Đống Đa Hà Nội: Chợ tạm Phương Mai đến bao giờ hết nhếch nhác?
Nhiều năm qua, tại khu vực sân chơi chung giữa hai dãy nhà tập thể E3 và E10 phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội bỗng dưng biến thành điểm họp chợ. Mặc dù, người dân sống xung quanh đã nhiều lần phản ánh, kiến nghị lên các cơ chức năng giải tỏa chợ tạm này. Tuy nhiên, đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết chợ tạm vẫn hoạt động gây ô nhiễm và bức xúc trong dân.
Chợ tạm Phương Mai đến bao giờ hết nhếch nhác?
Có mặt tại đây sáng ngày 31/7/2018, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường ghi nhận thực tế khu vực sân chơi chung giữa hai dãy nhà tập thể E3 và E10 phường Phương Mai gần như bị các quầy bán hàng chiếm dụng hoàn toàn, các quầy bán hàng thì bày bán đủ các chủng loại hàng hóa từ quần áo, thịt, cá cho tới các loại rau, củ, quả…
Chợ tạm này càng gần về trưa, dường như lại càng đông đúc, khu vực lòng đường men theo 2 nhà tập thể E3 và E10 vốn đã chật hẹp, thế nhưng vẫn bị các sạp hàng hóa, thực phẩm chiếm dụng, khiến lối đi càng trở nên chật chội, bí bách hơn. Cùng với đó, do khu chợ thông với ngõ số 4 và ngõ số 6 phố Phương Mai, cũng như nằm gần trường Tiểu học Phương Mai nên vào các giờ cao điểm buổi sáng, tại đây thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, gây mất an toàn giao thông cho các phương tiện qua đây.
Bà Trần Thị Phương Uyên – Phường Phương Mai, quận Đống Đa bức xúc cho biết: Khu tập thể E3 và E10 được đầu tư xây dựng cách đây trên 40 năm. Để góp phần tạo điều kiện cho người già có nơi tập thể dục, trẻ nhỏ có nơi vui chơi, sinh hoạt, giữa các dãy nhà đều được thiết kế một sân chung. Tuy nhiên, có thể thấy là nhiều năm nay khu vực sân chơi công cộng giữa nhà E3 và E10 đã bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích.
Sân chơi có diện tích rộng hàng 100 m2 tại đây, bị người người, nhà nhà chen nhau kê bàn ghế, bày hàng hóa, tạp phẩm để bán hàng.
Hàng ngày bất kể thứ bảy hay chủ nhật, ngay từ sáng sớm cho đến tối mịt, trên sân chơi có diện tích rộng hàng 100 m2 này, người người, nhà nhà chen nhau kê bàn ghế, bày hàng hóa, tạp phẩm để bán hàng. Cứ khoảng tầm 4 giờ đến 5 giờ sáng, là hàng trăm hộ dân sinh sống xung quanh bị đánh thức bởi ánh đèn điện sáng rực, tiếng động cơ xe máy, lời qua tiếng lại giữa người mua, kẻ bán, tiếng xoong nồi bát đĩa loảng xoảng…
Video đang HOT
Ngoài ra, khi chợ tạm lại hội họp thì đồng nghĩa với việc hàng chục bếp than tổ ong của các hàng ăn xả khói hết công suất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho khu vực, đồng thời làm gia tăng nguy cơ gây hỏa hoạn, cháy nổ bất cứ lúc nào. Không dừng lại ở đó, quanh chợ tạm nói trên, có vô số hàng rong chen chúc nhau tại các ngõ lân cận khiến việc đi lại của người dân rất khó khăn.
Cuối phiên chợ, mặt đường ngõ số 4, số 6 phố Phương Mai; đường đi sát nhà E3, E 10; mặt sân chơi ngập ngụa trong rác và nước thải bốc mùi xú uế nồng nặc, đặc biệt là vào những ngày thời tiết nóng nực. Còn vào những ngày mưa, rác thải theo dòng nước chảy tràn xuống miệng cống thoát nước gây úng ngập cho khu dân cư.
Cùng với rác thải thì hàng chục bếp than tổ ong của các hàng ăn xả khói hết công suất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho khu vực tại chợ tạm Phương Mai
Qua tìm hiểu, được biết chợ tam xen giữa hai nhà E3 và E 10 không chỉ phục vụ cho nhu cầu của người dân trong khu vực mà còn cung cấp thực phẩm cho các bệnh nhân và người nhà của họ từ Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện Da Liễu, Bệnh viện Lão Khoa sang. Mặt khác, do là chợ tạm nên mạnh ai nấy ngồi, các quầy hàng bán thực phẩm sống, thực phẩm chín, hàng ăn, hàng giải khát xen kẽ nhau nên nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm rất cao.
Ông Dương Minh Tuấn – Một người dân khác sinh sống tại phường Phương Mai cho biết: Để hạn chế mùi hôi tanh từ thực phẩm, mùi xú uế bốc lên từ rác thải, mùi khói độc hại từ hàng chục lò than tổ ong, cũng như ô nhiễm tiếng ồn từ chợ tạm này, hầu hết các hộ dân phải đóng cửa kín mít cả ngày lấn đêm. Một số gia đình do không chịu được môi trường ngột ngạt, ô nhiễm nghiêm trọng đã phải bán nhà chuyển đến nơi khác sinh sống.
Bức xúc trước tình trạng ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị của chợ tạm tại đây, nên đã nhiều lần người dân trong khu vực phản ánh, kiến nghị trong các cuộc họp, tiếp xúc cử chi, cũng như có đơn thư yêu cầu các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương quyết liệt vào cuộc giải tỏa chợ tạm để lấy lại sân chơi chung cho nhân dân. Tuy vậy, không hiểu vì lý do gì, nguyện vọng chính đáng này vẫn chưa được giải quyết.
Lối đi hai dãy nhà E3 và E10 vốn đã chất chội lại càng trở lên bi bách do các quán bán hàng ngang nhiên lấn chiếm
Qua đây, có thể thấy sự tồn tại của chợ tạm tại sân chơi chung giữa nhà E3 và E10 Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội không chỉ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến an toàn giao thông tại khu vực, đi ngược lại với chủ trương giải tỏa triệt để các chợ tạm, chợ cóc của UBND thành phố Hà Nôi.
Do đó, để trả lại môi trường sống trong lành cho người dân nơi đây, đề nghị UBND quận Đống Đa; UBND phường Phương Mai, cùng với các cơ quan chức năng địa phương liên quan cần nhanh chóng vào cuộc có biện pháp giải quyết, xử lý dứt điểm, triệt để tình trạng ngang nhiên họp chợ tạm tại đây.
Huy An
Theo baotainguyenmoitruong
Toàn bộ HS, SV TP Cần Thơ nghỉ học tránh bão Tembin
Trao đổi với PV, bà Trần Hồng Thắm - Giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ, cho biết: Học sinh, sinh viên trên địa bàn TP Cần Thơ nghỉ học tránh bão bắt đầu từ 11 giờ 30 phút ngày 25/12 đến hết ngày 26/12/ 2017.
ảnh minh họa
Chiều tối 24/12, Sở GD&ĐT đã có công văn hỏa tốc nhằm chủ động ứng phó với Bão Tembin (bão số 16) gửi các phòng GD&ĐT; các đơn vị trực thuộc Sở; Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - GDTX quận, huyện; Các trường ĐH, CĐ, TCCN trên địa bàn TP Cần Thơ.
Để ứng phó với cơn bão số 16, Sở GD&ĐT đề nghị các đơn vị khẩn trương tập trung thực hiện:
Thường xuyên theo dõi trên các phương tiện thông tin truyền thông về diễn biến của cơ bão số 16 để chủ động phối hợp với chính quyền, các cơ quan chức năng địa phương lên phương án phòng chống bão và ứng phó kịp thời với các tình huống thiên tai xảy ra, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, sinh viên, giáo viên, nhân viên.
Có biện pháp kịp thời tuyên truyền cho công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên các biện pháp phòng tránh bão an toàn. Phối hợp chính quyền địa phương, đoàn thanh niên, ban đại diện cha mẹ học sinh... để tổ chức quản lý việc đi lại của học sinh, sinh viên, hướng dẫn học sinh, sinh viên bảo quản sách vở, tài liệu và dụng cụ học tập trước, trong và sau khi bão đổ bộ vào đất liền.
Thực hiện các phương án đảm bảo tài sản, cơ sở vật chất các công trình trường học, lớp học, kho lưu trữ, các trang thiết bị, đồ dùng dạy học, hồ sơ, sổ sách của đơn vị; tổ chức kiểm tra hệ thống chống sét, hệ thống điện, hệ thống phòng cháy và chữa cháy, các phương tiện phục vụ thông tin liên lạc; tổ chức chằng, chống gia cố các công trình có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi giông, lốc, sét, lũ, triều cường... tổ chức chặt, tỉa cành cây cao, có nguy cơ gãy, đổ trong khu vực trường học, nhà tập thể, lưới điện...
Tổ chức lãnh đạo, nhân viên cơ quan trực ban 24/24 giờ kể từ 6 giờ 30 phút, ngày 25/12 để kịp thời nắm bắt thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn thành phố và địa phương, qua đó có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống bất ngờ, đột xuất do ảnh hưởng của bão.
Tích cực phối hợp với địa phương trong việc sử dụng cơ sở trường học để người dân dùng tránh, trú bão khi được yêu cầu.
Dừng ngay các cuộc họp không cấp thiết để tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả khi có thiệt hại do mưa, bão, lũ, triều cường... xảy ra.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thông báo đầy đủ lịch nghỉ học tránh bão đến học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh. Thời gian nghỉ bắt đầu từ 11 giờ 30 phút ngày 25/12 đến hết ngày 26/12/2017.
Tổng hợp thiệt hại và các phương án xử lý (nếu có), báo cáo công tác triển khai thực hiện phòng chống và ứng phó bão về Sở GD&ĐT, qua Văn phòng Sở. Trong trường hợp khẩn cấp phải thực hiện báo cáo nhanh, đề nghị các đơn vị liên hệ với các thành viên phụ trách địa bàn để có biện pháp xử lý kịp thời.
Theo Giaoducthoidai.vn
Cải tạo chung cư cũ tại Hải Phòng: Hàng nghìn hộ dân có nguy cơ mất trắng quyền lợi Trong khi hàng triệu cán bộ, công nhân viên chức (CBCNVC) cả nước được sở hữu căn nhà tập thể được phân phối những năm 60, 70, 80 của thế kỷ trước theo Nghị định 61 của Chính phủ, hàng ngàn CBCNVC ở Hải Phòng mất trắng quyền lợi khi căn hộ của họ bị thu hồi để xây dựng cải tạo lại....