con. Có người nói: “Cho con 50.000 hay 100.000 đồng có phải đỡ mất thời gian không?”. Người thiện chí hơn thì bày rằng, trong trường hợp này, cha mẹ chỉ cần tăng thêm tiền ăn sáng hay các khoản tiêu vặt để giúp con dành dụm. Nhưng người mẹ ấy tự hào: “Điều tôi muốn hướng đến là quan tâm, hồi đáp những cảm xúc, ý tưởng tốt của con. Tôi không muốn con mang cảm giác vô hình, không được lắng nghe, chia sẻ”.
Lâu nay, câu chuyện giáo dục con bằng tinh thần làm bạn để chạm được nội tâm con, qua đó hiểu được điều con muốn – có tốt, có lệch lạc – nhằm đưa ra các phương pháp dạy dỗ, động viên hoặc điều chỉnh kịp thời vẫn là “tuyên ngôn” của rất nhiều phụ huynh. Thế nhưng, không ít bậc sinh thành vẫn mặc nhiên cho rằng vấn đề của con không đáng quan tâm hoặc chưa đến lúc để thực hiện các ý tưởng vượt khuôn khổ “sân chơi một đứa trẻ” – sân chơi vốn chỉ dựa trên thước đo bảng thành tích học tập.
“Con thiên tài hay đần độn phụ thuộc cách đối xử của phụ huynh” – đúc kết của một bà mẹ doanh nhân mới đây khiến cõi mạng dậy sóng. Có con là đứa trẻ thiếu tự tin, người mẹ này khẳng định: mong muốn thực hiện một kênh YouTube riêng mãi là bí mật của con và không biết đứa trẻ sẽ trưởng thành ra sao nếu bà không một lần hỏi thăm, chịu khó lắng nghe con trình bày, khích lệ con thực hiện. Chỉ sau một năm, từ một cô bé nhút nhát, con gái bà đã mạnh dạn đứng trước ống kính, nói năng mạch lạc và có những ý tưởng phát triển kênh riêng.
Hơn thế, không ít trường hợp “hồi đáp” qua loa, coi ý tưởng của con là trò trẻ con, với những đứa trẻ nhạy cảm còn khiến chúng dễ tổn thương, bất mãn. Một người bạn của tôi kể rằng, từ lâu rồi trong “từ điển” của bạn không tồn lại một loài hoa. Đó là năm lớp Tám, bạn mang về mấy bụi hoa huỳnh anh, hào hứng khoe rằng khoảng sân trước nhà sẽ thật đẹp nếu những bụi hoa này cao lớn, trổ bông, còn giúp bà nội đang nằm liệt khuây khỏa khi nhìn ngắm. Ba bạn, trong cơn bực bội mang về từ chỗ làm, gằn giọng: “Mấy cái này có ăn được không? Học hành không lo”. Bạn buồn bã mang hoa đi vứt, không trách ba, nhưng từ đó nhìn hoa là bật khóc.
Theo phunuonline.com.vn
'SGK sử dụng một lần chỉ là sách bài tập, sách tham khảo'
Trả lời tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thứ trưởng GD&ĐT cho biết sách sử dụng một lần chỉ là sách bài tập, sách tham khảo, Bộ không khuyến khích loại sách này.
Trước tình trạng thiếu sách giáo khoa, nhiều người đặt ra vấn đề lãng phí khi nhiều cuốn chỉ sử dụng một lần do học sinh phải làm bài tập lên đó.
Ngày 30/8, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết thực hiện nghị quyết 40 của Quốc hội về thực hiện chương trình phổ thông mới, SGK vẫn triển khai và được thực hiện từ năm 2000 đến nay, được 17 năm. Tinh thần chung là SGK cũ đã ổn định, có chăng chỉ điều chỉnh một chút.
Nhiều SGK chỉ sử dụng một lần gây lãng phí.
Hàng năm, sách được tái bản, bổ sung thêm. Theo chương trình hiện nay, SGK cũ vẫn còn hiệu lực trước khi thực hiện chương trình mới theo Nghị quyết 88 (theo lộ trình sẽ bắt đầu từ năm 2019 hoặc 2020, triển khai từ lớp 1). Khi có chương trình mới, SGK cũ sẽ không còn hiệu lực.
Ông nói thêm trong chuyến công tác lên Lai Châu, ông thấy SGK cũ vẫn còn đầy đủ và được luân chuyển để thế hệ sau sử dụng.
Liên quan đến các sách bài tập tham khảo có viết trực tiếp lời giải lên, ông Độ khẳng định đó là sách tham khảo. Còn SGK là sách riêng, đảm bảo sự luân chuyển lâu dài.
Về sách tham khảo, tùy theo điều kiện gia đình, nhà trường có thể lựa chọn.
Bộ GD&ĐT đã ra các văn bản, cụ thể là văn bản 2572, 2372 ban hành ngày 11/4/2013 về việc sử dụng sách tham khảo. Năm 2014 là ban hành thông tư 21 về quy định quản lý và sử dụng sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Theo đó, quyền quyết định lựa chọn sách tham khảo, thủ trưởng, hiệu trưởng nhà trường quyết định sử dụng cuốn nào để phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội địa phương.
"Tinh thần thì Bộ cũng chỉ đạo để các sách tham khảo mà viết trực tiếp lên là không nên, không khuyến khích", Thứ trưởng GD&ĐT nói.
Trước đó, tại một số nhà sách trên địa bàn TP Hà Nội, phụ huynh lớp 10 không thể mua được trọn bộ SGK cho con em mình.
Trước hiện tượng lạ này, đại diện NXB Giáo dục giải thích do số lượng học sinh tăng đột biến ở vài địa phương nên dẫn tới một số cửa hàng bán SGK nhỏ lẻ thiếu sách tạm thời.
Để khắc phục tình trạng đó, NXB đã khẩn trương cung ứng bổ sung SGK, phục vụ đầy đủ nhu cầu của học sinh trước ngày khai giảng.
Bộ GD&ĐT cũng chỉ đạo NXB Giáo dục Việt Nam rà soát, nắm bắt ngay tình hình, xác định nguyên nhân và có giải pháp khắc phục kịp thời tình trạng thiếu SGK.
Tuy nhiên, câu chuyện không chỉ dừng lại ở việc thiếu SGK đầu năm học mới. Nó còn đặt ra vấn đề lãng phí khi nhiều cuốn có sẵn phần câu hỏi, bài tập buộc học sinh phải ghi chép hoặc điền vào nên chỉ dùng được một lần. Sự lãng phí này khiến dư luận bức xúc.
Theo Zing
2 tháng, 400 học bổng Nụ cười thắp sáng ước mơ Sau 2 tháng khởi động chương trình: "Nụ cười thắp sáng ước mơ 2018", Colgate đã trao hơn 400 suất học bổng cho các em đến từ khắp nơi trên cả nước. Mỗi phần học bổng trao đi, là thông điệp động viên cho các ước mơ được bay xa. Trong hành trình của mình, học bổng Colgate đã nghe thật nhiều những...