Động đất ở Morocco: Số người chết vượt 2000 người
Theo số liệu mới nhất do Bộ Nội vụ Morocco công bố, 2.012 người đã thiệt mạng và 2.059 người khác bị thương trong trận động đất lịch sử xảy ra đêm 8/9.
Quốc vương Mohammed VI quyết định quốc tang 3 ngày trên cả nước để bày tỏ sự tiếc thương các nạn nhân xấu số trong trận động đất.
Thông báo của Bộ Nội vụ Morocco cho biết, phần lớn số người thiệt mạng được ghi nhận tại vùng Al Haouz và trong số những người bị thương có hàng trăm trường hợp nguy kịch. Ngoài ra, còn nhiều người được xác định vẫn đang bị vùi lấp trong các đổng đổ nát do động đất.
Video đang HOT
Lực lượng cứu hộ triển khau hoạt động tìm kiếm sau trận động đất ở Amizmiz, Morocco, ngày 9/9/2023. Ảnh: Reuters
Công tác cứu hộ với nòng cốt là hàng nghìn binh sỹ và lính cửu hỏa, được tiến hành liên tục xuyên đêm để tìm kiếm những người còn sống sót. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin khu vực, lực lượng cứu hộ chưa thể tiếp cận một số cộng đồng dân cư thuộc khu vực gần tâm chấn động đất do đường xá bị chia cắt vì đất đá lở. Cơ quan chữ thập đỏ Ma-rốc lo ngại con số thương vong có thể tiếp tục tăng lên trong những giờ tới sau khi lực lượng cứu hộ tiếp cận được các cộng đồng dân cư bị tàn phá nặng nề nhất nằm sâu trong các khu vực vùng núi hẻo lánh.
Trong chỉ thị đặc biệt tối qua, Quốc vương Morocco Mohammed VI yêu cầu tập trung mọi nguồn lực và đẩy nhanh công tác cứu hộ, tìm kiếm và hỗ trợ người bị nạn. Quốc vương Mohammed VI cũng yêu cầu thành lập Ủy ban đặc trách công cuộc tái thiết sau động đất với nhiệm vụ ban đầu là xây dựng nhà ở cho những người dân bị mất nhà cửa tại khu vực bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, các nguồn tin tại vùng gần tâm chấn động đất cho biết, hàng nghìn cư dân quyết định tiếp tục ngủ lại ngoài trời đêm thứ hai liên tiếp do lo sợ dư chấn của động đất có thể khiến các tòa nhà trong khu vực tiếp tục đổ sập. Trước đó, Viện địa chất quốc gia Morocco cảnh báo các dư chấn của động đất có thể kéo dài trong nhiều tuần, thậm chí vài tháng mới kết thúc hoàn toàn.
Cho đến đêm qua, hàng chục quốc gia và tổ chức quốc tế đã gửi điện chia buồn và bày tỏ tình đoàn kết với người dân và đất nước Morocco. Trong đó, nhiều quốc gia khu vực tuyên bố sẵn sàng gửi các lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp cùng hàng viện trợ nhân đạo tới trợ giúp Morocco khắc phục hậu quả động đất.
Trận động đất 7,2 độ đêm 8/9 là trận động đất mạnh nhất xảy ra tại Morocco trong hơn 1 thế kỷ qua. Theo đánh giá của Tổ chức Chữ thập đỏ quốc tế, công tác khắc phục hậu quả động đất có thể phải kéo dài trong nhiều năm.
WB ước tính Syria cần 7,9 tỷ USD trong 3 năm để tái thiết sau thảm họa động đất
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 20/3 cho biết các trận động đất kinh hoàng hồi tháng 2 vừa qua sẽ khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Syria giảm 5,5% trong năm 2023 và nước này cần 7,9 tỷ USD trong 3 năm để tái thiết.
Cảnh đổ nát sau thảm họa động đất tại làng Atarib, tỉnh Aleppo, Syria, ngày 14/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, WB đã dự báo GDP trong năm 2023 của Syria sẽ giảm 3,2% do xung đột vũ trang tiếp diễn, giá năng lượng và lương thực tăng cao cũng như tình trạng hạn hán dẫn đến mất mùa.
Các tác động tiêu cực của động đất khiến GDP của Syria thu hẹp thêm 2,3% nữa, theo đó giảm 5,5% trong năm nay, khiến tình hình nước này tồi tệ hơn nữa sau 12 năm xung đột.
Theo báo cáo Đánh giá nhanh về Thiệt hại và Nhu cầu của WB, thảm họa động đất vừa qua khiến Syria thiệt hại tổng cộng 5,2 tỷ USD, bao gồm 3,7 tỷ USD về hạ tầng và 1,5 tỷ USD về các vấn đề kinh tế liên quan khác. Các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là nhà ở, giao thông, môi trường và nông nghiệp.
Theo WB, trong số 7,9 tỷ USD ước tính cần để tái thiết, cần dùng 3,7 tỷ USD trong năm đầu tiên và 4,2 tỷ USD sử dụng 2 năm tiếp theo. Trong đó, ngành nông nghiệp có nhu cầu lớn nhất (27%), tiếp theo là nhà ở (18%), bảo trợ xã hội (16%) và giao thông (12%).
Tuyên bố của WB nhấn mạnh: "Sự suy giảm kinh tế gia tăng chủ yếu do các cơ sở hạ tầng bị phá hủy và các hoạt động thương mại bị đình trệ". Ngân hàng này cũng cảnh báo: "Lạm phát sẽ tăng đáng kể, chủ yếu do khan hiếm hàng hóa, chi phí vận chuyển tăng và nhu cầu chung về vật liệu tái thiết tăng".
Thảm họa động đất đã cướp đi sinh mạng của gần 6.000 người và khiến hàng nghìn người bị thương tại Syria. Gần 1.800 tòa nhà bị sập và nhiều cơ sở hạ tầng hư hại nghiêm trọng. Việc ổn định cuộc sống cho người dân tại các vùng bị ảnh hưởng và tái thiết cơ sở hạ tầng là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, bất ổn chính trị và khủng hoảng kinh tế ở Syria đang khiến cho quá trình phục hồi sau động đất ở nước này trở nên khó khăn hơn nhiều. Các nỗ lực cứu trợ, tái thiết, xây dựng lại nhà cửa và ổn định cuộc sống cho người dân sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, trong bối cảnh khu vực Tây Bắc Syria hiện vẫn do các lực lượng đối lập kiểm soát.
LHQ tiếp tục tăng cường viện trợ nhân đạo cho Syria Ngày 16/3, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết dù còn nhiều thách thức, song các nhân viên hỗ trợ nhân đạo tại Syria vẫn đang đẩy mạnh vận chuyển hàng cứu trợ cho các nạn nhân sau thảm họa động đất vào tháng 2 vừa qua. Lều trại dành cho người dân bị...