Động đất Nepal: Số người chết hơn 7.000, hải quan gây khó cứu trợ quốc tế
Số người thiệt mạng trong vụ động đất ở Nepal hồi cuối tuần rồi tăng lên 7.040, một quan chức của Trung tâm Chiến dịch Khẩn cấp Quốc gia Nepal ngày 3.5 cho biết. Trong khi đó hải quan Nepal lại ngăn chặn, giữ hàng cứu trợ quốc tế tại sân bay thủ đô Kathmandu, gây cản trở công tác cứu trợ.
Trận động đất đã gây nhiều thiệt hại ở thủ đô Kathmandu và các nơi khác của Nepal – Ảnh: Reuters
Ngoài ra có trên 14.000 người khác bị thương trong trận động đất kinh hoàng 7,8 độ Richter xảy ra vào ngày 25.4 qua, vị quan chức trên cho AFP biết.
Công tác tìm kiếm cứu hộ chuyển hướng tập trung từ tìm kiếm người sống sót sang cứu trợ cho những nạn nhân động đất còn mắc kẹt ở những khu vực hẻo lánh. Chính quyền Nepal ngày 2.5 tuyên bố không có dấu hiệu cho thấy còn có người sống sót sau trận động đất.
Tuy nhiên, thân nhân của những người mất tích không từ bỏ hy vọng. “Tôi tin rằng chồng tôi vẫn còn bị mắc kẹt và sẽ được cứu sống”, bà Suntali Tamang cho biết. Chồng của bà là ông Langte (41 tuổi) được cho là bị mắc kẹt tại khu vực Gongabu, nơi tìm thấy nhiều người sống sót.
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc cảnh báo về cuộc chạy đua với thời gian ngăn chặn dịch bệnh bùng phát có thể ảnh hưởng đến khoảng 1,7 triệu trẻ em Nepal đang sống trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi trận động đất.
Video đang HOT
Một bé trai với bó rau nhận được từ cơ quan cứu trợ địa phương tại một ngôi làng bị trận động đất ở Nepal tàn phá – Ảnh: Reuters
Theo AFP ngày 3.5, hàng chục ngàn người dân Nepal đang phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất ở Kathmandu vì mất nhà cửa, lo sợ những đợt dư chấn.
Trong khi người dân Nepal đang cần hàng hóa cứu trợ, ông Jamie McGoldrick, một đại diện của LHQ, cho biết hải quan Nepal lại giữ hàng hóa cứu trợ quốc tế tại sân bay Kathmandu vì những quy định hải quân thông thường, ảnh hưởng đến công tác cứu trợ, theo Reuters.
Ông McGoldrick đề nghị chính quyền Nepal nên nới lỏng những quy định hải quan nghiêm ngặt, giúp hàng hóa cứu trợ sớm đến tay người dân nước này.
Phó Tổng thư ký LHQ phụ trách các vấn đề nhân đạo và điều phối cứu trợ khẩn cấp, bà Valerie Amos bày tỏ lo ngại khi hải quan Nepal gây cản trở công tác viện trợ quốc tế.
Theo ước tính của LHQ, 600.000 căn hộ bị phá hủy hay thiệt hại vì trận động đất tại Nepal. Có đến 8 triệu người dân bị ảnh hưởng bởi trận động đất và ít nhất 2 triệu người trong số này cần lều, thức ăn, nước uống, thuốc men trong vòng ba tháng tới, theo LHQ.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Mỹ điều động thủy quân lục chiến đến Nepal
Máy bay quân sự, các trang thiết bị hạng nặng và lính thủy quân lục chiến của Mỹ đang đổ về Nepal vào ngày 2.5 như một phần trong chiến dịch cứu trợ của Washington, một vị tướng Mỹ thông báo.
Máy bay lên thẳng đa năng Osprey của quân đội Mỹ - Anh: Reuters
Trận động đất mạnh 7,8 độ Richter tại Nepal vào ngày 25.4 đã cướp đi sinh mạng của 6.621 người và khiến hàng trăm ngàn người khác mất nhà.
Thiếu tướng Paul Kennedy thuộc Quân đoàn Thủy quân Lục chiến Mỹ xác nhận với Reuters rằng sẽ có 6 máy bay quân sự Mỹ, gồm 2 trực thăng, đến Nepal vào ngày 2.5, cùng 100 lính thủy đánh bộ và các thiết bị nâng dỡ. Động thái này được thực hiện theo một thỏa thuận đạt được với chinh phu Nepal hồi đầu tuần.
Quân đội Mỹ sẽ giúp quản lý nguồn hàng cứu trợ đến từ khắp nơi trên thế giới đang chất đống tại sân bay quốc tế duy nhất của quốc gia Himalaya. Chinh phu Nepal hiện đang chật vật trong việc phân phối hàng cứu trợ đến các vùng bị thiên tai kể từ sau khi thảm họa xảy ra.
"Việc mà bạn không hề muốn làm đó là chất thành một núi các nguồn hàng, chiếm mất chỗ của máy bay và những hàng hóa cứu trợ được đổ thêm vào Nepal", thiếu tướng Kennedy nói.
Chính chiếc máy bay vận tải C-130 chở vị thiếu tướng thủy quân lục chiến Mỹ này đã suýt cạn nhiên liệu khi phải bay vòng vòng trên bầu trời thủ đô Kathmandu để tìm chỗ đáp sau một chuyến bay dài từ căn cứ ở Okinawa (Nhât Ban), ông cho hay.
Một người Nepal nhặt nhạnh được những hạt thóc từ trong căn nhà đã bị đổ nát vì động đất của mình ở thành phố cổ Bhaktapur vào ngày 2.5 - Ảnh: Reuters
Ông Kennedy không nói rõ sự hiện diện của quân đội Mỹ sẽ còn tăng thêm bao nhiêu sau khi đã có 4 chiếc máy bay lên thẳng đa năng Osprey, 2 chiếc trực thăng Bell Huey và các xe nâng hàng để giúp sắp xếp hàng viện trợ tại sân bay.
Nhóm binh sĩ Mỹ, bao gồm cả các chuyên gia sửa chữa đường băng và được trang bị radar di động, sẽ được điều đến 2 sân bay cấp tỉnh ở Nepal để cải tạo chúng thành phi trường có thể tiếp nhận các máy bay vận tải hạng nặng hoạt động ngày đêm.
Thiếu tướng Kennedy cho biết Mỹ sẽ không can thiệp vào hoạt động không lưu tại sân bay Kathmandu vì điều này dính dáng đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Nepal.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Mỹ và 'thế giới hỗn loạn' giúp Trung Quốc bán được nhiều UAV "Thế giới hỗn loạn" cộng với việc Mỹ giới hạn xuất khẩu máy bay không người lái (UAV) làm gia tăng nhu cầu đối với các loại UAV quân sự giá rẻ do Trung Quốc sản xuất. Hai binh sĩ Trung Quốc đang điều khiển một UAV - Ảnh: Reuters Công nghệ UAV của Trung Quốc thua xa Mỹ và Israel; dù vậy...