Đông đảo du khách mua sắm và ăn uống tại chợ quê ở Bến Tre
Đông đảo người dân địa phương và du khách đến tham quan, mua sắm và vui chơi tại góc chợ quê Châu Thành tại hội chợ triển lãm công nghiệp – thương mại và ẩm thực Bến Tre năm 2024 , đây là hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Văn hóa – Du lịch huyện Châu Thành lần thứ 2, năm 2024.
Tối 6-6, tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre đã diễn ra lễ khai mạc Tuần lễ Văn hóa – Du lịch huyện Châu Thành lần 2, năm 2024 với chủ đề “Châu Thành – Điểm hội tụ du lịch xanh” với mong muốn phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Dự kiến hoạt động lần này sẽ thu hút khoảng 20.000 đến 25.000 lượt khách.
Tối 6-6, tại khu nghỉ dưỡng Forever Green Resort (xã Phú Túc) huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre đã diễn ra lễ khai mạc Tuần lễ Văn hóa – Du lịch huyện Châu Thành lần 2, năm 2024.
Đêm khai mạc được tổ chức ở khu nghỉ dưỡng Forever Green Resort (xã Phú Túc). Tại đây, người dân và du khách được tham quan và mua sắm trong hội chợ triển lãm công nghiệp – thương mại và ẩm thực Bến Tre năm 2024 với nhiều hàng hóa, sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bến Tre. Ngoài ra còn có phiên chợ quê Châu Thành cũng thu nhiều du khách ghé qua.
Một số sản phẩm đạt chứng nhận OCOP của huyện Thạnh Phú được trưng bày và giới thiệu cho khách tham quan tại hội chợ.
Du khách ghé thăm góc chợ quê Châu Thành.
Không gian chợ quê Châu Thành có sự tham gia của hơn 20 gian hàng được trang trí đậm chất miệt vườn với những gian hàng lợp lá dừa, mái tranh và bày bán các sản vật địa phương vùng Tây Nam bộ như các loại trái cây, các loại bánh dân gian như bánh xèo, bánh ít, bánh bò, các loại chè,…
Anh Khải Trần (chủ gian hàng bánh xèo miền Tây) chia sẻ: “Từ sáng sớm đến giờ gian hàng đã đón được rất nhiều lượt khách ghé ăn. Trong khoảng từ 17 giờ đến 19 giờ, gần 300 cái bánh đã được đỗ, gian hàng vẫn tiếp tục chuẩn bị bột, nguyên liệu để phục vụ cho thực khách đến hết ngày 11-6″.
Gian hàng bán chè bưởi với giá 20.000 đồng 1 ly.
Gian hàng bán các loại bánh dân gian truyền thống miền Tây Nam bộ.
Chị Nguyễn Thị Kim Duyên đang mời du khách dùng thử món bánh tai yến do chính tay chị chiên.
Video đang HOT
Đêm hội lô tô diễn ra tại hội chợ cũng thu hút nhiều khách vui chơi.
Tuần lễ Văn hóa – Du lịch Châu Thành lần thứ 2 là dịp để du khách khám phá nét đẹp văn hóa, con người và sản vật của Bến Tre. Đồng thời, đây cũng là hoạt động góp phần quảng bá du lịch địa phương, thu hút du khách đến với Châu Thành nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung.
Phát biểu khai mạc tuần lễ, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành Phạm Văn Sang, Trưởng ban Tổ chức cho biết, Tuần lễ Văn hóa – Du lịch huyện Châu Thành lần 2 năm 2024 là sự kiện quan trọng, là cơ hội gặp gỡ, giao lưu giới thiệu các điểm đến và các sản phẩm du lịch đến các đơn vị lữ hành và du khách.
“Đến với du lịch Châu Thành, quý khách sẽ xuôi miền sông nước hữu tình để thưởng ngoạn, trải nghiệm những điều bình dị, chân phương bằng tàu quanh các cồn, bãi; trải nghiệm các vườn cây ăn trái đặc sản, tham gia các trò vui chơi, giải trí đậm chất miền sông nước… tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa, các cơ sở tôn giáo với kiến trúc nghệ thuật độc đáo và ẩm thực xứ dừa. Tạo mối liên kết phát triển du lịch bền vững giữa huyện Châu Thành với các huyện, thành phố trong tỉnh và các tỉnh, thành trong nước”, ông Sang, phát biểu.
Tuần lễ Văn hóa – Du lịch huyện Châu Thành lần thứ 2 – năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 6-6 đến 11- 6.
Tham gia với vai trò đại sứ tại sự kiện, Hoa hậu Môi trường thế giới Nguyễn Thanh Hà chia sẻ: “Những hoạt động diễn ra xuyên suốt trong tuần lễ Văn hóa – Ẩm thực Châu Thành lần thứ 2, năm 2024 sẽ là những trải nghiệm thú vị và ghi dấu trong lòng du khách. Hy vọng mỗi người tham gia sẽ có những kỷ niệm đẹp và sẽ trở thành một đại sứ du lịch để có thể giới thiệu Bến Tre với những bạn bè của mình”. Không chỉ vậy cô cũng hy vọng những ai đã đến với vùng đất này cũng dành sự trân trọng đối với con người và nhất là thiên nhiên để vùng đất xứ dừa mãi trù phú và xinh đẹp.
Hoa hậu Môi trường thế giới Nguyễn Thanh Hà.
Ngồi 'tuk tuk phiên bản Việt', dạo chơi vùng đất thanh bình ven sông Mekong
Dạo chơi tại xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú (Bến Tre) du khách được ngồi xe tuk tuk qua 'hàng cây Sáu Đấu', thăm nhà cổ hơn 100 tuổi, tự tay làm bánh dừa Giồng Luông...
Xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú (Bến Tre) là một địa điểm được nhiều du khách yêu thích trong hành trình khám phá tour sông Mê Kông. Sau thời gian lênh đênh sông nước, thông thường du khách sẽ có 2-3 giờ trải nghiệm không gian đậm chất miền Tây tại Đại Điền.
Du khách thong dong ngồi trên chiếc xe lam (khách thường gọi là tuk tuk phiên bản Việt Nam) nhiều màu sắc, tận hưởng làn gió mát lành khi xe chạy xuyên qua những hàng cây to, vươn thẳng lên bầu trời xanh. Hơn 1000 cây dầu trên đoạn đường dài gần 2km này do nguyên Bí thư xã Phú Khánh vận động người dân trồng và chăm sóc suốt nửa thế kỷ qua.
Người dân xã Phú Khánh luôn xem hàng cây này như là biểu tượng của địa phương, và gọi thân thương là "hàng cây Sáu Đấu", theo tên của vị nguyên bí thư.
Một điểm đến ấn tượng trong hành trình là Nhà cổ Huỳnh Phủ, công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng từ năm 1890. Nhà nằm trên khu đất rộng 500m2 giữa vườn cây trái sum suê.
Chủ căn nhà là ông Huỳnh Ngọc Khiêm hay còn gọi là Hương Liêm, nổi tiếng giàu có trong vùng khi đó. Tới nay, ngôi nhà do con cháu đời thứ 6 của ông Hương Liêm gìn giữ. Tham quan ngôi nhà cổ, du khách sẽ không khỏi bất ngờ trước con mắt thẩm mỹ và sự chỉn chu trong xây dựng của gia chủ.
Những năm qua, xã Đại Điền phát triển hiệu quả du lịch tham quan sinh thái, nông nghiệp kết hợp du lịch tham quan di tích, văn hóa. Cách nhà cổ không xa là Đình Đại Điền.
Đình Đại Điền gắn liền với quần thể di tích Quốc gia Nhà cổ Huỳnh Phủ và khu mộ. Đình cũng do ông Huỳnh Ngọc Khiêm - chủ nhân của nhà cổ góp công lớn xây dựng. Nơi đây được coi là chốn linh thiêng của bà con trong vùng.
Xã Đại Điền từng là nơi diễn ra lễ xuất quân của Tiểu đoàn Anh hùng 307 vang lừng "đánh đâu được đấy, oai hùng biết mấy". Hiện nay, tại trung tâm xã Đại Điền, có bia lưu niệm về ngày lễ xuất quân của Tiểu đoàn 307. Căn cứ Giồng Luông và Nơi xuất quân Tiểu đoàn 307 đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2018. Đây là nơi để giáo dục thế hệ tương lai đất nước về truyền thống lịch sử hào hùng.
"Tôi được tìm hiểu và biết thêm về những giá trị lịch sử, văn hóa từ những công trình, kiến trúc thông qua các điểm đến trên suốt hành trình tham quan xã Đại Điền. Đây là một trải nghiệm du lịch rất thú vị", chị Hà Hương (du khách TP.HCM) chia sẻ.
Điểm đến thú vị khác trong hành trình là xưởng sản xuất bánh dừa Giồng Luông, nơi du khách được tìm hiểu về nguyên liệu và quy trình làm bánh. Chuẩn bị từng khâu tỉ mỉ nhưng công đoạn khó nhất và tạo sự hoàn hảo cho chiếc bánh chính là khâu quấn nòng sao cho đều đặn từng vân lá. Đôi tay khéo léo, thoăn thoắt của các bà, các chị khiến du khách không khỏi thích thú.
Bánh dừa Giồng Luông nổi tiếng hơn trăm năm qua bởi sắc vàng óng ánh, lớp vỏ xoắn ốc, thếp vòng, hương vị ngọt béo, dẻo thơm của nếp. Hộ gia đình bà Đoàn Thị Bé đã phát triển thành sản phẩm OCOP 3 sao để góp phần giữ gìn nghề truyền thống tại địa phương.
Thời gian qua, với sự phát triển của mô hình Du lịch tham quan sinh thái, nông nghiệp kết hợp du lịch tham quan di tích, văn hóa đã giúp bộ mặt của xã Đại Điền dần thay da đổi thịt. Bà con vùng đất ven sông Mê Kông cũng từ đó mà khấm khá hơn, ổn định hơn, thêm động lực để giữ gìn và giới thiệu những nét độc đáo, đặc trưng của quê hương.
Bến Tre thu hút nhiều khách tham quan, tắm biển dịp 30-4 và 1-5 Dịp lễ 30-4 và 1-5 năm nay tỉnh Bến Tre đón hơn 107.000 lượt khách du lịch; tổng thu từ khách du lịch đạt trên 117 tỉ đồng. Dù thời tiết nắng nóng, oi bức nhưng biển Thạnh Phú mùa này trong xanh thu hút khách du lịch tham quan, tắm biển. Ngày 2-5, Sở VHTT&DL tỉnh Bến Tre cho biết, trong 5...