Dòng điện nhớ ơn Bác Hồ
Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến ngành Điện và công nhân viên ngành Điện. Tình cảm của Bác Hồ đối với ngành Điện mãi mãi là tài sản tinh thần thiêng liêng và vô giá đối với mỗi cán bộ công nhân viên ngành Điện.
Những lời căn dặn của Bác khi đến thăm, nói chuyện với CBCNV ngành Điện năm xưa chính là kim chỉ nam, là động lực để EVN không ngừng phát triển vươn lên, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
Phát huy tinh thần đoàn kết
Sau hơn 2 tháng tiếp quản Thủ đô, ngày 21/12/1954, Bác Hồ đã đến thăm Nhà máy điện Yên Phụ và Nhà máy đèn Bờ Hồ. Bác căn dặn: “Nhà máy này bây giờ là của nhân dân, của Chính phủ, của các cô, các chú. Các cô, các chú là chủ thì phải gìn giữ nhà máy làm cho nó phát triển hơn nữa”. Bác còn căn dặn cán bộ, công nhân viên Nhà máy điện phải đoàn kết, thi đua, tiết kiệm. Trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào cũng phải đoàn kết, thi đua nhằm tăng năng suất, tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu.
Đáp lại tình cảm của Người, ngay sau ngày Hà Nội giải phóng, những người thợ điện Thủ đô kính tặng Bác biểu tượng sao vàng 5 cánh kết bằng bóng đèn.
Việc học theo tấm gương Bác, làm theo lời dạy của Bác về tư tưởng và tinh thần đoàn kết đến nay vẫn luôn giữ nguyên giá trị và tính thời sự. Trong suốt quá trình phát triển và trưởng thành của EVN, tinh thần đoàn kết đã trở thành nét đẹp văn hoá đặc trưng. Mỗi cán bộ, đảng viên, người lao động Tập đoàn đều thấm nhuần tư tưởng, nhận thức về tinh thần đoàn kết nội bộ, giúp đỡ, tương thân tương ái trong công việc và trong cuộc sống. Tinh thần đó đã được chuyển hoá thành hành động cụ thể, thiết thực của mỗi cơ quan, đơn vị, mỗi tổ chức Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên.
Trải qua nhiều thế hệ, tinh thần đoàn kết đó vẫn được gìn giữ, phát huy và đã trở thành truyền thống tốt đẹp, là sợi dây gắn kết các thành viên trong Tập đoàn, giúp EVN tạo dựng một tập thể vững mạnh, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã giao phó.
Những nỗ lực học tập của lớp lớp cha anh trong ngành Điện đã gương mẫu, quyết tâm giữ gìn, phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ trong suốt chặng đường dài để thế hệ CBCNV ngành Điện hôm nay có thêm động lực, tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, thực hiện tốt lời dạy của Bác “Phải đoàn kết chặt chẽ, thi đua làm cho Nhà máy phát triển”.
Thật khó để có thể kể hết được những nỗ lực vượt khó, vất vả của những người làm nghề Điện đã trải qua để giữ vững dòng điện cho Tổ quốc, đóng góp tạo nên những thành quả to lớn của đất nước trên con đường phát triển đến ngày hôm nay. Và cũng thật xúc động và tự hào khi trên con đường đó, ngành Điện lực Việt Nam luôn nhận được tình cảm và sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và Bác Hồ kính yêu.
Thực hiện thắng lợi toàn diện nhiệm vụ được giao
Trải qua hơn 65 năm qua, kể từ ngày đầu tiếp quản dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, ngành Điện lực Việt Nam đã có những bước đi vững chắc và phát triển vượt bậc. Từ cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, từ chỗ cung không đáp ứng đủ cầu, đến nay hệ thống điện Việt Nam đã được xây dựng ngày càng hiện đại, đáp ứng đủ nhu cầu cho phát triển kinh tế – xã hội, đời sống của nhân dân và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Ngành Điện lực Việt Nam nói chung và Tập đoàn Điện lực Việt Nam nói riêng đã làm tốt vai trò của mình, nỗ lực huy động các nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng hệ thống nguồn và lưới.
Video đang HOT
Đường dây 500 kV Bắc – Nam kết nối dòng điện 3 miền
Hiện nay, hệ thống điện Việt Nam đã được xếp hạng về quy mô lớn thứ 23 trên thế giới, nhiều công trình điện lớn, tiêu biểu như các nhà máy thuỷ điện lớn như Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, đường dây 500 kV Bắc – Nam,… đã trở thành các mốc son vẻ vang của lịch sử phát triển ngành Điện lực Việt Nam.
Học và làm theo lời dạy của Bác được EVN cụ thể hóa bằng các phong trào thi đua lao động sáng tạo, phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả SXKD; việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thông qua phong trào đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động vì cộng đồng.
Những năm qua, nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều sáng kiến, kinh nghiệm được áp dụng vào lĩnh vực SXKD và dịch vụ khách hàng của EVN đã góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất lao động, tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng sử dụng điện. Tính đến hết năm 2019, năng suất lao động toàn Tập đoàn tăng 10% so với năm 2018, đạt 2,41 triệu kWh/người (gấp gần 2 lần bình quân chung cả nước). EVN tiếp tục phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2020, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động, phấn đấu kinh doanh có lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn. Trong đó, riêng về năng suất lao động phải tăng 10% so với năm 2019.
Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được EVN thực hiện đồng bộ với các giải pháp quản trị và kiểm soát hiệu quả chi phí sản xuất, quản lý và giá thành sản phẩm. Kết quả từ việc tiết kiệm chi phí đã làm cho giá thành sản xuất điện năm sau đều giảm so với năm trước.
Tổn thất điện năng của hệ thống điện năm 2019 đạt 6,5% là ngưỡng không nhiều nước trên thế giới đạt được. Độ tin cậy cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện năm sau tốt hơn năm trước. Tập đoàn phấn đấu giảm thời gian mất điện bình quân của khách hàng, sẽ đạt trình độ vận hành hệ thống điện của nhóm ASEAN 4 vào năm 2020. Chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam năm 2019 đạt 88,2 điểm, tăng 0,24 điểm so với năm 2018, duy trì thứ hạng 27/190 quốc gia, nền kinh tế và đứng thứ 4 Đông Nam Á, vượt 2 năm so với mục tiêu của Chính phủ.
Thời gian gần đây, EVN đã có sự chuyển biến tích cực trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng sử dụng điện. Sự chuyển biến tư duy từ cung cấp điện sang dịch vụ chăm sóc khách hàng, coi khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động điện lực đã tạo thành nét đẹp văn hóa kinh doanh điện lực “văn minh, minh bạch và hiệu quả”. Nhờ đó, mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng điện đã đạt trên 8,3 điểm năm 2019, đưa EVN lên vị trí thứ hai về dịch vụ chăm sóc khách hàng trong toàn quốc.
Thủy điện Sơn La – công trình tự hào nội lực Việt Nam
Thành tựu nổi bật của ngành Điện Việt Nam đã được quốc tế đánh giá cao đó là công cuộc điện khí hóa nông thôn, cấp điện cho người dân miền núi, vùng dân tộc và hải đảo. Nếu năm 1975 Việt Nam chỉ có 25% số huyện, 15% số xã và 2,5% số hộ dân nông thôn có điện, đến năm 2019, con số đó đã thay đổi đến mức hoàn hảo: 100% số huyện, 100% số xã và 99,25% hộ dân nông thôn có điện. Đồng thời, EVN đã đảm nhận cấp điện cho 11/12 huyện đảo trên cả nước, trong đó có huyện đảo Trường Sa, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Đi đôi với việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, EVN luôn thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình. Từ năm 1995 đến nay, Tập đoàn và các đơn vị trực thuộc đã đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào các quỹ tấm lòng vàng, xoá đói giảm nghèo, chung tay cùng cả nước khắc phục hậu quả thiên tai bão lũ; phụng dưỡng suốt đời gần 300 Mẹ Việt Nam Anh hùng. Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, Tập đoàn đã hoàn thành các chương trình hỗ trợ 03 huyện nghèo Tân Uyên, Than Uyên, Phong Thổ tỉnh Lai Châu thoát nghèo với tổng số tiền thực hiện gần 575 tỷ đồng.
Thời gian tới, bên cạnh những thuận lợi, sẽ còn nhiều thách thức lớn đặt ra đối với EVN. Đất nước đang phát triển với tốc độ cao, kéo theo nhu cầu điện năng liên tục gia tăng, đã tạo áp lực lớn đối với ngành Điện. Bên cạnh đó, EVN còn gặp nhiều khó khăn trong thu xếp vốn, giải phóng mặt bằng cho các công trình điện; nhiên liệu cho phát điện; cân đối giữa doanh thu và chi phí trước sự biến động thường xuyên các yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh điện…
Thật khó để có thể kể hết được những nỗ lực vượt khó, vất vả của những người làm nghề Điện đã trải qua để giữ vững dòng điện cho Tổ quốc, đóng góp tạo nên những thành quả to lớn của đất nước trên con đường phát triển đến ngày hôm nay. Và cũng thật xúc động và tự hào khi trên con đường đó, ngành Điện lực Việt Nam luôn ghi nhớ và thực hiện những lời căn dặn của Bác Hồ, đồng thời cũng nhận được tình cảm và sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước. Tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên và người lao động ngành Điện sẽ luôn cố gắng, đoàn kết, quyết tâm, vươn lên, phát triển một cách bền vững, hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ và nhân dân giao phó; thực hiện thật tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu.
Kỹ sư trẻ và những bài học từ Bác Hồ
Là kỹ sư đảm bảo chất lượng quy trình tại Khu công nghệ cao TP.HCM, Phạm Văn Trường học hỏi thêm mỗi ngày để hiệu quả công việc cao nhất. Anh luôn nhắc mình câu chuyện tự học của Bác để có thêm động lực.
Phạm Văn Trường (giữa) và các đồng đội đoạt giải nhì cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu về Đảng Cộng sản VN đầu năm 2020 - ẢNH: CÔNG MINH
Phạm Văn Trường (30 tuổi) đang làm việc tại Công ty TNHH Sonion Việt Nam, lô I3-9, Khu công nghệ cao TP.HCM. Anh là gương mặt thân quen của các cuộc thi về chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản VN, Bác Hồ... do ĐH Quốc gia TP.HCM, Thành đoàn, T.Ư Đoàn, Bộ GD-ĐT tổ chức.
Bản lĩnh của chàng trai
Sinh ra trong một gia đình làm nông ở thôn Quyết Tâm, xã Ea Pô, H.Cư Jút, Đắk Nông, chứng kiến cha mẹ và chị gái một nắng hai sương bên rẫy cà phê, Phạm Văn Trường quyết tâm theo đuổi con đường tri thức.
Giữa kiến thức lý thuyết về hóa tới thực tiễn công việc ở bên ngoài rất khác nhau, nếu không học hỏi, mình sẽ bị lạc hậu. Để có kiến thức làm việc tốt nhất, tôi tự đọc sách, báo, tài liệu, hỏi những người xung quanh. Tôi muốn mình có thể học Bác từ những điều giản dị nhất, gần gũi nhất, đó là tinh thần tự học
PHẠM VĂN TRƯỜNG
Thi ĐH lần đầu, trúng tuyển ngành công nghệ thông tin, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, nhưng nhận ra chưa phải là đam mê đích thực của bản thân, đồng thời lúc này gia đình gặp một số vấn đề, anh tạm gác lại việc học. Một mình lập nghiệp ở TP.HCM, Trường làm shipper đi giao đồ ăn cho tiệm, rồi làm nhân viên trong siêu thị, tối tối đi làm gia sư cho học sinh và vẫn nuôi khao khát trở lại giảng đường.
Cặm cụi đèn sách, đồng thời công việc đi dạy kèm học sinh cũng là cách để Trường ôn luyện thi tiếp vào đại học. Năm 2013, anh thi đậu ngành hóa học, cũng của Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM. Với thành tích học tập cao, Trường được chuyển sang lớp chương trình cử nhân tài năng.
Nam sinh từng giành học bổng dầu khí của Tập đoàn dầu khí VN năm 2014 cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và thành tích học tập xuất sắc đã tìm thấy đam mê thật sự của mình trong lần trở lại ĐH lần này. Anh tốt nghiệp loại giỏi với số điểm trung bình 4 năm học là 8.01. Đồng thời, anh đạt danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp trường năm học 2015 - 2016 và danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp T.Ư năm học 2016 - 2017.
Là người giành thứ hạng cao các cuộc thi về chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản VN, Bác Hồ từ thời sinh viên cho đến nay, kỹ sư trẻ cho biết mọi kiến thức đều do anh tự tìm tòi, tích lũy từ sách, báo, phim tài liệu. "Ngày nhỏ một mình ôn bài trên nương rẫy, tôi làm bạn với nhiều sách, báo cũ. Những tờ báo, đặc biệt Báo Nhân Dân được tôi đọc đi đọc lại nhiều lần. Tôi thích nhất những câu chuyện về lịch sử Đảng, Bác Hồ trong đó. Một cách tự nhiên, niềm say mê văn hóa đọc, thích tìm hiểu kiến thức các môn triết học Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh lớn lên với tôi từ ngày đó", Trường chia sẻ.
Nhiều hoạt động kỷ niệm ngày sinh nhật Bác
Theo tin từ Thành đoàn Hà Nội, nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Bác Hồ (19.5.1890 - 19.5.2020), từ 14 - 21.5, các cấp bộ Đoàn ở thủ đô sẽ triển khai đợt sinh hoạt chính trị với chủ đề Tự hào tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ. Trong đó, nhiều hoạt động được triển khai như: Chương trình kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh và triển lãm tranh Tuổi trẻ thủ đô làm theo lời Bác; chung kết cuộc thi Tìm hiểu 90 năm lịch sử Đảng bộ TP và truyền thống lịch sử, văn hóa thủ đô Hà Nội. Thành đoàn sẽ tổ chức tuyên dương 90 đảng viên trẻ tiêu biểu xuất sắc của thủ đô trong học tập và làm theo lời Bác; tọa đàm Bác Hồ với thiếu nhi - thiếu nhi với Bác Hồ; công chiếu các bộ phim tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên fanpage Thành đoàn Hà Nội. Điểm nhấn là chương trình truyền hình Tuổi trẻ thủ đô làm theo lời Bác, phát sóng vào 9 giờ ngày 17.5 trên sóng H1 - Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội.
Vũ Thơ
Học Bác từ những điều gần gũi nhất
Vào đại học, có thời gian đi làm nhiều việc khác nhau, cho đến khi trở thành kỹ sư tại các công ty, niềm say mê đọc và trau dồi kiến thức với Trường vẫn không mai một. Điều này có ý nghĩa quan trọng, khi công việc của anh đòi hỏi mỗi người phải không ngừng học thêm cái mới. Không chỉ ghi nhớ thông tin, Trường xâu chuỗi, liên hệ thực tiễn để mỗi kiến thức ở bên mình rất lâu.
Anh chia sẻ: "Ví dụ khi tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh, tôi không nghĩ về những thuật ngữ hàn lâm trong các giáo trình mà đúc rút những tư tưởng, phẩm chất của Người mà mình có thể học, rèn giũa hằng ngày. Như Bác nói về tình yêu thương con người, tôi liên hệ tới những chuyến đi của mình trong các chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh, Xuân tình nguyện. Bác nói về tinh thần phê và tự phê, tôi tự hỏi mình đã biết cách khen ngợi, động viên, góp ý với người khác sao cho thuyết phục; tự nhìn ra những khuyết điểm của chính mình một cách thành thật. Tôi nhớ mãi lời dạy của Bác: Có tài mà không có đức là người vô dụng/Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Người trẻ hôm nay phải rèn luyện cả đức và tài, cái đức luôn phải đi trước, bởi nó làm nên cái gốc của một con người".
Trường làm việc tại Khu công nghệ cao TP.HCM từ cuối năm 2019. Trước đó, năm 2017 khi vừa ra trường, anh là kỹ sư tại TP.Biên Hòa, Đồng Nai trong một công ty sản xuất bo mạch. Trong những lúc khó khăn, cần động lực, Trường nhớ tới tấm gương của Bác, một người tự học nhiều ngoại ngữ, học trong mọi hoàn cảnh để trở thành người am tường văn hóa, lịch sử nhiều quốc gia, một nhà ngoại giao xuất sắc...
"Giữa kiến thức lý thuyết về hóa tới thực tiễn công việc ở bên ngoài rất khác nhau, nếu không học hỏi, mình sẽ bị lạc hậu. Để có kiến thức làm việc tốt nhất, tôi tự đọc sách, báo, tài liệu, hỏi những người xung quanh. Tôi muốn mình có thể học Bác từ những điều giản dị nhất, gần gũi nhất, đó là tinh thần tự học", kỹ sư 30 tuổi nói.
Người đi "săn" giải thưởng
Phạm Văn Trường giành nhiều thứ hạng cao trong các cuộc thi. Năm 2014, anh đoạt giải ba phần trắc nghiệm trực tuyến Sinh viên đồng hành cùng pháp luật do Ban Cán sự Đoàn, ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức. Năm 2016, đoạt giải ba phần thi cá nhân Hội thi tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Ánh sáng thời đại. Trường giành giải ba vòng 2, thi trắc nghiệm Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2016. Năm 2017, anh giành giải nhất phần thi cá nhân Hội thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Tầm nhìn xuyên thế kỷ. Cũng năm này, anh đoạt giải nhất cá nhân Hội thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Ánh sáng soi đường.
Năm 2019, anh giành giải nhất bảng C dành cho cán bộ, giảng viên, giáo viên, thanh niên trong cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đầu năm nay, anh đoạt giải nhì trong đêm chung kết cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu về Đảng Cộng sản VN do T.Ư Đoàn tổ chức.
Anh Trường cho hay sự đam mê các cuộc thi ngấm trong máu, "tôi sẽ vẫn còn thi tiếp, nếu còn cơ hội. Tôi thấy mình trưởng thành, học hỏi được nhiều hơn sau mỗi cuộc thi, kết nối được với đông đảo bạn trẻ tài giỏi, cùng chí hướng".
Công bố giải đợt 1 cuộc thi 'Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ' Ban tổ chức cuộc thi "Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ" vừa có thông báo số 1 về kết quả 2 tuần đầu triển khai cuộc thi (từ 15 - 29.4) với 60 thí sinh đã nhận được giải đợt 1. Tác phẩm "Chúng cháu thi đua học tập tốt dâng Bác kính yêu" của Trần Anh Thư,...