Động đất, sóng thần Indonesia: Cặp đôi vỡ òa khi đoàn tụ sau 48 giờ mở từng túi xác tìm kiếm
Anh Azwan trải qua hai ngày đau đớn mở từng túi xác, đến từng bệnh viện tìm kiếm thông tin về vợ – chị Dewi sau trận động đất, sóng thần ngày 27.9 tại thành phố Palu, Indonesia.
Vợ chồng Azwan – Dewi đoàn tụ. Ảnh: AFP.
Ngồi bên cạnh vợ tại một quầy hàng nhỏ bên lề đường ở thành phố vừa bị động đất, sóng thần tàn phá của Indonesia, công chức 38 tuổi cố kìm xúc động và rơi nước mắt.
“Tôi rất hạnh phúc, rất xúc động. Ơn chúa tôi có thể gặp lại vợ mình” – Azwan chia sẻ với AFP.
Được biết, vợ anh – Dewi đang đăng ký cho những vị khách tham dự lễ hội tại một khách sạn ven biển khi động đất và sóng thần ập tới.
“Một con sóng ập tới và cuốn phăng tôi đi. Khi tỉnh lại, tôi thấy mình đang ở trên con đường trước cửa khách sạn. Tôi nhớ tiếng mọi người hét lớn: “Sóng thần, sóng thần”" – Dewi kể lại.
Vợ của công chức 38 tuổi người Indonesia cho biết, quần áo của cô bị rách tả tơi. Cô lang thang trên những con phố ngổn ngang đổ nát cho đến khi tìm thấy một điểm sơ tán. Cô ở lại qua đêm tại đây.
“Chẳng có thức ăn, không có nước uống. Chúng tôi được bảo chờ cho tới lúc an toàn, trong khi những dư chấn vẫn tiếp tục xảy ra” – cô nhớ lại.
Ở phía bên kia thành phố, chồng cô – Azwan, trong trạng thái lo lắng vô cùng khi vừa cùng con gái nhỏ tìm cách vượt qua trận động đất vừa bứt rứt không yên bởi chẳng có bất cứ tin tức gì về vợ mình.
Video đang HOT
Khi trời tối, anh bắt đầu đi tìm kiếm, kiểm tra từng thi thể, từng người bị thương tại các trung tâm y tế trong thành phố để tìm vợ mình.
“Khi tôi không thể tìm thấy vợ mình trong bất cứ bao nào, tôi trở lại bệnh viện, đến bệnh viện quân y và kiểm tra trong các nhà xác. Có rất nhiều thi thể ở đó” – anh nói.
Đến ngày 30.9, khi anh tuyệt vọng sau 48 giờ tìm kiếm, kiểm tra từng thi thể, vợ của Azwan xuất hiện trong tình trạng bị thương và khập khiễng đang hướng về ngôi nhà của mình.
“Khi cô ấy xuống xe máy, đó là cảm xúc vỡ òa. Mọi người đều khóc. Người thân của chúng tôi đều khóc và họ chạy đến ôm lấy cô ấy” – anh kể lại.
Dewi chia sẻ: “Ngay cả lúc này, tôi cũng không thể tin nổi mình còn sống”. Dù được đoàn tụ với gia đình nhưng cô vẫn đang vô cùng lo lắng bởi anh chị em của mình vẫn chưa được tìm thấy.
Theo số liệu mới nhất, hôm 2.10, số người chết do động đất và sóng thần ở Indonesia hôm 27.9 đã lên tới 1.234 người.
Văn phòng Liên Hợp Quốc về điều phối nhân đạo đã cảnh báo, 191.000 người đang cần sự giúp đỡ khẩn cấp, trong đó có 46.000 trẻ em và 14.000 người cao tuổi.
THANH HÀ
Theo Laodong
Động đất, sóng thần tại Indonesia: Số người thiệt mạng tăng lên 1.234 người
Ngày 2/10, Cơ quan Ứng phó thiên tai Indonesia cho biết số người chết vì thảm họa động đất, sóng thần ở đảo Sulawesi (Indonesia) đã tăng lên con số 1.234.
Trận động đất 7,5 độ Richter hôm 28/9 đã gây ra những đợt sóng thần cao đến 6 m, lũ lượt ập vào bờ và càn quét TP Palu, phía tây của đảo Sulawesi.
Người phát ngôn của Cơ quan Ứng phó thiên tai Indonesia Sutopo Purwo Nugroho cho biết tính đến chiều ngày 2/10 đã xác nhận được 1.234 người thiệt mạng.
Hiện giới chức Indonesia đang nỗ lực cung cấp lương thực, thực phẩm, viện trợ và các trang thiết bị cần thiết đến đảo Sulawesi. Ảnh: AP
Tuy nhiên, con số này không dừng lại ở đó, vì các đội cứu hộ vẫn chưa đến được nhiều khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi thảm họa động đất - sóng thần hôm 28/9.
Phát biểu tại cuộc họp của Chính phủ ngày 2/10, Tổng thống Joko Widodo yêu cầu tăng cường các đội cứu hộ đến đảo Sulawesi, tuyên bố sẽ tìm phải tìm được tất cả các nạn nhân.
"Một số ưu tiên hàng đầu hiện nay mà chúng ta phải giải quyết là di tản người dân, tìm và cứu những nạn nhân chưa được tìm thấy", ông Widodo nhấn mạnh.
Hội Chữ Thập Đỏ cảnh báo Indonesia đang phải đối mặt với "cơn ác mộng" thật sự. Các nhân viên của tổ chức này đã đến được một trong những khu vực bị phong tỏa, Donggala, nơi có khoảng 300.000 người ở phía bắc Palu và nằm sát tâm chấn. Theo phản hồi, Donggala bị tàn phá nghiêm trọng.
Ngoài Palu, hai TP Donggala - gần tâm chấn nhất, chỉ 27 km - và Mamuju vẫn chưa được tiếp cận vì đường sá bị phong tỏa, điện và viễn thông bị cắt.
4 huyện bị thiệt hại nặng nề nhất có tổng số dân vào khoảng 1,4 triệu người.
Nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, ngày 2/10, lực lượng cứu hộ và tình nguyện viên ở TP Palu đã bắt đầu chôn cất hàng trăm nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa kép động đất và sóng thần vừa qua.
Chính quyền địa phương đã cho đào một mộ chôn tập thể trên đồi Poboya ở ngoại ô thành phố Palu. Khu mộ rộng 10 m và dài gần 100 m, có khả năng chứa gần 1.300 thi thể.
Chính quyền địa phương đã cho đào một mộ chôn tập thể trên đồi Poboya ở ngoại ô TP Palu. Khu mộ rộng 10 m và dài gần 100 m, có khả năng chứa gần 1.300 thi thể.
Trước đó, hôm 1/10, Chính phủ Indonesia thông báo đồng ý chấp nhận hỗ trợ từ nước ngoài giúp khắc phục thảm họa kép động đất - sóng thần ở Trung Sulawesi.
Hiện đã có một số quốc gia cam kết hỗ trợ Indonesia khắc phục thảm họa động đất - sóng thần. Hàn Quốc đã đề nghị được đóng góp 1 triệu USD, đồng thời đang cân nhắc đưa một đội cứu hộ đến khu vực.
Ủy ban châu Âu (EC) thông báo sẽ giúp 1,5 triệu euro (1,7 triệu USD), sẽ triển khai chuyên gia về cứu trợ nhân đạo đến vùng thảm họa giúp điều phối công tác khắc phục thảm họa này.
Bên cạnh đó, EC cũng sẽ kích hoạt dịch vụ bản đồ vệ tinh khẩn cấp Copernicus hỗ trợ Indonesia định vị các địa điểm bị thảm họa. "Trung tâm Phối hợp đối phó khẩn cấp 24/7 của ủy ban đang theo dõi chặt diễn biến và sẵn sàng trợ giúp thêm nếu được yêu cầu" - EC cho biết.
Theo kinhtedothi
Đỉnh điểm tang thương trong thảm họa ở Indonesia: Phát hiện 34 thi thể sinh viên dưới đống đổ nát Lực lượng cứu hộ Indonesia phát hiện thi thể 34 sinh viên dưới đống đổ nát của một nhà thờ sau thảm họa động đất, sóng thần ở đảo Sulawesi hôm 28/9. "34 thi thể đã được tìm thấy. Họ nằm trong số 86 sinh viên được thông báo mất tích tại khu cắm trại ở Trung tâm Đào tạo Giáo hội Jonooge,...