Động đất Nepal: Tháp em đổ sập theo tháp anh
Tòa tháp Dharahara, từng là tòa tháp cao nhất Nepal, đã đổ sập theo “người anh em của mình” sau trận động đất kinh hoàng ngày 25.4, chôn vùi hàng trăm sinh mạng.
Tòa tháp Dharahara được xây dựng từ thế kỷ 19 – Ảnh: chụp màn hình trang attractionsnepal.com
Thế giới vừa chứng kiến thêm một thảm họa thiên nhiên, cướp đi sinh mạng gần 2.000 người ở Nepal và một số nước lân cận. Trận động đất kinh hoàng ngày 25.4 cũng tàn phá nhiều công trình cổ xưa, trong đó có những di sản thế giới nổi tiếng được UNESCO công nhận, tất cả đều nằm ở thung lũng Kathmandu.
Tòa tháp Dharahara, hay còn gọi là tháp Bhimsen, từng là tòa tháp cao nhất ở Nepal đã đổ sập như chính “tòa tháp anh” của mình năm xưa, cũng vì động đất.
Người ta lâu nay chỉ thấy tháp Dharahara đứng một mình ở thung lũng Kathmandu, nhưng trên thực tế trước đây đó là tòa tháp đôi. Tòa tháp đầu tiên được cố Thủ tướng Nepal, Bhimsen Thapa cho xây dựng vào năm 1824 và tháp Dharahara được xây dựng ngay cạnh bên vào năm 1832.
Năm 1934, “người anh em” của tháp Dharahara bị hư hỏng sau một trận động đất, nhưng cả 2 vẫn tồn tại cùng nhau suốt 100 năm. Đến năm 1933, trận động đất lịch sử làm tòa tháp đầu tiên đổ sập hoàn toàn toàn. Thảm họa động đất năm đó cũng cướp đi sinh mạng của 16.000 người, theo Wall Street Journal.
Hình ảnh tan hoang của tòa tháp Dharahara sau trận động đất ngày 25.4.2015 – Ảnh: AFP
Video đang HOT
Sau trận động đất kinh hoàng ấy, tháp Dharahara chỉ còn lại 4 tầng nguyên vẹn. Thủ tướng Nepal lúc bấy giờ là ông Juddha Shumsher đã cho trùng tu lại tòa tháp, để có được hình hài 9 tầng, cao hơn 60 mét như ngày nay du khách vẫn thấy. Suốt gần 200 năm qua, tháp Dharahara sừng sững giữa Kathmandu và là một trong những công trình cao nhất tại đất nước Nepal.
Từ năm 2005 đến nay, du khách vẫn thích thú khi leo lên tầng 8 của tháp Dharahara và ngắm nhìn toàn cảnh thung lũng Kathmandu. Thế nhưng, chỉ sau một trận động đất ngày 25.4.2015, tòa tháp cổ đổ sập cùng những công trình kiến trúc hàng nghìn năm tuổi khác. Thủ đô Kathmandu của Nepal trở nên tan hoang và người ta chỉ còn có thể cầu mong không có thêm người nào mất đi mạng sống trong thảm họa thiên nhiên kinh hoàng này nữa.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Động đất Nepal: Thế giới khẩn trương cứu hộ
Sáng ngày 26.4, một quan chức bộ Nội vụ Nepal cho biết số nạn nhân thiệt mạng sau trận động đất kinh hoàng ngày 25.4 đã lên đến ít nhất 1.805 người. Nhiều nước đã cấp tốc gửi các toán cứu hộ cùng hàng cứu trợ sang khắc phục hậu quả động đất.
Hãng tin Reuters dẫn lời quan chức trên cập nhật rằng ít nhất 4.718 người đã bị thương trong trận động đất mạnh đến 7,8 độ Richter này. Dù vậy, tình hình thật sự có thể tồi tệ hơn rất nhiều trong bối cảnh rất ít thông tin được cập nhật ngay tại tâm chấn động đất cho tới giờ phút này. Hệ thống giao thông liên lạc, hạ tầng bị phá hủy là nguyên nhân.
Nơi đây từng là nhà của bà cụ này - Ảnh: Reuters
Giám đốc Tổ chức Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tại châu Á - Thái Bình Dương, Jagan Chapagain bày tỏ lo ngại về số phận của người dân các ngôi làng gần tâm chấn, nằm cách thủ đô Kathmandu chừng 80 km.
Hôm nay 26.4, các cuộc tìm kiếm, cứu hộ đang diễn ra trong hối hả lẫn tuyệt vọng.
Tính tới giờ phút này, đây được xem là trận động đất kinh hoàng nhất trong 81 năm qua ở Nepal. Vào năm 1934, khoảng 8.500 người đã thiệt mạng trong một trận động đất. Thế nhưng chưa ai dám chắc là tình hình sẽ đỡ tồi tệ hơn 81 năm trước một khi tất cả các con số được thống kê lại đầy đủ.
Không chỉ ở tâm chấn và các vùng lân cận, dư chấn làm thiệt mạng rất nhiều nạn nhân cả ở Ấn Độ, Bangladesh, Tây Tạng (Trung Quốc) cũng như trên ngọn núi Everest cao nhất thế giới ở Nepal.
Nhiều đoàn cứu hộ quốc tế đang chung tay với người dân Nepal trong giờ phút khó khăn này - Ảnh: Reuters
Lực lượng đặc nhiệm số 1 của bang Virginia, Mỹ chuẩn bị đồ đạc tại Chantilly, Virginia để lên đường sang cứu hộ nạn nhân động đất ở Nepal ngày 25.4 - Ảnh: AFP
Đêm qua 25.4, hàng ngàn người phải qua đêm trong cái lạnh cắt da cắt thịt trên các vỉa hè, sân vận động, cánh đồng...
"Đất nước chúng tôi đang trong cơn khủng hoảng và chúng tôi cần sự hỗ trợ, viện trợ rất lớn", Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nepal, ông Minendra Rijal phát biểu trên truyền hình Ấn Độ.
Các lãnh đạo nước ngoài và cơ quan nhân đạo quốc tế nhanh chóng hành động.
Những nước láng giềng của Nepal lập tức chung tay giúp Nepal khắc phục hậu quả. Ấn Độ đã đưa nhiều máy bay chở thiết bị y tế, một bệnh viện di động và đoàn phản ứng thảm họa gồm 40 người đến Nepal. Nhiều chó cứu hộ cũng được gởi sang.
Pakistan dùng 4 máy bay C-130 chở một bệnh viện dã chiến 30 giường bệnh và nhiều bác sĩ quân y, chuyên gia, thiết bị tìm kiếm và cứu hộ, chó nghiệp vụ, thực phẩm, lều trại, chăn mền đến Nepal. Trung Quốc cũng cử đoàn tìm kiếm và cứu hộ gồm 62 thành viên đến nước láng giềng.
Mỹ cam kết hỗ trợ ban đầu 1 triệu USD, trong khi Cơ quan phát triển quốc tế của nước này phái một đội tìm kếm và cứu hộ đến Nepal.
Tại châu Âu, Anh, Đức và Tây Ban Nha cũng đã cam kết hỗ trợ. Riêng Na Uy đã đưa ra con số viện trợ nhân đạo 3,9 triệu USD.
Israel cũng đã lên tiếng cam kết hỗ trợ Nepal khắc phục hậu quả của trận động đất kinh hoàng, theo BBC.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Động đất ở Nepal: Một quản lý của Google thiệt mạng trên núi Everest Một quản lý của hãng Google, ông Dan Fredinburg được cho đã thiệt mạng sau trận lở tuyết trên núi Everest sau trận động đất kinh hoàng ở Nepal ngày 25.4. Google thông báo còn 3 nhân viên khác cũng đi cùng Fredinburg nhưng những người này đã an toàn và sẽ sớm được đưa về nhà. Số người chết vì động đất...