Động đất Nepal: Thế giới khẩn trương cứu hộ
Sáng ngày 26.4, một quan chức bộ Nội vụ Nepal cho biết số nạn nhân thiệt mạng sau trận động đất kinh hoàng ngày 25.4 đã lên đến ít nhất 1.805 người. Nhiều nước đã cấp tốc gửi các toán cứu hộ cùng hàng cứu trợ sang khắc phục hậu quả động đất.
Hãng tin Reuters dẫn lời quan chức trên cập nhật rằng ít nhất 4.718 người đã bị thương trong trận động đất mạnh đến 7,8 độ Richter này. Dù vậy, tình hình thật sự có thể tồi tệ hơn rất nhiều trong bối cảnh rất ít thông tin được cập nhật ngay tại tâm chấn động đất cho tới giờ phút này. Hệ thống giao thông liên lạc, hạ tầng bị phá hủy là nguyên nhân.
Nơi đây từng là nhà của bà cụ này – Ảnh: Reuters
Giám đốc Tổ chức Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tại châu Á – Thái Bình Dương, Jagan Chapagain bày tỏ lo ngại về số phận của người dân các ngôi làng gần tâm chấn, nằm cách thủ đô Kathmandu chừng 80 km.
Hôm nay 26.4, các cuộc tìm kiếm, cứu hộ đang diễn ra trong hối hả lẫn tuyệt vọng.
Tính tới giờ phút này, đây được xem là trận động đất kinh hoàng nhất trong 81 năm qua ở Nepal. Vào năm 1934, khoảng 8.500 người đã thiệt mạng trong một trận động đất. Thế nhưng chưa ai dám chắc là tình hình sẽ đỡ tồi tệ hơn 81 năm trước một khi tất cả các con số được thống kê lại đầy đủ.
Không chỉ ở tâm chấn và các vùng lân cận, dư chấn làm thiệt mạng rất nhiều nạn nhân cả ở Ấn Độ, Bangladesh, Tây Tạng (Trung Quốc) cũng như trên ngọn núi Everest cao nhất thế giới ở Nepal.
Nhiều đoàn cứu hộ quốc tế đang chung tay với người dân Nepal trong giờ phút khó khăn này – Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Lực lượng đặc nhiệm số 1 của bang Virginia, Mỹ chuẩn bị đồ đạc tại Chantilly, Virginia để lên đường sang cứu hộ nạn nhân động đất ở Nepal ngày 25.4 – Ảnh: AFP
Đêm qua 25.4, hàng ngàn người phải qua đêm trong cái lạnh cắt da cắt thịt trên các vỉa hè, sân vận động, cánh đồng…
“Đất nước chúng tôi đang trong cơn khủng hoảng và chúng tôi cần sự hỗ trợ, viện trợ rất lớn”, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nepal, ông Minendra Rijal phát biểu trên truyền hình Ấn Độ.
Các lãnh đạo nước ngoài và cơ quan nhân đạo quốc tế nhanh chóng hành động.
Những nước láng giềng của Nepal lập tức chung tay giúp Nepal khắc phục hậu quả. Ấn Độ đã đưa nhiều máy bay chở thiết bị y tế, một bệnh viện di động và đoàn phản ứng thảm họa gồm 40 người đến Nepal. Nhiều chó cứu hộ cũng được gởi sang.
Pakistan dùng 4 máy bay C-130 chở một bệnh viện dã chiến 30 giường bệnh và nhiều bác sĩ quân y, chuyên gia, thiết bị tìm kiếm và cứu hộ, chó nghiệp vụ, thực phẩm, lều trại, chăn mền đến Nepal. Trung Quốc cũng cử đoàn tìm kiếm và cứu hộ gồm 62 thành viên đến nước láng giềng.
Mỹ cam kết hỗ trợ ban đầu 1 triệu USD, trong khi Cơ quan phát triển quốc tế của nước này phái một đội tìm kếm và cứu hộ đến Nepal.
Tại châu Âu, Anh, Đức và Tây Ban Nha cũng đã cam kết hỗ trợ. Riêng Na Uy đã đưa ra con số viện trợ nhân đạo 3,9 triệu USD.
Israel cũng đã lên tiếng cam kết hỗ trợ Nepal khắc phục hậu quả của trận động đất kinh hoàng, theo BBC.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Động đất ở Nepal: Một quản lý của Google thiệt mạng trên núi Everest
Một quản lý của hãng Google, ông Dan Fredinburg được cho đã thiệt mạng sau trận lở tuyết trên núi Everest sau trận động đất kinh hoàng ở Nepal ngày 25.4. Google thông báo còn 3 nhân viên khác cũng đi cùng Fredinburg nhưng những người này đã an toàn và sẽ sớm được đưa về nhà.
Số người chết vì động đất ở Nepal đã lên đến 1.500, Nepal đã kêu gọi quốc tế hỗ trợ khẩn cấp - Ảnh: Reuters
Trong khi đó, các công ty tổ chức tour leo núi tại Mỹ hiện vẫn đang liên lạc với những người còn kẹt lại Everest bằng điện thoại vệ tinh.
Nhà leo núi Dave Hahn đăng tải trên mạng cho biết ông và 4 người khác trong nhóm đã ở tại trại 1 lúc trận động đất xảy ra và sau đó tuyết từ tất cả các vách núi đổ xuống nhưng may mắn mọi người vẫn an toàn.
Đến sáng 26.4, số người thiệt mạng vì trận động đất ngày 25.4 tại Nepal đã lên hơn 1.800 và hơn 4.700 người bị thương, theo BBC. Trong khi đó, các lực lượng cứu hộ đang nỗ lực liên lạc với những người leo núi kẹt lại sau trận lở tuyết trên núi Everest.
Trận động đất ngày 25.4 mạnh 7,9 độ richter đã làm nhiều thành phố tại Nepal trở nên tan hoang, nhà cửa sập đổ, nhiều tuyến đường nứt toác. Cảnh sát Nepal cho biết tính đến nay đã có gần 1.500 người thiệt mạng và con số này có thể tăng lên vì nhiều nạn nhân vẫn còn kẹt bên dưới các đống đổ nát.
Tại Ấn Độ, Bangladesh, Tây Tạng (Trung Quốc) và Pakistan đã có tổng cộng 60 người chết vì trận động đất này.
Em gái của ông Dan Fredinburg, nhà quản lý của Google viết trên Instagram về cái chết của anh mình vì động đất ở Nepal khi đang leo núi Everest ngày 25.4, với vết thương trên đầu quá nặng nên đã không qua khỏi - Ảnh chụp màn hình
Thi thể nạn nhân được đưa lên từ đống đổ nát tại thủ đô Kathmandu, Nepal sau trận động đất hôm 25.4 - Ảnh: Reuters
Trong khi đó, việc thiếu các trang thiết bị hỗ trợ khiến công tác tìm kiếm nạn nhân bị mắc kẹt trở nên khó khăn hơn. Cảnh sát cũng cho biết khoảng 4.700 người bị thương sau trận động đất. Nhiều thành phố tại miền bắc Ấn Độ cũng bị ảnh hưởng.
Tại núi Everest, trận động đất đã gây ra vụ lở tuyết lớn. Theo bộ Du lịch Nepal đánh giá vào thời điểm đó có ít nhất 1.000 người leo núi, trong đó khoảng 400 người nước ngoài, có mặt tại Everest. Một đội tìm kiếm thuộc quân đội Ấn Độ nói đã phát hiện 18 thi thể trên núi Everest sau vụ lở tuyết, tuy nhiên phía Nepal mới xác nhận có 10 người.
Tháng 4 là thời điểm leo núi thích hợp nhất tại Everest. Gần 1 năm trước, một trận lở tuyết đã khiến 16 người Nepal bỏ mạng tại ngọn núi này.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Công viên Tokyo nhiễm xạ bất thường Giới chức Nhật ngày 24.4 phong tỏa một công viên dành cho trẻ em tại thủ đô Tokyo sau khi phát hiện mức phóng xạ tại đây cao bất thường, theo Reuters. Giới chức quận Toshima (Tokyo) mặt tại địa điểm phát hiện mức phóng xạ cao bất thường - Ảnh: Reuters Cụ thể, nhà chức trách phát hiện lượng phóng xạ tại...