Đóng cửa phòng dịch, các nước trên thế giới cho học sinh đi học lại thế nào?
Sau thời gian dài đóng cửa trường học để phòng chống Covid-19, các nước trên thế giới đã lần lượt mở cửa đón học sinh trở lại dù tình hình dịch vẫn chưa thuyên giảm.
Đẩy mạnh tiêm vắc xin, cho học sinh đi học lại
Tuần trước, Ả Rập Xê Út đã phê chuẩn vắc xin Pfizer cho trẻ em từ 11-15 tuổi nhằm sớm đưa các em quay lại trường học.
Hơn một năm qua, những học sinh nước này phải ở nhà và chuyển sang học trực tuyến vì dịch Covid-19. Việc phải ở nhà thời gian dài, nhiều chuyên gia cho biết đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất, đặc biệt là trẻ em ở những nơi có điều kiện sống thấp, không được tiếp cận với các thiết bị học tập trực tuyến và cả những trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển quan trọng.
Các nước trên thế giới dần dần mở cửa lại trường học – SHUTTERSTOCK
Chính phủ Ả Rập Xê Út đã chi hơn khoảng 2,7 triệu USD để nâng cấp cơ sở vật chất nhằm đáp ứng tiêu chuẩn phòng dịch. Bộ Y tế chịu trách nhiệm đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên đạt 97% nhằm mục đích mở cửa lại trường học.
Còn Bộ Giáo dục nước này nhấn mạnh học sinh độ tuổi 11-15 tuổi chỉ được phép đến lớp khi tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19.
Trong khi đó, sau 1,5 năm gián đoạn do đại dịch, nhiều trường học ở Anh đã sôi động trở lại.
Sự xuất hiện của biến thể Delta và Delta plus với tốc độ lây lan nhanh chóng làm các cơ quan chức năng nước này lo ngại. Tuy nhiên, chính phủ Anh vẫn quyết tâm đưa trẻ em trở lại trường học sau 18 tháng học trực tuyến.
Trong khi hầu hết các quốc gia châu Âu đều áp dụng biện pháp phòng dịch đối với trường học, Anh đã bỏ lệnh giãn cách xã hội và đeo khẩu trang khi ra đường. Thay vào đó, học sinh sẽ được kiểm tra thường xuyên khi đến trường.
Các nước khác như Ý, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp vẫn duy trì giãn cách xã hội và đeo khẩu trang đối với học sinh. Ý cũng yêu cầu giáo viên xuất trình giấy chứng nhận tiêm phòng hoặc kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 khi đến trường.
Trong khi đó, các quốc gia ở bán đảo Balkan thuộc nhóm nghèo nhất châu Âu, tỷ lệ tiêm chủng thấp và dịch bệnh bùng phát mạnh đã khiến việc đưa trẻ trở lại lớp học gặp nhiều khó khăn hơn.
Nhiều nước châu Á cũng dần dần cho học sinh đi học lại
Còn tại châu Á, nhiều nước đã bắt đầu mở cửa lại trường học sau thời gian dài đóng im ỉm trước các đợt bùng phát dịch Covid-19.
Hàn Quốc có kế hoạch mở cửa trường học trên toàn quốc từ ngày 22.11 tới đây. Được biết, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin trong độ tuổi trưởng thành ở Hàn Quốc là 90%, trong khi trẻ em từ 12-17 tuổi chỉ đạt 0,6%.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Nội vụ và An toàn Jeon Hae-cheol tỏ ra lo ngại khi số ca nhiễm ở trẻ vị thành niên tăng cao, chiếm số ca nhiễm của cả nước. Ông cho biết chính phủ sẽ tăng cường xét nghiệm PCR, đồng thời huy động thêm nhân viên phòng chống dịch trong các trường học ở Seoul và các khu vực lân cận trước kế hoạch mở cửa toàn bộ trường học trên cả nước.
Tương tự, Trung Quốc cũng bằng nhiều nỗ lực đã đưa hơn 200 triệu học sinh, sinh viên trở lại trường học.
Nước này áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch tương tự các nước châu Âu nhưng có phần khắt khe hơn. Học sinh, giáo viên, nhân viên nằm trong khu vực hoặc từng đến những nơi có nguy cơ cao thì bắt buộc phải xuất trình kết quả xét nghiệm trước ngày khai giảng. Nhân viên y tế túc trực kiểm tra giấy tờ và đo thân nhiệt tại các cổng ra vào trường học.
Giáo viên, học sinh phải giữ khoảng cách an toàn trong lớp, các lối đi được phân luồng nhằm tránh tình trạng tập trung đông đúc. Học sinh cũng được khuyến cáo hạn chế trò chuyện trong giờ giải lao hoặc khi đi trên các phương tiện công cộng. Việc đo thân nhiệt được thực hiện ít nhất 3 lần/ngày.
Chính phủ nước này cũng đầu tư mạnh tay cho việc trang bị khẩu trang, găng tay, nhiệt kế hồng ngoại tại các trường học.
Trước đó, các nước chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 như Mỹ, Pháp… cũng đã lần lượt mở cửa trường học từ hồi tháng 8… và để đảm bảo an toàn cho học sinh các nước cũng phân vùng dịch theo màu đỏ, cam, vàng, xanh để tuỳ tình hình từng địa phương lên phương án cụ thể. Còn tại Mỹ các nhà chức trách vẫn khuyến khích học sinh mang khẩu trang, giữ gìn vệ sinh để phòng bệnh khi tỷ lệ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 ở trẻ em của nước này chưa cao.
Theo UNESCO, đại dịch Covid-19 bùng phát khiến hàng trăm nước phải đóng cửa trường học, trong đó có 18 quốc gia đã đóng cửa trường học hoàn toàn với 117 triệu học sinh, 5 quốc gia khác đóng cửa trường học 18 tháng nay với 77 triệu học sinh bị ảnh hưởng. Số quốc gia có trường học mở cửa lại một phần đã giảm từ 52 xuống 41 so với cùng kỳ năm trước. Nhiều nước khác từng phải đóng cửa toàn bộ trường học và chuyển qua dạy trực tuyến, phát tài liệu và qua truyền hình.
Trường học ở Mỹ làm gì khi trẻ đi học trở lại trong đại dịch?
Theo TS Nguyễn Thị Kiều Vân, học sinh từ 12 tuổi trở lên thuộc đối tượng nên tiêm vaccine tại Mỹ. Giáo viên, nhân viên làm việc tại trường được khuyến khích tiêm vaccine đầy đủ.
"Ưu tiên lớn nhất của ngành giáo dục Mỹ trong năm học này là đưa học sinh trở lại trường một cách an toàn", TS Nguyễn Thị Kiều Vân, người phân tích chương trình (Program Analyst) cho khối Mầm non và Tiểu học (PreK-5) của học khu thành phố San Jose, bang California (Mỹ), cho biết tại buổi chuyên đề "Thực hành phòng dịch bệnh khi học sinh trở lại trường: Kinh nghiệm cụ thể từ Mỹ" do Teach For Viet Nam tổ chức.
Là mẹ của hai con nhỏ (5 tuổi và 9 tuổi), TS Kiều Vân đứng trước nhiều băn khoăn khi trường học của con thông báo đón học sinh trở lại vào đầu năm (hồi tháng 9). Quyết định cho con trở lại trường, người mẹ chấp nhận nguy cơ con mình có thể bị lây nhiễm bất cứ lúc nào và phải sống chung với dịch.
"Không còn cách nào khác, mình không thể đợi đến lúc con được tiêm vaccine mới trở lại trường. Từ đầu học kỳ đến nay, mình chưa thấy nhà trường thông báo trường hợp học sinh hay giáo viên nào mắc Covid-19", TS Kiều Vân cho biết.
Trẻ em từ 12 tuổi trở lên ở Mỹ được tiêm vaccine Covid-19. Ảnh: AP.
Tiêm vaccine và đeo khẩu trang mọi lúc, mọi nơi
TS Kiều Vân cho hay ở Mỹ, giáo viên và nhân viên được khuyến khích tiêm vaccine đầy đủ trừ những người có vấn đề về sức khỏe hoặc tôn giáo. Đầu năm học, nhà trường đã yêu cầu giáo viên, nhân viên đăng tải thẻ tiêm vaccine lên hệ thống cơ quan.
Những ai không tiêm vì vấn đề sức khỏe hoặc tôn giáo cũng phải khai báo, giải thích rõ. Những người này sẽ tham gia chương trình kiểm tra Covid-19 hàng tuần.
"Học khu San Jose - nơi mình làm việc - có hơn 2.700 giáo viên, ghi nhận hơn 90% giáo viên đã tiêm vaccine. 300 giáo viên chưa tiêm phải buộc tham gia việc test Covid-19 hàng tuần", TS Nguyễn Thị Kiều Vân nói.
Ở Mỹ, học sinh từ 12 tuổi trở lên thuộc đối tượng nên tiêm vaccine. Đối với trẻ dưới 12 tuổi, khả năng lây nhiễm cũng như tỷ lệ biến chứng rất thấp. Các em chưa được khuyến khích tiêm vaccine do chưa có nghiên cứu đầy đủ về biến chứng khi tiêm.
Nữ tiến sĩ đánh giá việc tiêm vaccine chỉ là một trong những biện pháp phòng chống Covid-19 hiệu quả nhất. Dù vậy, chúng ta cần phải kết hợp với những biện pháp phòng tránh, không thể phụ thuộc hoàn toàn vào việc đã tiêm vaccine.
Ngoài vaccine, một trong những biện pháp thực hành phòng dịch ở trường học đầu tiên mà TS Nguyễn Thị Kiều Vân đề cập là đeo khẩu trang. Tất cả giáo viên, học sinh, nhân viên trường học có mặt trong khuôn viên trường, kể cả phụ huynh, nhân viên giao hàng đều bắt buộc phải đeo khẩu trang. Trẻ dưới 2 tuổi hoặc trẻ khuyết tật không thể mang khẩu trang hoặc không mang đúng cách là ngoại lệ.
Loại khẩu trang vải có 2 lớp trở lên, tự chế theo các thông số kỹ thuật của CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ), hay khẩu trang phẫu thuật có dây buộc qua tai và qua đầu, khẩu trang dùng một lần là loại cho phép sử dụng.
Các loại khẩu trang bằng nhựa trong suốt không được khuyến khích nhưng có một số môn học đặc biệt như giờ học ngữ âm, tập đọc, giáo viên và học sinh cần nhìn thấy khẩu hình của nhau hoặc học sinh khuyết tật, được cho phép dùng loại khẩu trang này. Khi kết thúc những giờ học đó, giáo viên, học sinh phải thay loại khẩu trang được cho phép.
Những loại khẩu trang không được cho phép là những loại có van thở khiến hơi thở, nước bọt thoát ra theo các van này, mặt nạ phòng độc N95, khăn vải che nửa mặt.
TS Vân giải thích mặt nạ phòng độc N95 là loại khẩu trang phòng Covid-19 rất tốt nhưng Mỹ không khuyến cáo dùng trong trường học vì chính phủ ưu tiên dùng cho nhân viên y tế hoặc người làm việc chuyên môn đặc biệt.
"Giáo viên và học sinh có thể cân nhắc dùng thêm kính chống giọt bắn nhưng điều đó không có nghĩ là mọi người được bỏ khẩu trang. Theo quan sát của tôi ở các trường học, không có ai cùng lúc đeo cả khẩu trang và kính chống giọt bắn. Khẩu trang nên dùng là loại khẩu trang có thể che được phần mũi (gồm cả 2 bên cánh mũi), miệng, cằm, không tạo nếp gấp hở để không khí, nước bọt thoát ra", nữ tiến sĩ thông tin.
Học sinh trong các trường học ở Mỹ được quy định đeo khẩu trang bắt buộc, kể cả trong giờ học thể dục. Ảnh: Getty Images.
Vậy lúc nào học sinh được phép không đeo khẩu trang? Học thể dục, học sinh có buộc phải đeo khẩu trang không? TS Nguyễn Thị Kiều Vân cho biết các học khu ở Mỹ quy định khi ăn uống, ngủ trưa có giám sát của giáo viên, những giờ chơi nhạc cụ ngoài trời đảm bảo khoảng cách 6 feet (gần 2 m), học sinh có thể bỏ khẩu trang.
Tuy nhiên, giờ học thể dục, dù trong nhà hay ngoài trời, học sinh không được phép bỏ khẩu trang. Trong thời gian dịch, giáo viên thể dục cần có những bài tập hợp lý cho học sinh.
Trước câu hỏi đặt ra là làm sao để học sinh đeo khẩu trang đúng và đủ, nữ tiến sĩ ĐH Missouri thông tin trong những buổi họp phụ huynh đầu năm, giáo viên luôn yêu cầu phụ huynh chuẩn bị thêm khẩu trang trong balo đề phòng cái con đang dùng bị bẩn, ướt. Các lớp học cũng cũng trang bị thêm khẩu trang tại chỗ.
Vấn đề là trong quá trình học, vui chơi, học sinh có thể làm khẩu trang tuột xuống dưới mũi, không còn cách nào, giáo viên phải thường xuyên quan sát, nhắc nhở các con. Sử dụng hình, biển báo ở nơi dễ nhìn như cửa lớp, nhà vệ sinh để học sinh dễ quan sát cũng là một cách giúp nâng cao nhận thức của các em.
"Kinh nghiệm của tôi là giáo viên có thể tổ chức phổ biến cho học sinh về việc đeo khẩu trang như thế nào. Đôi khi, các em chính là người nhắc phụ huynh nên mua loại nào cho đúng chuẩn. Chúng ta có thể yên tâm, đến những học sinh nhỏ (4 tuổi) ở Mỹ cũng có thể chấp hành rất tốt", chị Vân chia sẻ.
Cả lớp không buộc phải nghỉ ngay khi phát hiện học sinh mắc Covid-19
TS Vân chia sẻ các trường học của Mỹ, khoảng cách an toàn giữa 2 người trong không gian ngoài trời là 6 feet (gần 2 m), còn trong lớp học khoảng cách này là từ 3 đến 5 feet (từ 1 m đến 1,5 m).
Các trường ở Mỹ sử dụng tối đa không gian ngoài trời cho các lớp học và giờ ăn. Trong giờ ăn, quy định đối với trẻ mầm non tới lớp 2, khoảng cách an toàn là 1,5 m, từ lớp 3 đến lớp 9 là gần 2 m. Với học sinh lớp 7 tới lớp 12, khoảng cách an toàn là 1 m đối với những em đã tiêm chủng và gần 2 m đối với những em chưa tiêm chủng.
TS Kiều Vân cho rằng các biện pháp phòng dịch như thông điệp 5K cũng quan trọng không kém vaccine khi học sinh trở lại trường. Ảnh minh họa: Xuân Lan/UNICEF Việt Nam.
Quá trình đưa đón học sinh là khâu cần được chú trọng để không xảy ra tình trạng ùn ứ, tập trung.
Các trường học ở Mỹ có rất nhiều cửa ra vào trường, giờ đưa đón, phụ huynh đến từ nhiều hướng khác nhau trong khi các trường ở Việt Nam chỉ có 1, 2 lối đi chính. Do đó, các trường có thể bố trí thời gian đưa đón lệch nhau để giảm thiểu lượng học sinh, phụ huynh ồ ạt tuôn ra ngoài cổng trường.
Ở Mỹ, các trường đều có lắp đặt hệ thống các vòi nước uống nhưng trong thời điểm dịch bệnh, học sinh được khuyến khích mang theo bình nước cá nhân.
Mọi người được yêu cầu phải rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi đi về từ nơi công cộng, chạm vào bề mặt, tài liệu, đồ chơi chung... Trong trường hợp không có vòi nước và xà phòng thì học sinh có thể dùng nước rửa tay khô với ít nhất 60% cồn.
Trong thời gian này, bất cứ ai, trước khi đến trường đều phải tự theo dõi các dấu hiệu có khả mắc Covid-19 và làm phiếu sàng lọc. Nếu có con nhỏ, phụ huynh phải giúp con hoàn thành phiếu tự sàng lọc trước khi đến trường.
Mỗi trường học đều có phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trường hợp nghi mắc Covid-19. Giáo viên được tập huấn xử lý tình huống phát hiện người mắc bệnh trong trường học.
"Khi phát hiện học sinh có những biểu hiện mắc Covid-19, giáo viên báo cho nhân viên y tế những thông tin tên học sinh, địa điểm kèm một ít biểu hiện. Nhân viên y tế sẽ kiểm tra nhiệt độ, hỏi thăm những biểu hiện, triệu chứng, đã tiếp xúc, đi tới đâu. Trong lúc nhân viên y tế thăm hỏi, nhà trường sẽ gọi phụ huynh, yêu cầu đón con trong 2 tiếng. Trong trường hợp phụ huynh chưa đến ngay, các em sẽ ở lại phòng này, thay khẩu trang vải bằng khẩu trang y tế, dùng nhà vệ sinh được thiết kế riêng biệt", nữ tiến sĩ kể lại.
Trường hợp học sinh được phát hiện mắc Covid-19 sau khi đã về nhà, học sinh trong lớp không cần phải nghỉ học ngay lập tức. Nếu không em nào có biểu hiện mắc Covid-19, lớp học vẫn diễn ra bình thường. Giáo viên, gia đình tiếp tục quan sát những biểu hiện của con. Học sinh trong lớp sẽ được kiểm tra Covid-19 trong 3-5 ngày sau khi được thông báo có học sinh trong lớp dương tính.
TS Nguyễn Thị Kiều Vân hoàn thành chương trình thạc sĩ ngành Quản lý học và dạy bậc phổ thông tại ĐH Missouri (Mỹ). Sau đó, bà tiếp tục học và nhận bằng tiến sĩ tại trường này với ngành Lãnh đạo và Phân tích Chính sách Giáo dục bậc Mẫu giáo và Phổ thông.
Trong quá trình hoàn thành chương trình tiến sĩ và sau khi tốt nghiệp, bà làm việc ở nhiều vị trí khác nhau cho nhiều dự án của Mizzou Academy - trường Phổ thông trực tuyến thuộc ĐH Missouri và trường Phổ thông liên cấp tư thục thuộc ĐH Chicago.
Hiện tại, bà là người phân tích chương trình (Program Analyst) cho khối Mầm non và Tiểu học (PreK-5) của học khu thành phố San Jose bang California.
Malaysia nới lỏng quy định giãn cách xã hội đối với người hoàn thành tiêm chủng Kể từ ngày 21/8, Malaysia bắt đầu nới lỏng một số quy định giãn cách xã hội đối với những người đã hoàn thành tiêm chủng trong bối cảnh hơn 50% số người trưởng thành của quốc gia Đông Nam Á này đã hoàn thành tiêm chủng. Người dân chờ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN Theo phóng...