Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Ngăn chặn thông tin sai lệch trên mạng xã hội
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ thông báo đã bắt giữ 78 người với cáo buộc đăng tải trên truyền thông xã hội những thông tin kích động, gây sợ hãi và hoảng loạn trong công chúng liên quan trận động đất kinh hoàng xảy ra tuần trước.
Cảnh đổ nát sau trận động đất tại Antakya, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 10/2/2023. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo đó, Cơ quan An ninh Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ đã phát hiện 613 người có hành vi đăng tải những thông tin kích động, trong đó đã tiến hành quy trình pháp lý với 293 người. Từ đó, Công tố viên phụ trách đã yêu cầu bắt giữ 78 người, với 20 người bị tạm giữ chờ đưa ra xét xử. Ngoài ra, 46 trang web cũng đã bị lực lượng chức năng đóng do có hành động kêu gọi và gian lận tài trợ cho các nạn nhân động đất, 15 tài khoản mạng xã hội giả mạo là cơ quan chính thống cũng đã bị dỡ bỏ.
Tháng trước, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua luật cho phép bắt giữ nếu có hành vi lan truyền thông tin giả mạo, sai sự thực, với mức tù giam có thể lên đến 3 năm. Hồi tuần trước, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã phải chặn tiếp cận mạng xã hội Twitter trong vòng 12 giờ vì xuất hiện quá nhiều thông tin giả mạo.
Chia sẻ trên Twitter ngày 13/2, Giám đốc Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ Fahrettin Altun cho biết tình trạng nhiễu loạn thông tin đang diễn ra nghiêm trọng. Theo ông Altun, trong vòng 1 tuần sau khi xảy ra động đất, chính phủ đã nhận được báo cáo về 6.200 nội dung thông tin và tin tức sai sự thực. Do đó, nhà chức trách sẽ đăng các trang đính chính thông tin hằng ngày để người dân tiện theo dõi tin tức chính thống.
Tính đến ngày 15/2, số nạn nhân thiệt mạng trong trận động đất có độ lớn 7,8 xảy ra ngày 6/2 tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã lên đến trên 41.000 người trong khi có những quan ngại con số trên sẽ còn tiếp tục tăng. Những người sống sót cũng đối mặt với khủng hoảng về thực phẩm và nơi tạm trú, với tiết trời giá lạnh càng khiến điều kiện sinh hoạt thêm khắc nghiệt.
Video đang HOT
Số nạn nhân thiệt mạng sau trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria áp sát mốc 10.000 người
Số người thiệt mạng vì thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ - Syria đã áp sát mốc 10.000 người, trong khi các chuyên gia cho rằng lực lượng cứu hộ chỉ còn rất ít thời gian.
Người phụ nữ bật khóc bên tòa nhà bị sập sau trận động đất ở Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 8/2. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), các gia đình ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã trải qua những đêm lạnh thấu xương, khi lực lượng cứu hộ phải chạy đua với thời gian để đưa người bị nạn thoát khỏi đống đổ nát, sau khi trận động đất kinh hoàng đã khiến 10.000 người thiệt mạng.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, hàng chục thi thể - một số được phủ chăn và ga trải giường, số khác được đặt trong túi đựng xác - xếp thành hàng dài bên ngoài một bệnh viện ở tỉnh Hatay.
Nhiều người trong vùng thảm họa đã phải ngủ trong ô tô, thậm chí trên đường phố, họ không dám quay trở lại các tòa nhà đã bị hư hại nặng nề bởi trận động đất có độ lớn 7,8 - trận động đất kinh hoàng nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1999.
Lực lượng cứu hộ Thổ Nhĩ Kỳ và nước láng giềng Syria cảnh báo rằng số người chết còn tiếp tục tăng, vì lực lượng cứu hộ vẫn chưa thể tiếp cận nhiều khu vực.
"Chúng tôi chưa nhận được lều và thưc phẩm", bà Melek, 64 tuổi, cư dân thành phố Antakya, miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, nói và cho biết thêm rằng bà chưa thấy bất kỳ đội cứu hộ nào. "Chúng tôi chưa được phân phát lương thực, không giống như những thảm họa trước đây ở đất nước chúng tôi. Chúng tôi sống sót sau trận động đất, nhưng chúng tôi có thể sẽ chết vì đói hoặc lạnh ở đây".
Với những thiệt hại ngày càng rõ ràng của thảm họa, tính đến ngày 8/2, số người thiệt mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng lên ít nhất 7.100 người. Tại Syria, con số được xác nhận đã tăng lên trên 2.500 chỉ sau một đêm, theo Chính phủ Syria và một cơ quan cứu hộ hoạt động ở vùng Tây Bắc do phiến quân kiểm soát.
Trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và miền Bắc Syria đã kéo sập hàng nghìn tòa nhà - bao gồm bệnh viện, trường học và khu chung cư, làm hàng chục nghìn người bị thương và khiến vô số người mất nhà cửa.
Người đàn ông lặng lẽ đứng nhìn khung cảnh nhói lòng trong đống đổ nát ở Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại 10 tỉnh. Trong khi đó, Hải quân nước này đã điều các tàu chở máy móc hạng nặng, chăn, máy phát điện, thực phẩm, đến vùng thảm họa. Cơ quan ứng phó tình trạng khẩn cấp nước này cũng điều thêm 16.000 nhân viên, 3.000 máy móc và 600 cần cẩu riêng cho nhiệm vụ di dời các mảnh vỡ.
"Chúng ta đang đối mặt với một trong những thảm họa lớn nhất từ trước đến nay trong khu vực", Tổng thống Erdogan nói.
Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cho biết khoảng 13,5 triệu người đã bị ảnh hưởng trong khu vực trải dài khoảng 450 km từ Adana ở phía Tây đến Diyarbakir ở phía Đông. Cơ quan quản lý thiên tai của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết số người bị thương là trên 38.000 người.
Tại Syria, trận động đất đã khiến nhiều người dân ở tận phía Nam Hama thiệt mạng, cách tâm chấn trận động đất khoảng 100 km. Trong khi đó, nỗ lực cứu hộ gặp nhiều khó khăn bởi vị trí của các khu vực động đất, vốn bao gồm cả vùng chính phủ kiểm soát và phe đối lập kiểm soát. Chưa kể cửa khẩu viện trợ duy nhất được Liên hợp quốc phê duyệt giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đã bị đóng do thiệt hại từ động đất.
Tại thị trấn Jandaris ở miền Bắc Syria, nhân viên cứu hộ và người dân cho biết hàng chục tòa nhà đã bị sập.
Các nhân viên cứu hộ đã phải vật lộn để tiếp cận một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đường xá bị phá hủy, thời tiết xấu và thiếu nguồn lực cũng như thiết bị hạng nặng. Một số khu vực không có nhiên liệu và điện.
Đứng quanh đống đổ nát của tòa nhà 32 căn hộ, lực lượng cứu hộ cho biết họ không thấy ai còn sống. Việc thiếu thiết bị hạng nặng để di chuyển các tấm bê tông lớn đang cản trở nỗ lực cứu hộ.
Các quan chức cứu trợ bày tỏ mối quan ngại đặc biệt về tình hình ở Syria, nơi nhu cầu nhân đạo đã lớn hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ khi nổ ra cuộc nội chiến chia rẽ quốc gia và làm phức tạp thêm nỗ lực cứu trợ.
Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết các nỗ lực cứu hộ đang phải chạy đua với thời gian, cơ hội tìm thấy những người sống sót đang trôi đi từng phút từng giờ.
Thảm hoạ động đất: Bé gái Syria 5 tuổi che chắn cho em trai giờ ra sao? Bé gái Jinan, 5 tuổi, được kéo ra khỏi đống đổ nát cùng em trai Abdullah sau trận động đất ở Syria và đang nhập viện với vết thương nặng ở chân. Báo The Guardian ngày 14-2 cập nhật tình hình của bé gái Jinan, hiện nằm viện với vết thương nghiêm trọng ở chân. Trong khi đó, em trai của Jinan, Abdullah,...