Động đất lớn, 130 người mắc kẹt trên ngọn núi cao nhất Đông Nam Á
Hơn 130 người leo núi đã bị mắc kẹt trên một trong những ngọn núi cao nhất ở Đông Nam Á sau trận động đất làm rung chuyển bang Sabah của Malaysia trên đảo Borneo sáng nay.
Người dân địa phương chạy thoát thân khi xảy ra động đất. Báo chí cho biết đã có một số người bị thương và có thể 1 hoặc 2 người đã thiệt mạng, song chưa có khẳng định chính thức về việc này.
Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ cho biết, trận động đất mạnh 6 độ Richter, tâm chấn cách thủ phủ Kotare Kina của bang Saba chừng 54km.
Các nhà leo núi trong và ngoài nước đã đổ tới Sabah để leo núi Kinabalu cao 4.095m. Ít nhất 137 người bị mắc kẹt ở đây – cơ quan cứu hộ và phòng cháy bang cho biết. Đến chiều cùng ngày 52 người leo núi đã leo xuống an toàn.
Video đang HOT
Những người mắc kẹt đến từ 16 quốc gia, trong đó có 117 người Malaysia, 38 người Singapore, 5 người Mỹ, 4 người Hà Lan, 3 người Anh, Pháp và Australia mỗi nước 2 người. Ngoài ra còn du khách từ Bỉ, Thái Lan, Philippines, Kazakhstan, Ấn Độ, New Zealand, Hàn Quốc, Đan Mạch và Trung Quốc.
Một trận lở đất nhỏ đã xảy ra cắt đứt con đường thông thường dẫn lên núi khiến các tay leo núi không thể xuống được và đang phải chờ cứu hộ.
Các bức ảnh cho thấy, 2 đỉnh Tai Lừa nổi tiếng trên núi Kinabalu đã bị phá hủy nặng nề trong trận động đất.
Theo Lao động
"1.000 người châu Âu mất tích tại Nepal do động đất"
Giới chức châu Âu đang nỗ lực tìm kiếm khoảng 1.000 công dân khối này hiện bị mất tích tại Nepal sau trận động đất kinh hoàng hôm 25/4, trong bối cảnh các con số thống kê mới nhất cho thấy hơn 6.200 người đã chết trong thảm họa này.
(Ảnh: Getty)
Theo một quan chức châu Âu, hầu hết những người mất tích được tin là đang leo núi trên đỉnh Everest hoặc tại các khu vực Langtang hẻo lánh. Nhiều người được hi vọng vẫn sống sót, nhưng bị cô lập do động đất.
Đại sứ EU tại Nepal Rensje Teerink cho hay giới chức hiện không biết nơi ở của khoảng 1.000 công dân EU.
"Họ đang mất tích nhưng chúng tôi không tình trạng của họ", bà Teerink phát biểu trước báo giới tại thủ đô Kathmandu của Nepal.
Một quan chức EU khác giấu tên nói hầu hết những người mất tích nhiều khả năng sẽ được tìm thấy an toàn.
Nhiều người leo núi nước ngoài không thông báo cho đại sứ quán của họ ở Nepal, khiến việc tìm kiếm họ trở nên khó khăn.
Trận động đất hôm 25/4 xảy ra đúng vào mùa cao điểm neo lúi tại một đất nước vốn đã trở nên quen thuộc du khách nước ngoài muốn chinh phục đỉnh Everest. Cho tới nay, 12 công dân châu Âu đã thiệt mạng do trận động đất. Một số người trong đó chết vì các trận lở tuyết gây ra do động đất.
Theo BBC, số phận của hàng nghìn người Nepal tại các cộng đồng hẻo lánh hiện cũng chưa rõ. Giới chức Nepal đã kêu gọi sự trợ giúp và viện trợ nhân đạo nhiều hơn từ cộng đồng quốc tế.
Tính tới ngày 1/5, trận động đất mạnh 7,8 độ richter đã cướp đi sinh mạng của hơn 6.200 người tại Nepal. Gần 14.000 người cũng bị thương trong thảm họa. Đây là trận động đất lớn nhất tại Nepal kể từ năm 1934.
An Bình
Theo Dantri/BBC
Nepal tuyên bố 3 ngày quốc tang, hơn 5.000 người đã thiệt mạng Chính phủ Nepal ngày 28/4 đã tuyên bố 3 ngày quốc tang để tưởng nhớ các nạn nhân vụ động đất kinh hoàng ngày 25/4, trong khi số lượng người thiệt mạng được xác định đã vượt 5.000 người, và hơn 10.000 người khác bị thương. Số người chết và bị thương vì động đất tại Nepal tiếp tục tăng (Ảnh: AP) Theo...