Động đất ở Nepal: “Một phần lịch sử” đã bị xóa sổ
Trận động đất 7,8 độ richter đã khiến nhiều công trình lịch sử và tôn giáo thiêng liêng của Nepal trở thành đống đổ nát.
Đây là trận động đất tệ nhất trong vòng 80 năm qua tại Nepal. Thảm họa này đã khiến hơn 3.000 người thiệt mạng và phá hủy rất nhiều địa danh mang tính biểu tượng của đất nước này, thậm chí có những địa danh đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Những bức ảnh dưới đây sẽ cho độc giả thấy những thiệt hại mà trận động đất gây ra cho đất nước Nepal (ảnh chụp các địa danh trước và sau khi xảy ra thảm họa):
Tháp Dharahara, công trình mang tính biểu tượng cho Nepal, được xây dựng từ năm 1832, bị phá huỷ gần như toàn bộ. (Ảnh: Alamy, EPA)
Phần còn lại của tháp Dharahara. (Ảnh: AP)
Quảng trường Kathmandu Durbar, trái tim của thủ đô Kathmandu, nơi bao gồm nhiều công trình kiến trúc cổ. (Ảnh: Wikipedia)
Video đang HOT
Giờ đây quảng trường Kathmandu Durbar gần như bị san phẳng. (Ảnh: EPA)
Quảng trường Bhaktapur Durbar trước đây tấp nập người qua lại, đây là một trong những nơi mà người dân thủ đô Kathmandu thường xuyên lui tới. (Ảnh: Alamy)
Sau trận động đất, quảng trường Bhaktapur Durbar chỉ còn lại đống gạch vụn. (Ảnh: AP)
Quảng trường Patan Durbar trước động đất. (Ảnh: Alamy)
Quảng trường Patan Durbar trở thành đống hoang tàn sau động đất. (Ảnh:REX)
Một bức tượng của vị thần Hindu rơi khỏi bệ và vỡ tan. (Ảnh: Alamy, AP)
Mái của một ngôi đền gần như bị đổ sụp. (Ảnh: Tân Hoa xã)
Bảo tháp Syambhunaath, được biết đến là nơi thờ thần khỉ, nghiêng ngả sau cơn địa chấn. (Ảnh: Alamy, EPA)
Theo Phương Chi/VOV.VN
Đồng Nai xóa sổ làng gốm 300 tuổi
Trong danh sách di dời lần này có nhiều cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ hàng trăm năm gắn liền với lịch sử hình thành vùng đất Biên Hòa xưa.
Nhiều cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ truyền thống hàng trăm năm tuổi tại phường Tân Vạn, TP Biên Hòa phải di dời trong đợt này. Ảnh: Hoàng Trường
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ra quyết định buộc 185 cơ sở gây ô nhiễm môi trường, không phù hợp quy hoạch trong tương lai phải di dời ra khỏi khu đô thị. Trong đó có 37 cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ, 20 cơ sở giết mổ, 128 cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Trong đó nhiều lò gốm truyền thống hàng trăm tuổi gắn liền với lịch sử hình thành vùng đất Biên Hòa 300 năm phải ngừng hoạt động để vào cụm công nghiệp gốm sứ được quy hoạch tập trung tại xã Tân Hạnh, TP Biên Hòa. Dù đã có chính sách di dời từ nhiều năm nay song cụm công nghiệp hiện đại này vẫn đìu hiu, vắng vẻ do chưa có doanh nghiệp nào chịu vào do vốn đầu tư quá lớn.
Danh sách di dời lần này còn có hàng chục cơ sở, doanh nghiệp do Bộ Tài nguyên Môi trường và một số sở thuộc UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Những cơ sở này thường sản xuất quy mô lớn và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Thời điểm để các cơ sở này di dời là hết năm 2015. Một số đơn vị được gia hạn với thời gian dài hơn.
Hoàng Trường
Theo VNE
Nhật Bản có thể bị "xóa sổ" khỏi Trái đất trong khoảng 100 năm tới Các nhà khoa học vừa lên tiếng cảnh báo về tình trạng núi lửa hoành hành hiện nay sẽ khiến quốc gia "Mặt trời mọc" bị tổn thất nặng nề trong vòng 100 năm nữa. Theo một nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi các chuyên gia thuộc Đại học Kobe, Nhật Bản cho hay, ngay trong thế kỉ này sẽ có...