Động đất Việt Nam và bài học vỡ lòng
Tối 24-3 một chấn động mạnh cấp 5 đã làm rung chuyển nhiều tòa nhà cao tầng ở Hà Nội. Chấn động ngay lập tức gây hoảng loạn với người dân ở các khu chung cư của Hà Nội…
Người Nhật đã làm gì để giảm thiểu thiệt hại?
Cách đây hơn 10 ngày, một trận động đất mạnh 9.0 richter kèm theo sóng thần đã làm rung chuyển và tàn phá cả một vùng Đông Bắc Nhật Bản. Những hình ảnh về động đất ở Nhật Bản sau đó đã được phát đi khắp thế giới. Trong những hình ảnh đó, người ta thấy, những đứa trẻ chui xuống gầm bàn, trên đầu che những vật để bảo vệ. Hoặc, trong khi sơ tán ra khỏi các tòa nhà, người dân Nhật bình tĩnh xếp hàng rất trật tự, đi theo lối cầu thang bộ, không hề chen lấn xô đẩy. Vì sao người Nhật phải làm thế?
Nhật Bản là nơi thường xảy ra động đất. Từ rất sớm (có thể làm sớm nhất thế giới), họ đã phải tính đến cách đối phó với thiên tai thảm họa động đất.
Ngay từ bé, trẻ con Nhật đã được học những bài học vỡ lòng từ ông bà, cha mẹ về cách phòng chống cho mình trong trường hợp xảy ra động đất. Đến trường, trẻ tiếp tục được học cách tự bảo vệ và bảo vệ những người xung quanh trước động đất.
Trẻ con Nhật được học rằng, khi động đất xảy ra, không nên chạy ra khỏi nhà nhất là những tòa nhà cao tầng vì không đủ thời gian. Động đất thường chỉ diễn ra theo thời gian tính bằng giây. Mặt khác nếu hàng ngàn người cùng chạy sẽ gây nhiều dao động khiến tòa nhà dễ sập, sự xô đẩy lẫn nhau làm cho nhiều người thiệt mạng.
Trẻ con Nhật được học rằng, nên ở trong nhà, chui xuống gầm bàn, ghế hay giường… để tránh đồ đạc rơi lên đầu, khi chấn động chấm dứt nên ra khỏi nhà, đề phòng nhà bị sập vì những hậu chấn tiếp theo. Không nên đi thang máy vì thường bị mất điện; Ngoài đường nên tránh xa các trụ đèn, cột trụ, tường, nhà cao tần, nhà kính, cây cao… để tránh mọi gãy, vỡ, đổ, văng vào người. Khi đang đi xe cần đỗ lại vào lề đường, không cố vượt qua cầu vì có thể cầu bị sập. Nếu đứng trên bờ núi, bờ đất cao, vùng trượt dốc phải tránh xa vì có thể bị lở đất. Gần bờ biển nên chạy vào vùng đất cao hơn vì có thể bị sóng thần…v.v. Tóm lại, kỹ năng phòng chống động đất ở Nhật được hệ thống thành sách, và là bài học bắt buộc với mọi người, với trẻ con ngay từ buổi đến trường.
Video đang HOT
Những đứa trẻ Nhật Bản trật tự chui xuống gầm bàn khi có động đất
Còn các kiến trúc sư ở Nhật từ lâu đã dùng những ống hình trụ làm bằng chất nhựa đàn hồi lắp xen kẽ với các lớp cao su và những tấm kim loại đặt giữa kiến trúc và mặt đất. Kỹ thuật này có thể đối phó với những chấn động lan truyền theo chiều rộng.
Tiếp đến, họ biết thay đổi hệ thống nói trên bằng những ống nệm hơi để đối phó, giảm chấn động thẳng đứng từ dưới lên trên và kỹ thuật này, ít nhất giữ được tòa nhà đứng vững với những chấn động cấp nhỏ. Sau này người Nhật lại có nhiều cải tiến hơn để chống chọi với những chấn động cấp lớn. Đó là sự căn bản của kỹ thuật kiến trúc phòng chống động đất mà người Nhật đã làm.
Người Nhật cũng đi đầu thế giới về nghiên cứu, cảnh báo động đất sóng thần. Chính phủ Nhật Bản đã chi khoản tiền khổng lồ 1 tỷ yên xây dựng trung tâm nghiên cứu và cảnh báo động đất, sóng thần. Ngoài ra mỗi năm Chính phủ Nhật còn chi khoảng 20 triệu yên để duy trì đội ngũ làm việc tại trung tâm này. Có khoảng 1.000 hệ thống đo đạc, cảnh báo động đất được đặt trên khắp đất nước Nhật.
Cũng bởi những điều nói trên mà trận động đất mạnh 9.0 độ richter hôm 11-3 vừa qua được các chuyên gia nhận định là dù nó tàn phá nặng nề vùng Đông Bắc Nhật Bản song với tầm nhìn và kỹ năng phòng chống động đất, Nhật Bản đã hạn chế được rất nhiều thiệt hại về người.
Bài học nào cho Việt Nam
Tối 24-3 một chấn động mạnh cấp 5 đã làm rung chuyển nhiều tòa nhà cao tầng ở Hà Nội. Đây được coi là một dư chấn của trận động đất mạnh 7.0 độ richter có tâm chấn ở Burma, Myanmar, cách Hà Nội khoảng 600km. Chấn động ngay lập tức gây hoảng loạn với người dân ở các khu chung cư của Hà Nội.
Việt Nam bị chấn động từ động đất ở Burma, Myanmar
Hoảng loạn là điều dễ hiểu, bởi xưa nay, Việt Nam chưa từng có động đất (có chăng là những chấn động do ảnh hưởng của một trận động đất nào đó giống tối 24-3). Trong sự hoảng loạn, người dân ở Hà Nội đã làm gì?
Chạy ra khỏi nhà (mọi người phần lớn đã làm thế), trong lúc chạy thì cố gắng vào trong thang máy để xuống sân thật nhanh. Khi chạy thì chạy một cách hỗn loạn chứ không theo hàng lối… Tóm lại, người dân ở Hà Nội tối 24-3 đã tìm cách thoát khỏi nhà của mình theo bản năng. Vì họ ít hoặc không hề biết cách đối phó trong trường hợp xảy ra động đất nên cứ mạnh ai người ấy chạy.
Người dân Hà Nội hoảng loạn sau chấn động vì còn thiếu kỹ năng ứng phó
Vỏ trái đất đang có những biến đổi địa chất khó lường. Việt Nam dù nằm trong khu vực có nguy cơ xảy ra động đất thấp song với trận động đất 7.0 richter mà tâm chấn ở Burmam Myanmar (một quốc gia cũng chưa từng có động đất) thì… Việt Nam cũng không thể thản nhiên nghĩ rằng động đất không thể xảy ra.
Những cấu trúc ở Việt Nam từ trước đến nay ít hoặc không hề được thiết kế chống động đất. Người dân Việt Nam ít hoặc không hề được trang bị kỹ năng chống động đất. Chúng ta chưa thể đòi hỏi ngay được những điều tiên tiến về cảnh báo và phòng chống như Nhật, cũng không thể yêu cầu ngay lập tức các cấu trúc từ nay khi xây dựng phải áp dụng kỹ thuật chống động đất… Tuy nhiên, sự cấp thiết một bài học vỡ lòng về kỹ năng phòng chống động đất cho người dân Việt Nam, trẻ em Việt Nam phải sớm được bắt đầu.
Chúng ta đã có những bài học về an toàn giao thông trong trường học cho học sinh, có bài học về kỹ năng phòng chống cháy nổ trong cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, bệnh viện, nhà chung cư… cho từng công nhân, người dân và lập nên những đội phản ứng nhanh, thanh niên xung kích… Thế thì từ nay cần bổ sung thêm bài học về kỹ năng chống động đất. Làm thêm điều này có khó không? Xin thưa, không khó!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bạn có cảm thấy hoảng loạng khi chia tay?
Chia tay tình yêu có làm tinh thần bạn bị hoảng loạng? Phải mất khoảng bao lâu bạn mới phục hồi được chính mình? Bài trắc nghiệm nhỏ dưới đây sẽ giải đáp tâm lý của bạn khi thất tình.
Giả sử bạn hẹn gặp một hoàng tử trong cung nhưng đúng lúc đó vị hoàng hậu đáng sợ độc ác xuất hiện bên cạnh, bạn cảm thấy vị hoàng hậu này sẽ có những cách gì để hại bạn?
A. Dùng ma thuật để chia rẽ bạn và người tình
B. Nghĩ ra kế để hại bạn, nói bạn ăn cắp đồ vật quý báu trong cung
C. Nhốt bạn trong một gian phòng của tòa lâu đài
D. Phái người đi theo và ám sát bạn
Kết quả:
Đáp án A: Tuýp người này có lòng tôn trọng tương đối cao. Khi đối phương không còn tình yêu, bạn không muốn níu kéo, bạn cho rằng như thế không chút tự trọng, chính vì thế bạn nhẹ nhàng từ bỏ. Thậm chí tuýp này còn tỏ vẻ khoan dung nói không vấn đề gì và chúc phúc, hy vọng đối phương tìm được người tốt. Thực tế từ trong nội tâm lại hy vọng đối phương sẽ không thể tìm được người tốt hơn, mong muốn đối phương sẽ gặp nhiều trắc trở hơn.
Đáp án B: Trái tim của con người này vô cùng yếu mềm, chỉ cần đối phương quỳ gối khóc trước mặt để cầu xin, bạn sẽ ngay lập tức chuyển ý và quay lại. Cho dù đối phương mới lúc trước còn ầm ĩ cãi nhau, mong muốn chia tay và rời bỏ khiến bạn đau khổ. Nhưng chỉ cần đối phương khóc lóc và nói không thể sống thiếu bạn, muốn cùng bạn đi hết cuộc đời là con tim bạn một lần nữa yếu mềm. Chia tay và mất đi người yêu khiến bạn đau buồn và không thể chịu đựng. Vì thế bạn dễ bị đánh lừa bởi lời đường mật của đối phương khi họ quay lại.
Đáp án C: Tuýp người này cho rằng khi tình cảm đã qua đi không có cách nào để tiếp nhận và níu kéo nữa. Chia tay là điều khiến con người này đau khổ tột cùng và khó khống chế mặt tinh thần, có lẽ phải rất lâu mới phục hồi được tinh thần của mình.
Đáp án D: Nội tâm của con người này tương đối yếu mềm, không chịu nổi sự thất bại. Khi đối phương muốn rời xa, con người này sẽ nghĩ ra đủ tuyệt chiêu để níu kéo, thậm chí là cái chết khiến đối phương khó lòng rời xa. Ít nhất trong khoảng thời gian một tháng khi chia tay con người này sẽ đau khổ và đối phương sẽ không dám chia tay.
Theo Socola