Động đất ở Sông Tranh còn mạnh thêm và kéo dài vài năm nữa
Trong những năm tới sẽ còn diễn ra động đất có thể với cường độ mạnh hơn, tuy nhiên sẽ không gây nguy hiểm cho thủy điện Sông Tranh 2. Dù vậy vẫn cần tiến hành các biện pháp di dân để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Đó là khẳng định của TS Nguyễn Hồng Phương , Phó Giám đốc Trung tâmBáo tin động đấtvà cảnh báosóng thần – Viện Vật lý địa cầu. Ông Phương xác nhận, trận động đất mạnh xảy ra lúc 14h25 chiều 15/11 là khoảng 4,7 độ richter, độ sâu chấn tiêu 6 km, tâm chấn ở vùng lòng hồ cách tuyến đập Sông Tranh 2 ( huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) khoảng 1 km về phía thượng lưu. Đây là trận động đất có cường độ lớn nhất từ trước đến nay tại khu vực này.
Ngay trong chiều 15/11, Viện Vật lý địa cầu đã cử đoàn công tác gồm 4 chuyên gia vào huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) để đánh giá mức độ ảnh hưởng, xác định cụ thể tâm chấn, kịp thời cảnh báo những trận động đất tiếp theo xảy ra ở đây. Ông Phương thẳng thắn cho biết, trong 2-3 năm tới sẽ còn tiếp diễn những trận động đất kích thích kiểu này và khả năng có thể còn mạnh hơn nữa. Tuy nhiên mức độ động đất đến một lúc nào đó sẽ tiệm cận đến ngưỡng trên cùng và giảm dần đi. Dù vậy, theo ông Phương, thủy điện Sông Tranh 2 đã được thiết kế kháng chấn ở mức 5,5 độ richter. Với các trận động đất dưới cấp độ này, đập Thủy điện Sông Tranh 2 vẫn ở trong mức an toàn cho phép.
Liên tiếp diễn ra động đất khiến cuộc sống người dân huyện Bắc Trà My đảo lộn.
“Thiết kế kháng chấn này dựa vào các vết kiến tạo đứt gãy được Viện Vật lý địa cầu tiến hành khảo sát từ năm 2003. Từ đó cho đến nay chưa có thêm cuộc khảo sát nào tương tự” – ông Phương cho biết. Ông Phương cũng thừa nhận, ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 đã xuất hiện nhiều đới đứt gãy mới bộc lộ do rung chấn, trong đó có những vết đứt gãy chỉ cách thân đập 2km.
Video đang HOT
Được biết, hiện trong 5 trạm quan trắc động đất ở huyện Bắc Trà My đã có 3 trạm đi vào hoạt động và truyền số liệu động đất về Viện Vật lý địa cầu. Máy móc thiết bị của 2 trạm còn lại đang sử dụng cho công tác quan trắc ở thân đập thủy điện Sông Tranh 2, phục vụ công tác khảo sát của đoàn chuyên gia Nga.
Đêm 15/11, sau khi trận động đất mạnh diễn ra tại huyện Bắc Trà My, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng – Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Nhà nước – đã chủ trì cuộc họp khẩn cấp với Hội đồng cùng một số chuyên gia để bàn biện pháp ứng phó. Ngay sau đó, Ban quản lý dự án đã thông báo, kết quả kiêm tra trực tiếp tại khu vực đập cho thấy không có biên dạng bất thường và lượng nước thâm vân bình thường.
Sáng 16/11, trao đổi về vấn đề này bên lề kỳ họp Quốc hội, đại biểu Phạm Trường Dân (tỉnh Quảng Nam) bày tỏ quan điểm không lạc quan về độ an toàn của thủy điện Sông Tranh 2. Ông Dân cho biết, hiện hàng nghìn ngôi nhà trên địa bàn Quảng Nam đang nứt do động đất.
“Hiện đập Sông Tranh không xả nước được do không có cửa xả, do đây là đập đầm lăn, không có đập tràn như các công trình thủy điện khác. Đập đang chứa 230 triệu khối nước, cao trình hơn 140 m, giờ muốn xả nước chỉ bằng cách khoan cắt bê tông. Tôi đề nghị phải tính toán đến vấn đề an dân khi triển khai các dự án về kinh tế, cái rõ ràng nhất là thủy điện Sông Tranh do không tính toán kỹ nên đã gây ảnh hưởng đến người dân, không chỉ thiệt hại về kinh tế mà còn thiệt hại về tinh thần. Phải đặt sự an toàn của người dân lên hàng đầu” – ông Dân nhấn mạnh.
Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương (TPHCM) cũng cho rằng nên dừng lại công trình thủy điện Sông Tranh 2. “Thiên tai đã có dấu hiệu bất thường trong khi khả năng con người là hữu hạn. Ngay cả nước Nhật hiện đại thế mà cũng không lường được về sóng thần. Dừng và bỏ thủy điện Sông Tranh là mất 2.500 tỉ, nhưng 10.000 tỉ thì cũng phải bỏ vì an toàn là trên hết” – ông Đương bức xúc.
Theo Dantri
Động đất sẽ tiếp diễn tại Bắc Trà My
Hôm 21.9, Viện Vật lý địa cầu đã công bố báo cáo chính thức về kết quả khảo sát động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2, H.Bắc Trà My (Quảng Nam).
Sơ đồ đường đẳng chấn động mạnh 4,2 độ Richter xảy ra tối 3.9.2012 - Nguồn: Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần
Theo TS Lê Huy Minh - Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Trưởng đoàn khảo sát - qua khảo sát cho thấy các trận động đất xảy ra trong thời gian gần đây ở khu vực H.Bắc Trà My được tái khẳng định là động đất kích thích liên quan tới việc tích nước hồ thủy điện Sông Tranh 2. Số lượng các trận động đất xảy ra trong thời kỳ trước và sau khi Thủy điện Sông Tranh 2 tích nước phần nào "nói" lên điều này.
Chưa tích nước
Chiều 21.9, ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND H.Bắc Trà My, cho biết đã nhận được thông tin về việc chưa cho tích nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 từ đoàn công tác tại Hà Nội. Ông Đinh Văn Thu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, dự họp tại Hà Nội xác nhận thông tin này và cho biết thêm: "Tại cuộc họp, dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, các bên liên quan đến vấn đề thủy điện Sông Tranh 2 đã nghe các bộ báo cáo tình hình. Phó thủ tướng yêu cầu tiếp tục theo dõi tình hình động đất. Trong thời gian này, chưa tích nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2".
Hoàng Sơn
Theo TS Minh, từ năm 1715 đến năm 2003 (trước khi có thủy điện Sông Tranh 2) tại khu vực đập thủy điện Sông Tranh 2 và lân cận chỉ xảy ra 8 trận động đất. Mức độ hoạt động địa đất trong khoảng thời gian này là không cao nhưng cũng đã có động đất xảy ra, trong đó có trận động đất xảy ra vào ngày 25.7.1957 mạnh 4,8 độ Richter gây nên chấn động cấp 6.
Từ khi Thủy điện Sông Tranh 2 bắt đầu tích nước (ngày 29.11.2010), theo chính quyền địa phương và người dân, thì vào khoảng tháng 3.2011 có biểu hiện của hoạt động động đất như có tiếng nổ và rung động nhẹ nhưng mọi người đều nghĩ đó là do nổ mìn. Chỉ tới tháng 11.2011 khi hai trận động đất có cường độ mạnh 3,4 độ Richter xảy ra thì các hiện tượng phát nổ và rung động kèm theo ở khu vực lâu nay mới được khẳng định là do động đất.
Tổng hợp số liệu ghi được tại các trạm địa chấn quốc gia và các số liệu máy gia tốc đặt ở khu vực đập thủy điện Sông Tranh 2 cho thấy, từ ngày thủy điện này tích nước cho đến ngày 7.9.2012 đã ghi nhận được 59 trận động đất ở khu vực H.Bắc Trà My và lân cận. Các nhà khoa học lưu ý trong thời gian tới, tại khu vực này, động đất kích thích vẫn tiếp tục xảy ra, thậm chí có thể mạnh hơn, nhưng khó có thể vượt quá giá trị động đất cực đại đã đánh giá (5,5 độ Richter).
Viện Vật lý địa cầu đề nghị Tập đoàn điện lực Việt Nam lắp đặt bổ sung thêm 2 máy gia tốc đặt ở ngoài xa khu vực đập để có số liệu gia tốc nền khu vực đập và phối hợp với Viện triển khai ngay việc lắp đặt các trạm quan sát động đất khu vực H.Bắc Trà My và lân cận.
Theo TS Minh, đoàn khảo sát đã tìm kiếm vị trí để lắp đặt 5 máy ghi động đất trong thời gian tới trong khuôn khổ đề tài cấp nhà nước mà Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt chủ trương. Trong đó, 1 trạm đặt tại Trà Đốc (trạm trung tâm ở khu vực gần đập), các trạm còn lại đặt tại Trà Giác, Trà Mai, Trà Bui và Tiên Lãnh.
Theo TNO
Động đất ở Sông Tranh 2 chưa thể gây đổ nhà! Đó là ý kiến của TS Lê Huy Minh - Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu- trả lời trên bản tin thời sự VTV1 tối qua (23.10), sau trận động đất vừa xảy ra đêm trước. Trong khi đó, người dân Bắc Trà My lo sợ: Rồi nhà sẽ đổ nếu còn động đất. Các đới đứt gãy hoạt động khu...