Động đất khiến Nepal thiệt hại hàng tỉ USD
Nếu số người chết do thảm họa động đất là 1.000 người, thiệt hại kinh tế đối với Nepal sẽ là 1 tỉ USD, tương đương 9% GDP; nếu con số này tăng lên 10.000 người, kinh tế Nepal sẽ mất 10 tỉ USD, một nửa GDP của quốc gia Nam Á này.
Nepal có thể thiệt hại hàng tỉ USD vì động đất – Ảnh: Reuters
Đó là ước tính của Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) dựa trên số thương vong trong trận động đất kinh hoàng xảy ra ngày 25.4.
Trong Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới (WEO) năm 2015, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nepal sẽ đạt khoảng 21 tỉ USD.
CNBC ngày 27.4 dẫn phân tích của công ty tư vấn IHS (trụ sở tại Colorado, Mỹ) cho hay chi phí tái thiết sau trận động đất có thể sẽ vượt mức 5 tỉ USD, tương đương 20% GDP của Nepal.
Tính đến chiều 27.4, số người thiệt mạng trong trận động đất ở Nepal đã lên đến 3.726 người, Reuters dẫn lời một quan chức Bộ Nội vụ nước này cho hay.
Video đang HOT
Nepal là một nước nghèo, với thu nhập GDP bình quân đầu người chỉ đạt 1.000 USD. Hơn 70% dân số sống nhờ nông nghiệp. Ngành du lịch với dịch vụ leo núi Everest đóng góp lớn vào nền kinh tế, khi mỗi người nước ngoài đến đây leo núi phải đóng gần 100.000 USD cho công ty dịch vụ. Một số là lệ phí nộp cho chính quyền, số khác là chi phí cho dịch vụ lưu trú khách sạn… Ngành này tạo việc làm cho 138.000 người Nepal. Trung bình 1 du khách leo núi tạo ra việc làm cho 6 người dân Nepal.
Đó là chưa kể mỗi năm có khoảng 800.000 du khách nước ngoài thăm chùa chiền ở Nepal (số liệu 2013).
Trước những khó khăn của Nepal trong việc khắc phục hậu quả động đất, cộng đồng quốc tế đã nhanh chóng chung tay góp sức vào chiến dịch cứu trợ. Mỹ loan báo viện trợ đợt đầu một triệu USD và gửi một đội cứu hộ sang Nepal; Ấn Độ gửi một số máy bay quân sự, lực lượng cứu hộ và trang thiết bị y tế; Na Uy viện trợ 3,5 triệu euro. Ngoài ra, Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore cũng đều thông báo gửi các đội cứu hộ.
Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Phát triển châu Á cũng thông báo sẽ phối hợp để giúp Nepal đánh giá thiệt hại của thảm họa nhằm đề xuất biện pháp hỗ trợ thích hợp.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Cứu hộ Nepal đối mặt muôn vàn thách thức
72 giờ đầu tiên sau thảm họa động đất Nepal, công tác ứng phó chủ yếu do người dân địa phương thực hiện. Họ sẻ chia từ ngôi nhà tạm, chút đồ ăn đến những vật dụng còn sót lại để giúp nhau đứng vững, vượt qua cơn khủng hoảng.
Các nhân viên cứu hộ thuộc Lực lượng Ứng phó Thảm họa Quốc gia Ấn Độ hôm qua tìm kiếm người sống sót trong một ngôi nhà ở thủ đô Kathmandu, Nepal. Ảnh:AP
Tuy nhiên, trận động đất mạnh, tại một quốc gia có mật độ dân cư lớn, cơ sở hạ tầng tồi tàn và chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng trước thảm họa như Nepal, khiến nhiều chuyên gia dự đoán số người thiệt mạng còn có thể tiếp tục gia tăng.
Theo CNN, dù phải đối mặt với các tình huống đe dọa đến tính mạng cũng như trải qua những giờ phút căng thẳng, nỗ lực ứng cứu và khắc phục hậu quả tại Nepal vẫn không ngừng nghỉ. Các nhân viên cứu hộ chính là những anh hùng thầm lặng.
Những đội tìm kiếm dù chưa được huấn luyện vẫn hình thành một cách tự phát nhằm giải cứu sớm nhất có thể các nạn nhân còn mắc kẹt trong đống đổ nát.
Tại các bệnh viện, tình trạng quá tải và trang thiết bị thiếu thốn đặc biệt trầm trọng. Những vật dụng thiết yếu như nước cất, băng gạc để sát trùng, nẹp cố định xương, thuốc giảm đau... đều không đủ đáp ứng. Điều này khiến các nhân viên y tế ở đây phải rất đau đầu trong việc phân bổ thời gian và nguồn lực để đảm bảo ai cũng được điều trị hợp lý.
Ngoài ra, các nhân viên cứu hộ còn gặp trở ngại lớn khi cơ sở hạ tầng tại Nepal quá yếu kém. Nhiều quốc gia đang gửi hàng hóa viện trợ tới Nepal nhưng các tuyến phân phối lại tắc nghẽn bởi những đống đổ nát chất cao sau cơn địa chấn. Nepal dường như không có đủ nhân lực và vật lực để nhanh chóng khai thông các tuyến đường này.
Điều kiện thời tiết xấu với mưa lớn và chớp giật càng khiến tốc độ cứu trợ bị chậm lại. Chính quyền vẫn chưa cho phép phân phối hàng hóa tiếp tế. Những hạn chế này đang làm cho công việc của những người ứng phó với thảm họa thêm phần vất vả.
Mức độ nguy hiểm của nhiệm vụ đối với các nhân viên cứu trợ cũng không hề nhỏ. Đa phần họ đều chưa qua đào tạo nhưng lại phải xâm nhập vào những tòa nhà thiếu chắc chắn, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.
Những cơn dư chấn có khả năng còn tiếp diễn, sạt lở đất hay lở tuyết cũng là các yếu tố đe dọa tính mạng của đội ứng phó.
Bệnh dịch và khả năng bị nhiễm trùng là những nguy cơ cần tính đến bởi các nhân viên y tế phải điều trị cho bệnh nhân mà không có đồ bảo vệ hay nước sạch.
Cây bút Usha Periyanayagam từ CNN cho rằng sự căng thẳng của công việc cứu trợ là không thể diễn tả thành lời. Các nhân viên tìm kiếm, cứu nạn luôn ý thức được rằng chỉ cần họ dừng lại để ngủ hay ăn trong một tích tắc cũng sẽ dẫn tới hệ quả là nhiều người khác bị mất đi mạng sống.
Cảm giác tội lỗi và thất vọng luôn giày vò họ mỗi khi phải đưa ra những quyết định sống còn hay khi không thể cứu được người.
Tâm lý căng thẳng càng còn trở nên khủng khiếp hơn đối với những nhân viên cứu trợ nước ngoài bởi áp lực từ việc phải làm nhiệm vụ tại một vùng đất xa lạ.
Vũ Hoàng
Theo CNN
Động đất ở Nepal: Một quản lý của Google thiệt mạng trên núi Everest Một quản lý của hãng Google, ông Dan Fredinburg được cho đã thiệt mạng sau trận lở tuyết trên núi Everest sau trận động đất kinh hoàng ở Nepal ngày 25.4. Google thông báo còn 3 nhân viên khác cũng đi cùng Fredinburg nhưng những người này đã an toàn và sẽ sớm được đưa về nhà. Số người chết vì động đất...