Động đất mạnh nhất 40 năm tấn công nước Mỹ
Một trận động đất mạnh 6,9 độ vừa xảy ra tại đảo Hawaii Lớn, Mỹ, chỉ một ngày sau khi núi lửa Kilauea phun trào.
Theo BBC, trận động đất xảy ra hôm 4/5 với tâm chấn nằm ở sườn Đông Nam của núi lửa Kilauea. Đây là trận động đất mạnh nhất từng tấn công nước Mỹ kể từ năm 1975.
Chấn động đã gây ra tình trạng mất điện và khiến người dân bỏ chạy trong hoảng sợ khỏi các tòa nhà. Tuy nhiên, nhà chức trách không đưa ra cảnh báo sóng thần. Hiện chưa có báo cáo thương vong sau trận động đất.
Động đất xảy ra tại rìa phía Đông đảo Hawaii Lớn. Đồ họa: USSG.
Trận động đất mạnh 6,9 độ Richter xảy ra chỉ một ngày sau khi núi lửa Kilauea phun trào hôm 3/5. Tới nay, dung nham tiếp tục phun trào từ các miệng và khe nứt của núi lửa, có nơi quan sát được cột dung nham cao tới 30 m. Dung nham đã phá hủy một số ngôi nhà tại khu dân cư Leilani Estates. Các vụ phun trào lớn được dự đoán sẽ tiếp tục diễn ra trong những ngày tới.
“Cho tới khi các chấn động thưa đi và mặt đất ngừng rung lắc, chúng ta sẽ phải chứng kiến các trận động đất tiếp diễn”, Tina Neal, người đứng đầu cơ quan Giám sát động đất Hawaii, nói với Reuters.
Đảo Hawaii Lớn hiện trong trạng thái báo động cao. 6 khe nứt, mỗi khe dài hàng trăm mét, đã xuất hiện tại núi lửa Kilauea với dung nham trào lên có nhiệt độ ước tính 1.150 độ C. Một số khe nứt khác cũng xuất hiện nhưng chưa phun ra dung nham. Hoạt động địa chất bất thường và núi lửa phun trào được cảnh báo sẽ tiếp diễn.
Video đang HOT
Dung nham từ núi lửa Kilauea trên đường phố tại Hawaii. Ảnh: Reuters.
Nhà chức trách cho biết nồng độ khí sulphur dioxide trong không khí đang ở mức nguy hiểm khiến các đội cứu hộ không thể hoạt động. Hoạt động địa chất bất ổn và sự thức giấc của núi lửa Kilauea đã khiến 14.000 người phải đi sơ tán. Nhà chức trách cảnh báo người dân không trở lại khu vực gần núi lửa cho tới khi có thông báo mới.
Kilauea là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới nằm trong khu vực Công viên Núi lửa quốc gia Hawaii. Khoảng 63 km2 diện tích công viên này đã bị đóng cửa do “nguy cơ một đợt phun trào núi lửa và các hoạt động địa chất bất ổn”.
Núi lửa Kilauea từng nhiều lần phun trào trong quá khứ. Mỗi đợt phun trào thường diễn ra trong thời gian dài. Đợt phun trào núi lửa năm 1955 kéo dài trong 3 tháng đã chôn vùi khoảng 20 km2 diện tích hòn đảo dưới nham thạch.
Trong đợt phun trào tháng 12/2012, nham thạch từ núi lửa Kilauea trải rộng trên diện tích 125 km2, chôn vùi 14,3 km đường cao tốc dưới lớp nham thạch dày 35 m.
Theo Zing News
Trái đất quay chậm lại, 1 tỷ dân có thể gặp nguy hiểm ngay năm tới
Trái đất quay chậm lại kéo theo hàng chục trận động đất lớn nhỏ, đe dọa tính mạng 1 tỷ người sinh sống trong vùng nhiệt đới ngay trong năm tới.
Cảnh động đất tan hoang ở Iran khiến hàng trăm người thiệt mạng.
Những thay đổi dù nhỏ nhất trong chu kỳ quay của Trái đất cũng gây ra ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động địa chất trên bề mặt.Theo Daily Mail, nguyên nhân của thảm họa kinh hoàng này được cho là tác động từ việc Trái đất đang quay chậm lại.
Theo các nhà khoa học, Trái đất quay chậm lại là do tác động từ lực hấp dẫn của Mặt trăng gây ra hiện tượng thủy triều. Lực hấp dẫn này làm cho chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất chậm đi.
Thời gian Trái Đất thực hiện quay quanh trục thay đổi khoảng 1/1.000.000 giây mỗi ngày. Dù không giảm nhiều, nhưng thay đổi này có thể trở thành con số đáng kể trong tương lai.
Những thay đổi nhỏ trong chu kỳ tự quay của Trái đất cũng có thể ảnh hưởng đến bề mặt.
Các nhà khoa học tại Đại học Colorado và Đại học Montana, Mỹ cho biết, những biến động trên trục quay của Trái Đất dù chỉ là mili giây cũng có thể làm gia tăng các hoạt động địa chấn.
"Mối tương quan giữa chu kỳ quay của Trái Đất và động đất cho thấy thảm họa địa chấn này sẽ gia tăng mạnh vào năm 2018", tiến sĩ Roger Bilham đến từ Đại học Colorado nói.
Các chuyên gia tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Địa chất Mỹ nhận định, những thay đổi nhỏ về chu kỳ quay của Trái đất cũng có thể gây sự thay đổi về hình dạng của lõi sắt và niken ở lõi trong của hành tinh.
Các nhà khoa học ước tính năm 2018 sẽ có nhiều trận động đất hơn, ảnh huỏng đến cả khu vực nơi 1 tỷ dân sinh sống.
Điều này có thể kéo theo những thay đổi hay tác động nhất định lên các mảng kiến tạo trên bề mặt.Trái đất hiện đang quay dần chậm lại trong 4 năm qua.
"Mỗi năm có trung bình khoảng 15-20 trận động đất lớn trên thế giới, nhưng năm 2018 chúng ta có thể chứng kiến gần gấp đôi con số này", Nhà nghiên cứu Bilham nhận định.
Theo nhà nghiên cứu Bilham, rất có thể các trận động đất mạnh sẽ xảy ra ở khu vực gần đường xích đạo, gây thiệt hại và ảnh hưởng tới khoảng 1 tỷ người sinh sống trong các vùng khí hậu nhiệt đới trên Trái đất.
Theo Danviet
Lại xảy ra động đất mạnh, Mexico tạm dừng công tác cứu hộ Tối 23/9 theo giờ Việt Nam, một trận động đất mạnh 6,2 độ làm rung chuyển miền Nam Mexico và đây là trận động đất thứ ba xảy ra tại nước này chỉ trong vòng nửa tháng qua. Công tác cứu hộ khẩn trương tại Mexico (Ảnh: AP) Theo thông báo của Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS), trận động đất...